Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Ươm mầm với ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp

Ươm mầm với ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp

Với mong muốn khuyến khích sự sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh, khơi dậy và ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp của cán bộ, giảng viên, sinh viên; tháng 4/2017, ĐHQG Hà Nội phát động Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội năm 2017”.

Ý tưởng sản xuất Bio-SAP từ phụ phẩm nông nghiệp của nhóm các giảng viên khoa Hóa học, gồm PGS.TS Phạm Ngọc Lân, Nguyễn Anh Ngọc, Ngô Thị Sen, cùng TS Phan Thị Tuyết Mai đã giành giải Nhất.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Các thầy cô của nhóm đều là những nhà khoa học, đam mê nghiên cứu và không ngừng sáng tạo với mong muốn tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống ngày càng cao của người dân. Vì vậy, từ năm 2004 – 2005, thầy Lân với tư cách trưởng nhóm đã cùng các đồng nghiệp bắt tay vào công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm Polime siêu hấp thụ nước (SAP).

Đặc biệt trong khoảng thời gian nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, nhận thấy SAP vẫn còn hạn chế vì tác động xấu đến môi trường bởi độ phân hủy kém, nhóm lại chuyển sang nghiên cứu vật liệu Bio-SAP từ nguyên liệu tự nhiên xellulose (CMC – Carboxyl methyl xellulose). Tận dụng sản xuất sản phẩm từ tinh bột nên ưu điểm của nó là khả năng hút nước cao hơn, dễ tan và tan hoàn toàn trong nước nên công nghệ sản xuất Polime đơn giản hơn. Ý tưởng của nhóm đã thuyết phục được ban tổ chức cuộc thi nên được trao giải Nhất.

Bio-SAP giúp người nông dân có thu nhập cao hơn trên diện tích cây trồng và công đoạn chế biến, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải sản phẩm nông nghiệp gây ra. Đặc biệt giúp sản xuất ra các sản phẩm túi sinh học, gạc y tế, màng Biofilm trong nông nghiệp và bao bọc phân hóa học mang tính ưu việt là tự hủy được.

Trong phòng làm việc của nhóm, TS Phan Thị Tuyết Mai chia sẻ: SAP là vật liệu có khả năng hút một lượng lớn nước gấp vài trăm đến nghìn lần khối lượng của chính nó, có nghĩa là cứ 1 gam SAP có thể hút được đến 1 lít nước. Chính vì thế, ngày nay, các sản phẩm SAP sử dụng phổ biến trong đời sống con người như bỉm, tã lót trẻ em, băng vệ sinh, các sản phẩm sử dụng một lần, các sản phẩm y tế. Đặc biệt, thời gian gần đây SAP đang được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp. Các hạt SAP được bón cùng với phân, có khả năng hút lượng nước rất lớn, gấp 600 – 1.000 lần khối lượng của chúng, sẽ đóng vai trò như các hồ nước đã hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất và phân bón đặt tại đầu các rễ, cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho cây trồng.

Xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Việt

Theo TS Mai, ý tưởng sản xuất Bio-SAP từ CMC lại là một lợi thế lớn, một cơ hội đầu tư đầy triển vọng và có tính khả thi cao, đặc biệt hoàn toàn có thể cạnh tranh được với sản phẩm ngoại. Thời gian đầu khởi nghiệp nhóm tập trung sản xuất Bio-SAP trên cơ sở CMC thu hồi từ nguồn phụ phẩm tập trung tại các nhà máy chế biến thực phẩm, rau quả xuất khẩu tại Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Ước tính, sản lượng phụ phẩm hàng năm từ dứa khoảng 400.000 tấn; vỏ chanh leo khoảng 40.000 tấn; phụ phẩm chuối khoảng 10.000 tấn. Với lượng phụ phẩm này có thể sản xuất được khoảng 100.000 tấn CMC và từ nguồn nguyên liệu CMC này có thể sản xuất được 400.000 tấn Bio-SAP với doanh thu tiềm năng khoảng hơn 1 tỷ USD.

Sản phẩm của dự án sẽ là chuỗi các sản phẩm Bio-SAP có thời gian phân hủy thay đổi để phục vụ cho mọi loại cây trồng từ cây cảnh, cây trồng ngắn hạn, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, do vậy thị trường là rất lớn. Ngoài ra, sản phẩm Bio-SAP còn được bán dạng nguyên liệu cho các công ty sản xuất phân bón nhả chậm. Bên cạnh dòng sản phẩm Bio-SAP, nhóm còn định hướng phát triển tiếp sản phẩm màng phân hủy sinh học Biofilm từ CMC làm màng bọc thực phẩm, túi tự hủy và màng bao phủ phân hủy trong xử lý rác thải của thành phố Hà Nội.

Bio-SAP dự kiến sẽ phát triển thành thương hiệu quốc tế Bio-SAP và sẽ được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với sự nhận diện Bio-SAP là một tập đoàn, sản phẩm nguyên liệu Polime siêu hấp thụ 100% từ tự nhiên và phân hủy sinh học hoàn toàn, thân thiện môi trường, bền vững.

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.