Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể...

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...
Mô hình UAV tích hợp cánh tay robot của nhóm EmNetLab.
Mô hình UAV tích hợp cánh tay robot của nhóm EmNetLab.

Cánh tay robot biết bay

Chủ nhân của thiết bị UAV – Robot là đội EmNetLab gồm 5 sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Trường Điện – Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội: Chu Tuấn Đức – K63, Đội trưởng; Lê Minh Đức – K64, vừa bảo vệ tốt nghiệp; Trần Văn Lộc – K65; Phạm Biên Thùy – K65; Lê Thị Trang – K66.

Nhóm đề xuất mô hình vận hành sáng tạo sử dụng công nghệ song sinh số (digital twin), xây dựng cánh tay robot trên UAV để thực hiện các nhiệm vụ công nghiệp tại những vị trí mà con người gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Sinh viên Trần Văn Lộc chia sẻ, sản phẩm UAV – Robot hướng tới phục vụ các nhu cầu khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió, dàn khoan dầu khí ngoài khơi…

Cánh tay robot bay của chúng em sẽ bay vòng quanh tòa nhà, thấy vết nứt hoặc nguy cơ nứt/gãy sẽ tự động phun sơn đánh dấu để đội bảo trì có thể sửa chữa chính xác, không cần qua quá trình khảo sát truyền thống.

Ngoài ra, điều khiển robot UAV linh hoạt sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả trong công tác quân sự, cứu hộ có nhu cầu bố trí robot do thám, cứu nạn tại các khu vực hiểm trở hoặc nguy hiểm như chiến trường, vùng thiên tai.

Sản phẩm còn có thể giúp tăng thêm chức năng và tính linh hoạt cho các ứng dụng UAV tại các công ty công nghệ, trung tâm nghiên cứu phát triển các ứng dụng dân sự, thương mại của UAV như vận chuyển hàng hóa, khảo sát địa hình, giao hàng, khai thác nông nghiệp.

Nghiên cứu này của nhóm 5 sinh viên được thực hiện trong khuôn khổ và là một phần kết quả của dự án “Hệ thống IoT hỗn hợp hỗ trợ kiểm soát rủi ro công nghiệp” do TS Phạm Văn Tiến, Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì.

Theo Đội trưởng đội EmNetLab Chu Tuấn Đức, nghiên cứu xây dựng cánh tay robot trên UAV (Unmanned Aerial Vehicle) là sự kết hợp đầy tiềm năng giữa hai công nghệ đột phá, tạo ra khả năng tương tác và thực hiện nhiều nhiệm vụ mới trên không gian. Với việc tích hợp cánh tay robot, UAV trở thành một nền tảng đa chức năng có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Các chủ nhân của thiết bị UAV - Robot.

Các chủ nhân của thiết bị UAV – Robot.

Điều khiển máy bay trong môi trường ảo

Trưởng nhóm Chu Tuấn Đức cho biết, cánh tay robot tùy thuộc vào thiết kế, cho phép thực hiện các tác vụ như vận chuyển hàng hóa, giao hàng tự động, kiểm tra, bảo trì cơ sở hạ tầng, đo lường, giám sát môi trường và nhiều ứng dụng khác.

Sự linh hoạt của cánh tay robot trên UAV mở ra một thế giới mới của khả năng và tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp, logistics. Vấn đề đặt ra là làm sao người vận hành có thể điều khiển chính xác cả UAV lẫn cánh tay robot khi mà UAV bay ra ngoài phạm vi tầm nhìn của họ.

Nhằm giải quyết vấn đề này, công nghệ thực tại hỗn hợp (Mixed Reality – MR) đã được áp dụng để điều khiển UAV một cách hiệu quả hơn. Công nghệ MR cho phép người điều khiển tham gia vào một môi trường ảo, hoàn toàn đắm mình vào thế giới của UAV và từ đó điều khiển chiếc máy bay không người lái đó.

Trong không gian ảo này, người điều khiển có thể nhìn thế giới xung quanh từ góc nhìn của UAV, mang đến một trải nghiệm chân thực và chính xác hơn so với việc sử dụng giao diện điều khiển truyền thống.

Công nghệ mô phỏng và không gian ảo để tái tạo các thực thể vật lý (UAV, cánh tay robot, môi trường xung quanh) thành mô hình song sinh số, cho phép điều khiển robot trong không gian ảo. Điều này giúp người vận hành quan sát và điều khiển một cách trực quan thông qua giao diện đồ họa 3D, nâng cao hiệu quả so với điều khiển thông thường.

Thuật toán điều khiển dựa trên mô hình vật lý, các giải thuật AI giúp điều khiển chính xác chuyển động của UAV và cánh tay robot bay bậc tự do trong không gian. Điều này vượt trội so với các nghiên cứu trước chỉ dừng lại ở mô phỏng hay thực nghiệm với 1 – 2 bậc tự do.

Hệ thống kết nối hai chiều giữa thế giới thực và ảo dựa trên công nghệ IoT. Dữ liệu cảm biến được phản ánh liên tục vào môi trường mô phỏng, đồng thời các lệnh điều khiển từ không gian ảo được chuyển đổi, áp dụng cho UAV và robot thực. Đây là một đột phá về công nghệ điều khiển robot bay, mở ra nhiều cơ hội ứng dụng trong công nghiệp, dân sự cũng như quân sự.

Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội kỳ vọng sẽ nâng cấp sản phẩm nghiên cứu của mình đạt đến độ tự động hóa hoàn toàn. Thay vì một con to như hiện tại, nhóm sẽ nghiên cứu phân chia thành những con nhỏ, quay chụp chính xác ở một vùng diện tích nhỏ của tòa nhà khi truy xét các vết nứt.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”