Trang chủ Tin khởi nghiệp Giáo dục - Đào tạo Nhà khoa học phát tài nhờ kinh doanh

Nhà khoa học phát tài nhờ kinh doanh

Thu nhập của nhân viên có thể lên tới vài chục triệu đồng, sản phẩm làm ra chiếm phần lớn thị trường trong nước. Đó là hiện trạng của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp sau khi trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.

 Sự chuyển đổi này bắt đầu từ năm 2002, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (gọi tắt là IMI) bắt đầu thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Thay vì chỉ đơn thuần nghiên cứu, IMI đưa các kết quả đó vào thực tế: sản xuất thành các loại máy móc công nghệ cao để bán.

Sau 5 năm, IMI đã có 16 công ty thành viên và 12 trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo. Hơn 100 máy cơ điện tử được nghiên cứu thành công và 60% đã được sản xuất, bao gồm máy công cụ, thiết bị cho ngành đo lường công nghiệp, chế biến nông sản xuất khẩu, kỹ thuật điện, bảo vệ môi trường và đặc biệt là thiết bị cho ngành xây dựng – nhóm hàng đem lại doanh số lớn nhất.

Tiến sĩ Đỗ Văn Vũ, Tổng giám đốc IMI, cho biết, các sản phẩm của viện thay thế dần hàng ngoại do chất lượng cao trong khi giá thành giảm đến một nửa, nhờ đó giúp tiết kiệm hơn 15 triệu USD kinh phí nhập khẩu mỗi năm. Ngay cả với những sản phẩm không bán chạy, sự có mặt của chúng cũng khiến khách hàng Việt Nam được lợi vì để cạnh tranh, các công ty nước ngoài phải hạ giá máy của họ. Chẳng hạn có những thiết bị vốn được bán với giá 120 nghìn USD, khi hàng của IMI xuất hiện đã phải giảm còn 70 nghìn, thậm chí 50 nghìn USD.

Nhờ kết hợp nghiên cứu với sản xuất, doanh thu của IMI tăng 25 lần, lợi nhuận tăng 27 lần so với 10 năm trước. Đời sống của nhân viên trong viện cũng nâng cao hẳn.

“Tiền lương và thưởng trung bình 4 triệu đồng mỗi tháng, nhưng ai cũng có cổ phần và thu nhập từ đây có thể gấp 4-5 lần lương” – ông Vũ nói.

IMI là một trong những đơn vị nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam thí điểm thành công việc chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Sự “hóa thân” này giúp IMI có tư cách pháp nhân để huy động vốn (nếu chỉ là viện nghiên cứu thì không được phép) nhằm thương mại hóa các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thời gian đầu, cả lãnh đạo và nhân viên trong viện đều e ngại, lo lắng bởi họ sẽ phải đối mặt với chuyện lỗ lãi, sức ép tăng doanh số và lợi nhuận… Trong khi đó, ngân sách rót cho các hoạt động của viện rất nhỏ, chủ yếu là thiết bị nghiên cứu.

Một khó khăn nữa là các sản phẩm của IMI lúc đó còn mới lạ, phải có thời gian để được khách hàng, vốn hay dùng hàng ngoại, làm quen và chấp nhận, thậm chí phải để họ dùng thử, nếu tốt mới thu tiền. Ngoài ra, vì là đơn vị thí điểm, phải “lột xác” thành doanh nghiệp khi chưa có văn bản hướng dẫn nên mọi thứ IMI đều phải mày mò. Viện đã vượt qua những khó khăn này và chiếm lĩnh phần lớn thị trường máy móc, dụng cụ công nghiệp ở trong nước, xuất khẩu nhiều mặt hàng.

Nguyên nhân, theo tiến sĩ Đỗ Văn Vũ, là IMI trước đó đã có 10 năm tự chủ về tài chính: “Đây là yếu tố quan trọng bởi muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp thành công, cơ sở khoa học phải tự chủ được ít nhất 70% kinh phí”. Việc mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu kỹ và nhạy bén với nhu cầu thị trường cũng góp phần vào những thành tựu của IMI hiện giờ.

Một bí quyết nữa là IMI đã gắn quyền lợi của nhà nghiên cứu với lợi ích mà sản phẩm mang lạiChẳng hạn, khi đưa một loại máy mới vào sản xuất, nếu là đề tài sử dụng ngân sách nhà nước, tập thể khoa học được hưởng 30% tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ. Với các đề tài không thụ hưởng ngân sách, tỷ lệ này lên đến 70%.

“Điều này có tính khích lệ sức sáng tạo và nhiệt tình của các nhà nghiên cứu” – ông Vũ nói. Ngoài ra, tất cả các nhân viên trong viện đều có cổ phần trong các công ty của IMI. Vì vậy những cố gắng của họ đều trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế “nhìn thấy được” cho gia đình.

Trong thời gian tới sẽ có nhiều viện khác làm theo IMI bởi theo Nghị định 115, các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ đều phải chuyển đổi thành tổ chức tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp. Đến tháng 12/2009, những cơ sở chưa thực hiện sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể. Theo nghị định 80, các doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất và các ưu đãi về tín dụng, đào tạo…

Tiến sĩ Vũ cho rằng, các quy định trên tạo điều kiện rất thuận lợi cho các cơ sở nghiên cứu, và hiện nay rất nhiều đơn vị đang rất muốn được chuyển đổi. Sự ra đời mới đây của thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 80 về doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ tốt các đơn vị trong vấn đề này.

Hải Hà (VnExpress)

CÁC TIN KHÁC

Hình thành trung tâm khởi nghiệp ở miền Trung

Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng được đánh giá lạc quan nhưng quy mô còn nhỏ

Ra mắt vườn ươm khởi nghiệp TechYouth

TechYouth Incubator là chương trình ươm tạo startup đầu tiên do sinh viên sáng lập và vận hành dành cho các dự án của người trẻ từ 18 đến 25 tuổi.

Tỉ phú Jack Ma: ‘Dạy con vượt qua thất bại quan trọng hơn gấp trăm lần với dạy con ngoan’

[Ideasplus.vn] Jack Ma hi vọng các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục hãy cho trẻ em thêm nhiều cơ hội để học cách giải quyết vấn đề và chấp nhận thất bại.

Du lịch Việt hồi sinh mạnh mẽ sau Covid-19, cơ hội mở cho nhân lực chuyên ngành

Sau thời gian gần như “đóng băng” vì ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch trong nước đang có những bước tái khởi động mạnh mẽ. Đây được coi là giai đoạn thách thức đối với các doanh nghiệp, nhất là khi phải tái cơ cấu lại bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, thời điểm này lại là cơ hội cho nhân sự trẻ nhất là với những người đã được đào tạo chuyên ngành bài bản.

Chung kết Cuộc thi English Olympics of Vietnam 2019

IDEASTIME.VN - Sáng ngày 8/12/2019, Chung kết Olympics tiếng Anh Việt Nam 2019 (EOV 2019) được tổ chức tại Đại học Marketing Tp. Hồ Chí Minh, đơn vị đăng cai tổ chức giải thi đấu đầu tiên.

Cuộc thi English Olympics of Vietnam 2019 tổ chức sơ tuyển tại Tp. Hồ Chí Minh

IDEASTIME.VN | VIETKINGS - Sáng ngày 8/11, Vòng sơ tuyển Offline đợt I của Cuộc thi Olympic Tiếng Anh tại Việt Nam 2019 (English Olympics of Vietnam 2019, EOV 2019) được tổ chức tại Đại học Tài chính – Marketing (P.Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM).

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ cổ Cần Thơ (1915-2024) – Chứng nhân văn hóa vùng Tây Đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.28

(nienlich.vn) Chợ cổ Cần Thơ là một trong những ngôi chợ truyền thống có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 109 năm đồng hành cùng với sự phát triển văn hóa dân tộc, ngôi chợ cổ kính này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

‘Pin cát’ cung cấp năng lượng nhiệt cho toàn bộ thị trấn

'Pin cát' mới của PNE cao 13m, rộng 15m, cung cấp công suất đầu ra 1 MW và công suất 100 MWh, mức này tương đương với nhu cầu nhiệt của Pornainen trong một tuần vào mùa đông hoặc một tháng vào mùa hè.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.69) Thành cổ Vinh (Nghệ An): Hơn 200 năm bảo vệ ‘trái tim xứ Nghệ’ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đến hôm nay, trong hơi thở của cuộc sống nhộn nhịp và sôi động thành phố Vinh vẫn ôm trong mình những nét cổ kính, hoài niệm về một thời xưa cũ. Một trong những nét đẹp hoài cổ của thành phố Vinh, một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là: Thành cổ Vinh.

Chinh phục quãng đường gần 500km bằng xe đạp, hai anh em học tại Trường Trung Tiểu Học Pétrus Ký – Bình Dương xác lập Kỷ lục học đường Việt Nam

(Kyluc.vn) Hai anh em ruột là Hồ Minh Quân và Hồ Quang Minh đã chinh phục thành công quãng đường 500km đường bộ từ tỉnh Bình Dương đến tỉnh Gia Lai bằng xe đạp. Đặc biệt, dù là học sinh tiểu học nhưng bằng sự kiên trì, hai anh em đã cùng nhau ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình rèn luyện sức khỏe của mình khi chính thức được ghi danh trong Hành trình Kỷ lục học đường tại Việt Nam. Sự kiện trao bằng diễn ra vào sáng ngày 11/04/2024 tại VP.Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.27

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.