Trang chủ Tin tức Việt Nam Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP...

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh – phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

 

 

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23/02/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn, thay cho dinh cũ, được dựng bằng gỗ vào năm 1863 (cả dinh cũ và dinh mới đều ở khu vực di tích hiện nay). Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo. Kiến trúc này được xây cất trên một diện tích rộng 12ha, bao gồm một dinh thự lớn, với mặt tiền rộng 80m, bên trong có phòng khách chứa được 800 người và một khuôn viên rộng, với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh được đưa từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp – Phổ (1870) nên việc xây dựng công trình này phải kéo dài đến 1873.

Sau khi khánh thành, dinh này được đặt tên là Dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là Đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ năm 1871 đến năm 1887, dinh này được dành cho Thống đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên được gọi là Dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc, nên được gọi là Dinh Toàn quyền (nơi ở và làm việc của các Thống đốc được chuyển sang một dinh thự gần đó).

 

Phòng Lễ hội của Dinh Thống đốc Nam Kỳ năm 1867. 

 

Hình ảnh cấu trúc cũ của dinh trên báo Le Monde của Pháp số ra ngày 23 tháng 2 năm 1884.

Toàn cảnh dinh Norodom nhìn từ trên cao, xung quanh là những khoảng đất rộng rãi.

 

Phòng Khánh tiết của dinh năm 1927.

 

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9/1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ, dinh này lại trở thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam. Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Đất nước ta bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, còn ở miền Nam chính quyền tay sai lập nên cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” (sau thành Việt Nam cộng hòa). Ngày 7/9/1954, dinh được bàn giao giữa đại diện Pháp – tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện quốc gia Việt Nam – Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống chính quyền tay sai và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo cái nhìn phong thủy, dinh này được đặt ở vị trí đầu rồng, nên còn được gọi là Phủ Đầu rồng.

Lễ bàn giao Dinh Norodom giữa Tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương, Đại tướng Paul Ely và đại diện chính quyền Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ngày 8/9/1954.

 

Ngày 27/2/1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam cộng hòa (Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc) lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã. Dinh Độc Lập mới (di tích hiện còn) được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là trụ sở của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát (ngày 2/11/1963). Sau đó, ngày 31/10/1966, Nguyễn Văn Thiệu đã đứng ra làm chủ lễ khánh thành dinh… Cũng từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành trụ sở của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu sống, làm việc ở dinh này từ tháng 10/1967 đến ngày 21/4/1975.

 

Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cắt băng khánh thành Dinh Độc Lập ngày 31/10/1966. 

Ngày 8/4/1975, chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom vào dinh, nhưng gây hư hại không đáng kể. Đúng 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân Giải phóng, thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc Lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính, tiến thẳng vào dinh. 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận – Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên nóc dinh. Cũng chính vào giờ phút đó, Tổng thống cuối cùng của chính quyền Việt Nam cộng hòa là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của quân và dân Việt Nam.

 

Đây là công trình kiến trúc hiện đại lớn nhất của Việt Nam thời bấy giờ tính cả ở hai miền Nam – Bắc. Trong đồ án thiết kế của mình, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp khéo léo giữa phong cách kiến trúc hiện đại phương tây với những giá trị truyền thống Á Đông, tinh thần dân tộc. Cũng như Dinh Norodom trước đó, công trình là nơi ở và làm việc của gia đình tổng thống, cũng là cơ quan ngoại giao cấp cao của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.

 

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.

 

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m.

Về mặt kiến trúc, công trình là một tác phẩm xuất sắc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Đặc biệt, mặt tiền dinh được tranh trí bằng những lam bê tông hình đốt trúc mang âm hưởng dân tộc và tạo nên nét riêng biệt, độc đáo của công trình; vừa là yếu tố thẩm mỹ, vừa có tác dụng lọc sáng, đón gió và che chắn kín đáo.
 

Những bức phù điêu dưới ô cửa mang phong cách trang trí Á Đông
 

Dinh Độc Lập cao 26m, có diện tích xây dựng 4500m2; diện tích sử dụng khoảng 20.000m2, gồm tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng với khoảng 100 phòng được trang trí nội thất khác nhau. Công trình có các phân khu: Khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu ở của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp, nhân viên) và hệ thống hầm trú ẩn cùng các phòng thông tin, tác chiến trong trường hợp xảy ra chiến sự liên quan trực tiếp tới dinh. Hệ thống hầm này có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng. Nguyên vật liệu chính để xây dựng công trình gồm 12.000m3 bê tông, 200m3 gỗ quý, 2.000m2 kính cho hệ thống cửa, 4.000 ngọn đèn các loại… Công trình cũng ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, công nghệ mới, hiện đại thời bấy giờ như thang máy, kính cường lực khổ lớn, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc… 

 

Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Phòng Khánh tiết

Phòng đại yến với gam màu nâu vàng chủ đạo, tạo cảm giác sang trọng và ấm cúng.

Phòng họp nội các

Phòng tiếp khách nước ngoài của tổng thống Việt Nam Cộng Hoà
 

Phòng tiếp khách trong nước của tổng thống Việt Nam Cộng Hoà
 

Phòng tiếp khách của Phó tổng thống Việt Nam Cộng Hoà
 

Phòng trình quốc thư được trang trí đẹp mắt. Đây là phòng để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp đại sứ các nước đến trình ủy nhiệm thư. Nội thất do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện theo phong cách Nhật Bản. Điểm nhấn là bức tranh sơn mài với tên gọi “Bình Ngô đại cáo” được ghép thành từ 40 mảng tranh, miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.

Phòng làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà
 

Phòng làm việc của Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà
 

Phòng của Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ

 

Thư viện kết hợp phòng đọc sách

Phòng giải trí
 

Các phòng chức năng công cộng đều có hệ thống hành lang lớn ở hai phía
 

Một góc nghỉ ở hành lang trên lầu

Khu hầm bí mật của Tổng thống VNCH dài 72,5m, rộng từ 0,8 đến 22,5m. Các phòng trong hầm được liên kết bằng những lối nhỏ, đúc bê tông, tường bọc thép dày 5mm có thể chịu được bom 500kg. Đây là nơi ở và làm việc của Tổng thống VNCH khi bị Quân đội nhân dân Việt Nam công kích.

Khu bếp ăn

Sân đáp trực thăng tại Dinh

Trong khuôn viên phía sau Hội trường Thống Nhất (trước năm 1975 là Dinh Độc Lập, thời Pháp tên Norodom) có dinh thự cổ xây dựng cùng khoảng thời gian với Dinh, trong thế kỷ 19. Toà nhà này là công trình phụ trong khuôn viên Dinh, hiện chưa rõ thời gian xây dựng cụ thể và chức năng ban đầu. Từ 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, nơi đây từng là trụ sở Đảng Dân chủ của chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, dinh thự không được sử dụng thường xuyên. Năm 2018 đến nay toà nhà mở cửa cho khách tham quan qua hoạt động trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập”, nói về dự hình thành, phát triển cùng những biến cố lịch sử của Dinh.

Toà nhà xây kiến trúc Pháp đặc trưng với mái ngói đỏ, nước sơn vàng, nhiều cửa sổ gỗ. Ở các góc tường trang trí những phù điêu đắp nổi căn bản.

Toà nhà có diện tích khoảng 200 m2, vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn 100 năm tồn tại.

Với những giá trị lịch sử văn hóa  đặc biệt của di tích, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia bằng Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.

———————————————————————–

Hành trình TOP Việt Nam – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ và công bố dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top với mục tiêu quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời kích cầu du lịch.

Mỗi tuần, các bài công bố sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu...

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.