Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp Startup giải pháp nhận lương linh hoạt Việt Nam được rót hơn...

Startup giải pháp nhận lương linh hoạt Việt Nam được rót hơn 17 triệu USD

Nguồn vốn đầu tư mới này giúp startup tiến gần hơn tới tầm nhìn thúc đẩy tài chính toàn diện; giúp cải tiến, nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới mang lại tác động tích cực cho cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, nâng cao an toàn tài chính và an sinh...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 24/7/2023, startup cung cấp giải pháp nhận lương linh hoạt tại Việt Nam- GIMO công bố vừa chính thức hoàn tất vòng gọi vốn Series A, với tổng số vốn huy động lên tới 17,1 triệu USD.

Vòng gọi vốn lần này bao gồm vốn cổ phần và vốn vay được hoàn thành chỉ sau 5 tháng kể từ khi startup GIMO công bố nhận 5,1 triệu USD vào tháng 2/2023 vừa qua. Thương vụ được dẫn dắt bởi Quỹ đầu tư mạo hiểm TNB Aura với sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của startup này như Integra Partners, Resolution Ventures, Blauwpark Partners, ThinkZone Ventures và Y Combinator- bệ phóng khởi nghiệp của Thung lũng Silicon.  Bên cạnh đó, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của các nhà đầu tư mới như Genting Ventures, TKG Taekwang, George Kent và AlteriQ Global.

Khoản đầu tư của Vòng Series A sẽ giúp startup thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mở rộng quy mô thị trường. Cụ thể, khoản đầu tư được sử dụng để tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, qua đó ra mắt nhiều sản phẩm hướng và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, góp phần nâng cao an toàn tài chính và an sinh.

Đội ngũ startup GIMO
Đội ngũ startup GIMO

Số vốn đầu tư này sẽ giúp startup gia tăng giá trị cho người lao động. Với cam kết luôn mang lại giá trị tích cực cho những người lao động phổ thông, GIMO sẽ liên tục đổi mới và cải tiến để tối ưu trải nghiệm người dùng, đồng thời triển khai thêm hoạt động xã hội cũng như mở rộng mạng lưới tiếp cận tới nhiều người lao động phổ thông hơn nữa.

Nguồn vốn này cũng được GIMO sử dụng để đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác từ đó khởi động các chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ người lao động yếu thế.

Theo ông Nguyễn Anh Quân, Tổng Giám đốc kiêm Đồng sáng lập GIMO, vòng gọi vốn lần này thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với GIMO. Nguồn vốn đầu tư này sẽ giúp startup tiến gần hơn tới tầm nhìn thúc đẩy tài chính toàn diện; giúp cải tiến sản phẩm và mang lại tác động tích cực cho cộng đồng yếu thế về tài chính tại Việt Nam.

Còn ông Charles Wong, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Quỹ TNB Aura nhấn mạnh muốn hợp tác chặt chẽ với GIMO để góp phần tháo gỡ rào cản tiếp cận tài chính cho hàng triệu người lao động phổ thông tại Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay, việc giúp hàng triệu lao động phổ thông Việt Nam tiếp cận các giải pháp tài chính số của GIMO là rất quan trọng.

GIMO cung cấp giải pháp nhận lương linh hoạt, giúp lao động phổ thông chủ động nhận trước một phần tiền lương tích lũy trong tháng mà không cần đợi đến ngày trả lương cố định. Startup hướng tới mục tiêu xã hội, cung cấp giải pháp nhận lương linh hoạt tại Việt Nam. Chỉ với một ứng dụng di động, ứng dụng giúp người lao động tiếp cận với chương trình phúc lợi tài chính toàn diện, qua đó giúp họ tăng cường sức khỏe tài chính.

Startup này hiện đang cung cấp giải pháp nhận lương linh hoạt cho gần nửa triệu người lao động từ các  công ty đa quốc gia có quy mô trung bình lớn tại Việt Nam. Bất chấp các khó khăn của nền kinh tế trong năm 2023, GIMO vẫn ghi nhận mức tăng trưởng đạt 15% và hướng tới mục tiêu phục vụ 2,5 triệu người lao động vào năm 2025.

Giám đốc điều hành của AlteriQ Global, ông Zhi Yong Heng nhận định, Việt Nam là thị trường thích hợp để ứng dụng giải pháp nhận lương linh hoạt, mang đến tài chính toàn diện và ổn định cho người lao động phổ thông. Quyết định hợp tác tài trợ vốn với GIMO là thương vụ đầu tiên của AlteriQ tại Việt Nam.

Theo báo cáo của KPMG năm 2022, người dùng thường nhận lương sớm từ hai đến ba lần mỗi tháng- tần suất tương tự hình thức trả lương hàng tuần hoặc hai tuần một lần, nhằm chi trả cho những khoản phí khác nhau. Giải pháp nhận lương linh hoạt không chỉ giúp họ trang trải những chi phí phát sinh mà còn cả những chi phí sinh hoạt hàng ngày, qua đó giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong cuộc sống.

Mô hình chi lương linh hoạt là một xu hướng hiện đại, nhân văn, giúp gắn kết người lao động với doanh nghiệp. Hiện nay, trên toàn cầu đã có hơn 20 nước triển khai mô hình này.

Tại Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người làm công ăn lương. Một thị trường rộng lớn, tiềm năng để các startup cùng tham gia giải quyết. Hiện ở Việt Nam đã ghi nhận một số startup tham gia cung cấp giải pháp.

Theo VN Economy

CÁC TIN KHÁC

Chân dung tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới năm 2023: Bắt đầu khởi nghiệp trong một nhà để xe

Ngay từ khi mới 17 tuổi, Austin Russell đã thành lập Luminar Technologies, công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Orlando, Florida chuyên sản xuất các cảm biến laser giúp các xe tự lái phát hiện vật thể ở gần…

AI đang trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong huy động vốn khởi nghiệp như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI) luôn sẵn sàng trợ giúp, cung cấp cho các công ty khởi nghiệp một bộ công cụ tiên tiến để đưa ra quyết định sáng suốt và tạo ra các bài thuyết trình thuyết phục…

Khởi nghiệp sáng tạo: Công nghệ thay thế chất thải nhựa

Mặc dù nhựa sinh học đang là giải pháp thay thế hữu hiệu cho nhựa truyền thống, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa giải quyết triệt để được các vấn đề từ chất thải nhựa…

Sắp diễn ra triển lãm đa ngành Hàn Việt, cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Sinh viên

Mega Us Expo là triển lãm đa ngành, nơi các doanh nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác, đề cao tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Hình thành trung tâm khởi nghiệp ở miền Trung

Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng được đánh giá lạc quan nhưng quy mô còn nhỏ

‘Màng bọc thực phẩm ăn được’ chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên

Dự án “màng bọc thực phẩm ăn được” của Đại học Bách khoa TP.HCM giành chiến thắng trong vòng chung kết Bach khoa Innovation 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Công nghệ giúp Trung Quốc đứng đầu về đường sắt cao tốc

Các kỹ sư Trung Quốc đang sử dụng robot xây dựng trang bị trí thông minh nhân tạo để phát triển đường sắt với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Sử dụng vi khuẩn trong tái chế nhựa

Các chương trình tái chế nhựa có ý nghĩa tốt, nhưng sự thật đáng thất vọng là phần lớn bị đốt hoặc kết thúc ở bãi rác.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhiều ưu thế vượt trội của hệ thống vận tải hành khách công cộng

'Hệ thống vận tải hành khách công cộng' là sáng chế độc quyền của ông Nguyễn Văn Kình, (TP Thủ Đức, TPHCM).

YouTube thử nghiệm AI tóm tắt nội dung video

YouTube đã thử nghiệm một tính năng mới có thể giúp người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định sẽ theo dõi video nào trên nền tảng.

Tuyên bố tạo ra chất siêu dẫn của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc thu hút sự chú ý toàn cầu

Tuyên bố của một nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về bước đột phá của một chất siêu dẫn tiềm năng ở nhiệt độ phòng, áp suất xung quanh đang gây tranh cãi về việc khám phá của họ có thật hay không trong bối cảnh toàn cầu đang quan tâm.

Các phi hành gia trên trạm vũ trụ có thể chứng kiến ​​Mặt trời mọc và lặn bao nhiêu lần mỗi ngày?

Các phi hành gia trên trạm vũ trụ có những trải nghiệm cuộc sống khác với những người trên Trái đất. Và những gì...