Tiến sĩ bánh tráng

Lâu nay, nghề bánh tráng vẫn làm theo lối thủ công nên năng suất thấp và chất lượng không đồng đều. Có một người đã mang công nghệ mới "tráng bánh và sấy khô tự động, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm" đánh thức các làng nghề, đưa bánh tráng trở thành một sản phẩm xuất khẩu... Ông là PGS.TS. Trần Doãn Sơn (trường ĐH Bách Khoa TP.HCM), người được mệnh danh là "tiến sĩ bánh tráng"...

 Mở đầu gặp khó khăn

Năm 1999 các công ty chế biến lương thực thực phẩm không đủ bánh tráng để giao hàng xuất khẩu nên đã đi thu gom hàng ở các cơ sở tư nhân nhằm thực hiện đúng hợp đồng xuất khẩu đi các nước. Kết quả, toàn bộ số hàng bánh tráng xuất khẩu của Việt Nam từ Mỹ đã bị “trả về” do không đạt độ đồng nhất của sản phẩm, bánh tráng có độ dày mỏng khác nhau, phần lớn không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vì bánh tráng được làm khô bằng cách phơi nắng theo hướng sản xuất thủ công.
Từ hiện trạng trên, PGS.TS. Trần Doãn Sơn – chủ nhiệm bộ môn chế tạo máy khoa cơ khí, Đại học Bách khoa TP.HCM đã mạnh dạn đăng ký cụm công trình nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến lương thực thực phẩm và nông sản Việt Nam. Trong đó có công trình nghiên cứu đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu, với nguồn kinh phí đề tài từ Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM.

PGS.TS. Trần Doãn Sơn cho biết: Tháng 9.1999, trước sự chứng kiến của lãnh đạo thành phố và nhiều sở, banh ngành… dây chuyền sản xuất bánh tráng xuất khẩu được chạy thử ở xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, quận 11, TP.HCM. Kết quả, chỉ thành công ở máy tráng bánh còn máy sấy chưa thành công do chế độ nhiệt không đủ, vì thiếu kinh nghiệm về xử lý nhiệt nên bánh tráng chạy trên băng chuyền sản phẩm còn bị ướt.
Ngày đó, do thiết bị không có trên thị trường công nghệ mới nên phải hiệu chỉnh chế tạo nhiều lần, chạy thử nghiệm cùng thay đổi các bộ phận cho phù hợp. Hơn nữa kinh phí hạn hẹp, phải kiên trì nghiên cứu không nản lòng. Cuối cùng đến tháng 2.2001 mới hoàn thành chuyển giao công nghệ mới cho xí nghiệp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuyển giao công nghệ
Trước thời gian thực hiện “công trình 1999”, công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu làm hoàn toàn thủ công. Trong đó phải kể đến hai công đoạn quan trọng là tráng bánh và sấy khô bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày đó bánh tráng chưa có bộ chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, vì vậy, bánh tráng ra dạng tròn từng chiếc một của phương pháp thủ công.

PGS.TS. Doãn Sơn đã mô tả công trình nghiên cứu được triển khai. Cụ thể là thay đổi phương án thiết kế, bánh được tráng ra dạng tấm liên tục và được trải tự động lên trên phần tráng theo băng chuyền tự động. Vân bánh được tạo do quá trình in dập hình học của bánh trên vân phên trong quá trình sấy khô thay vì phải đem phơi nắng từng bánh một theo phương pháp thủ công. Quá trình sấy khô được thực hiện liên tục trên máy sấy sau khi bánh được tráng hấp và trải tự động lên trên phên. Băng tải với tay máy gắp chuyển phên tự động sẽ vận chuyển phên sấy vào thiết bị sấy một hoặc nhiều tầng tuỳ quy mô sản xuất bánh. Nhờ đó mà sản phẩm ra đời được đồng nhất, đúng kích cỡ, độ dày mỏng tùy yêu cầu khách hàng, hoàn toàn hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu. 

Từ thành công này, dây chuyền công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu đã được hợp đồng chuyển giao cho các công ty lương thực ở TP.HCM, công ty dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp Thừa Thiên – Huế, hợp tác xã sản xuất bánh tráng Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), doanh nghiệp tư nhân Sông Trà ở thị trấn Trà Cú (Trà Vinh)…

Một điều đáng tự hào là dây chuyền công nghệ bánh tráng này đã được chuyển giao cho một doanh nghiệp Việt kiều ở San Jose – Mỹ (chuyển giao 7 máy hồi tháng 3.2002) và hiện đang hợp đồng tiếp tục chuyển giao 12 máy mới trong năm 2008.

PGS.TS. Doãn Sơn tâm sự: “Từ đó đến nay, dân làng nghề sản xuất bánh tráng đã truyền miệng và tự phong cho tôi là tiến sĩ bánh tráng. Ngẫm nghĩ cuộc đời làm khoa học có danh xưng dân gian như vậy cũng vui…”.
 

PGS-TS Trần Doãn Sơn sinh năm 1954, quê Hà Tĩnh. Từ năm 1971 là sinh viên khoa chế tạo máy Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1992 học sau đại học, nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc (Cộng hoà Séc), có vợ là hiệu trưởng trường mẫu giáo ở quận 10, một con trai đang học năm thứ hai Đại học Y khoa. Ông tâm sự: “Nguyện vọng lớn nhất của cuộc đời làm khoa học là được cống hiến, thấy được các công trình khoa học của mình đi vào được thực tế cuộc sống, các công trình khoa học đã được chuyển giao nhân rộng. Tôi đang ấp ủ tiếp tục nghiên cứu sáng tạo để làm sao cho ra đời được những thiết bị kỹ thuật mới hoàn toàn tự động thay thế tay người sản xuất như khâu đóng gói bánh tráng, cuốn bánh tráng, cuốn chả giò…”.

      LV (theo SGTT)

CÁC TIN KHÁC

Hình thành trung tâm khởi nghiệp ở miền Trung

Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng được đánh giá lạc quan nhưng quy mô còn nhỏ

Ra mắt vườn ươm khởi nghiệp TechYouth

TechYouth Incubator là chương trình ươm tạo startup đầu tiên do sinh viên sáng lập và vận hành dành cho các dự án của người trẻ từ 18 đến 25 tuổi.

Tỉ phú Jack Ma: ‘Dạy con vượt qua thất bại quan trọng hơn gấp trăm lần với dạy con ngoan’

[Ideasplus.vn] Jack Ma hi vọng các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục hãy cho trẻ em thêm nhiều cơ hội để học cách giải quyết vấn đề và chấp nhận thất bại.

Du lịch Việt hồi sinh mạnh mẽ sau Covid-19, cơ hội mở cho nhân lực chuyên ngành

Sau thời gian gần như “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch trong nước đang có những bước tái khởi động mạnh mẽ. Đây được coi là giai đoạn thách thức đối với các doanh nghiệp, nhất là khi phải tái cơ cấu lại bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, thời điểm này lại là cơ hội cho nhân sự trẻ nhất là với những người đã được đào tạo chuyên ngành bài bản.

Chung kết Cuộc thi English Olympics of Vietnam 2019

IDEASTIME.VN - Sáng ngày 8/12/2019, Chung kết Olympics tiếng Anh Việt Nam 2019 (EOV 2019) được tổ chức tại Đại học Marketing Tp. Hồ Chí Minh, đơn vị đăng cai tổ chức giải thi đấu đầu tiên.

Cuộc thi English Olympics of Vietnam 2019 tổ chức sơ tuyển tại Tp. Hồ Chí Minh

IDEASTIME.VN | VIETKINGS - Sáng ngày 8/11, Vòng sơ tuyển Offline đợt I của Cuộc thi Olympic Tiếng Anh tại Việt Nam 2019 (English Olympics of Vietnam 2019, EOV 2019) được tổ chức tại Đại học Tài chính – Marketing (P.Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM).

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.69) Thành cổ Vinh (Nghệ An): Hơn 200 năm bảo vệ ‘trái tim xứ Nghệ’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đến hôm nay, trong hơi thở của cuộc sống nhộn nhịp và sôi động thành phố Vinh vẫn ôm trong mình những nét cổ kính, hoài niệm về một thời xưa cũ. Một trong những nét đẹp hoài cổ của thành phố Vinh, một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là: Thành cổ Vinh.

Chinh phục quãng đường gần 500km bằng xe đạp, hai anh em học tại Trường Trung Tiểu Học Pétrus Ký – Bình Dương xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam

(Kyluc.vn) Hai anh em ruột là Hồ Minh Quân và Hồ Quang Minh đã chinh phục thành công quãng đường 500km đường bộ từ tỉnh Bình Dương đến tỉnh Gia Lai bằng xe đạp. Đặc biệt, dù là học sinh tiểu học nhưng bằng sự kiên trì, hai anh em đã cùng nhau ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình rèn luyện sức khỏe của mình khi chính thức được ghi danh trong Hành trình Kỷ lục học đường tại Việt Nam. Sự kiện trao bằng diễn ra vào sáng ngày 11/04/2024 tại VP.Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.27

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.11) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

OpenAI sắp tung ra công cụ tìm kiếm AI, sẽ lật đổ ‘đế chế’ Google?

OpenAI đang có kế hoạch công bố một công cụ tìm kiếm 'siêu mạnh' dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vào thứ Hai tới đây, với tham vọng có thể lật đổ 'đế chế' Google trong lĩnh vực tìm kiếm.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi giáo bên bờ sông Hậu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.