Trang chủ Tin tức Vai trò sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp trong quá...

Vai trò sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và đại dịch Covid -19

“Trí tuệ” là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học, thương mại và nghệ thuật.
Trên thế giới, khái niệm sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng ở Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân. Ở các nước phát triển, luật sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm (ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877,…). Cùng với những bước tiến của xã hội loài người, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang lại những giá trị lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Do đó ngày nay tất cả quốc gia trên thế giới đều có luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích là để:



1.Đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và quyền về tài sản của những người sáng tạo và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó.



2.Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và khuyến khích kinh doanh lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội.



Ở Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006 và đến nay nhiều lần sửa đổi bổ sung. Nói chung, Luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chủ thể sáng tạo bằng cách trao cho họ quyền để kiểm soát việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Dĩ nhiên, quyền này không tự nhiên phát sinh mà do pháp luật quy định dựa trên những điều kiện nhất định về tiêu chuẩn, thủ tục, thời gian,… và đi kèm với nó là những chế tài bảo hộ chống lại sự xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh của người khác.



Sở hữu trí tuệ theo truyền thống được phân chia thành hai nhánh: “sở hữu công nghiệp” và “bản quyền tác giả”. Có thể hiểu một cách ngắn gọn và cơ bản sự khác nhau của hai loại quyền sở hữu trí tuệ: đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và đối tượng của quyền tác giả. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, thì các đối tượng mới như tên thương mại, mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng và vật nuôi cũng được pháp luật bảo hộ như các tài sản trí tuệ. Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, luật pháp có những công cụ pháp lý khác nhau giúp cho các chủ thể bảo vệ tài sản của mình.



Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường.



Tại sao những quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan lại bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)? Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2018 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng “với các mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn”.



Chẳng hạn như tính riêng ở Hoa Kỳ thì các nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua đã ước tính rằng hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào việc bảo vệ các loại sở hữu trí tuệ so với dưới 10% trước đây 50 năm. Trong nhiều loại sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là hoạt động sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.



Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản quyền và bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá. Nếu giả sử nhãn hiệu cũng bị hết hạn thì khách hàng cũng bị thiệt hại chẳng kém gì người sở hữu nhãn hiệu. Chúng ta thử tưởng tượng sẽ hỗn loạn như thế nào khi các công ty vô danh lại bán sản phẩm của mình với nhãn hiệu của công ty khác. Và chúng ta hãy thử xem xét trường hợp chất lượng đáng ngờ của tân dược giả và những điều tệ hại, thậm chí là tử vong, có thể xảy ra khi người sử dụng không hề nghi ngờ gì về chất lượng của thuốc.



Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Bảo hộ, khai thác tài sản trí tuệ là một quá trình không thể thiếu được trên nền kinh tế đổi mới sáng tạo hiện nay. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy các hoạt động đầu tư, sáng tạo, đóng góp vai trò to lớn trong sự phát triển nền văn minh xã hội loài người như: Phát triển khoa học công nghệ; Phát triển kinh doanh, xuất nhập khẩu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, Điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu và bao bì thích ứng với thị trường mới, doanh nghiệp nhận li-xăng, Tránh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sao chép, giả mạo của người khác…



Trong giới hạn bài viết này chúng tôi xin được đi sâu phân tích sở hữu trí tuệ về giá trị thương hiệu quốc gia và thương hiệu doanh nghiệp.



Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận. Thương hiệu cũng có thể là tập hợp các khía cạnh thuộc về cách mà khách hàng nhìn nhận về một công ty, một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Các khía này sẽ bao gồm: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality)Thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).



Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng thương hiệu quốc gia 29 % so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó giá trị của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021). Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, đặc biệt trong phòng chống đại dịch Covid-19. Gía trị thương hiệu Việt Nam tăng cao năm 2020 khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.



Từ khi Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/ 2003/ QĐ-TTg ngày 25/11/2003, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình. Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng đều qua các giai đoạn. Từ chỗ chỉ có 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020 Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận, trong đó đã có nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.



Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021 với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới ”, do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 19/4/2021 Đây là sự kiện quan trọng trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đi vào hiệu lực – là tiền đề thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng; với kỳ vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động nắm bắt cơ hội và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm, quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ, tận dụng đòn bẩy thương hiệu quốc gia để gây dựng thương hiệu.



Các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tiên phong, đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động. Những thành tựu mà các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được thể hiện giá trị nhân văn, văn hóa doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh của hình ảnh quốc gia Việt. Những sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, làm thế nào để doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế mà giá trị thương hiệu quốc gia nói chung và chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam mang lại luôn bài toán đặc ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và đại dịch Covid-19.


 
TS Phạm S chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu tại Diễn đàn thương hiệu quốc gia năm 2021


Lâm Đồng là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiều loại cây trồng được xem là sản phẩm đặc trưng của vùng đất cao nguyên như rau, hoa, chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả và bò sữa… Để nâng cao giá trị thương phẩm cũng như khẳng định thương hiệu của những loại cầy trồng mang tính chủ lực của tỉnh, Lâm Đồng đã từng bước chú trọng đến công tác xây dựng, quản lý và phát triển các nhãn hiệu chứng nhận mang lợi thế cạnh tranh của địa phương. Cho đến nay, Lâm Đồng đã xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với 23 sản phẩm đặc thù. Hoạt động hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp trong thời gian qua được thực hiện thường xuyên và liên tục; đến nay toàn tỉnh có tổng 1.500 đơn đăng ký nhãn hiệu, được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền; 51 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; từ đó phát triển để gia tăng giá trị cho các sản phẩm này. Nhiều nhãn hiệu được nhiều người biết đến và trở thành thương hiệu như rau, hoa Đà Lạt, chuối Laba, cà phê Arabica và đặc biệt tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư xây dựng và phát triển nhãn hiệu Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành với giá trị đầu tư lớn nhất các thương sản ở Việt Nam, đã phát huy hiệu quả đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 
Các đại biểu tham dự Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng


Tuy nhiên, một trong thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng là nhiều nông sản tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, song doanh nghiệp Lâm Đồng cũng như doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư thảo đáng nguồn lực để xây dựng và phát triển thương hiệu ra thị trường quốc tế, do đó dường như ít có thương hiệu nào được đề cập tới thị trường quốc tế. Hàng nông sản Lâm Đồng được đưa đi xuất khẩu ra nhiều quốc gia, trong đó có các mặt hàng được xếp vào top đầu thế giới như: café, chè, điều, tơ tằm, hoa, rau và trái cây…nhưng việc đầu tư xây dựng chiến lược cho các nông sản chưa được quan tâm xứng tầm, ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, các nhà nhập khẩu mang về gia công dán thương hiệu của họ, rồi xuất khẩu các nước thứ ba có khi còn xuất ngược lại Việt Nam, nhiều mặt hàng chủ lực mất thương hiệu, chưa kể tới việc nhiều nông sản Lâm Đồng xuất khẩu nhưng với cái tên thương hiệu nước ngoài ( tơ tằm, chè, cà phê…).



Trước bối cảnh mới hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt các hiệp định tự do thế hệ mới; các doanh nghiệp cần quan tâm Hiệp định Liên minh kinh tế Á Âu: 180 triệu dân, cộng đồng kính tế ASEAN: 640 triệu dân, Hiệp định CPTPP: 320 triệu dân, Hiệp định EVFTA: 500 triệu dân và RCEP 2,2 tỷ dân; để từ đó đầu tư đổi mới công nghệ; chú trọng đầu tư và quản lý sở hữu trí tuệ; tích cực thực hiện chuyển đổi số ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; chủ động phòng ngừa trước đại dịch toàn cầu Covid-19; tăng cường thương mại điện tử và xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một Chính phủ kiến tạo, những chính sách về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam; để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế!

Nguồn: http://dalat-info.vn/vn/thang-5-2021/-vai-tro-so-huu-tri-tue-doi-voi-doanh-nghiep-trong-qua-trinh-hoi-nhap-quoc-te-va-dai-dich-covid-19-44282.phtml 

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm...

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ...

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng...

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ...

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”