Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Nghiên cứu khoa học nhưng không… 'bán' được

Nghiên cứu khoa học nhưng không… ‘bán’ được

Số lượng các nghiên cứu từ trường ĐH được chuyển giao công nghệ và thương mại hóa rất ít ỏi. Trong đó nhiều nghiên cứu không 'bán' được vì thiếu tính thực tiễn.
Phát biểu trong hội thảo về xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường ĐH, CĐ vừa qua, ông Lê Minh Khánh, Phó cục trưởng Cục Công tác phía nam (Bộ Khoa học và công nghệ), cho biết cả nước hiện có hơn 400 trường ĐH và CĐ với trên 84.000 giảng viên, nhưng số lượng sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao công nghệ và thương mại hóa rất ít.
Tổn hao ngân sách
Ông Khánh cho biết số liệu thống kê từ sàn giao dịch chuyển giao công nghệ cho thấy sự tham gia chủ yếu là doanh nghiệp (chiếm 80%), trường ĐH và viện nghiên cứu chỉ chiếm chưa tới 10%.
Nếu chỉ tính riêng tại TP.HCM, số lượng đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích từ năm 2014 đến hết quý 2 năm nay cũng không đáng kể. Trong số 491 đơn đăng ký sáng chế chỉ có trên 10% được cấp văn bằng bảo hộ. Còn trong 256 giải pháp hữu ích có đơn đăng ký thì chỉ 35% được cấp văn bằng bảo hộ. Ông Khánh cho rằng con số này quá ít ỏi và chưa tương xứng với nguồn nhân lực, trí tuệ sẵn có của các trường ĐH và viện nghiên cứu.
Ông Khánh nói thêm: “Các trường ĐH còn coi nhẹ việc nghiên cứu khoa học, nhất là những nghiên cứu mà hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn đang cần. Các đề tài nghiên cứu hiện nay cũng chủ yếu dựa trên sự hiểu biết của bản thân”. Theo ông Khánh, nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng các nghiên cứu mới dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Điều này còn dẫn đến việc thiếu hụt các đề tài giá trị thực tiễn, có những đề tài triển khai bị trùng lặp dẫn đến tổn hao ngân sách nhà nước.
Ông Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng thông tin trong khi trên thế giới có tới trên 80% sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật được đưa ra thị trường đều xuất phát từ các trường ĐH thì ở VN con số này chưa nhiều. Ông Quyền cho biết hoạt động chuyển giao công nghệ của ĐH Quốc gia TP.HCM mỗi năm đạt khoảng trên 200 tỉ đồng nhưng trong đó chỉ khoảng 12 – 20% thực sự là hoạt động chuyển giao công nghệ.
Nhà khoa học không muốn theo đường chính thống
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Quyền, việc yêu cầu nhà khoa học phải có sản phẩm là thiếu thực tế. Ông Quyền phản biện: “Chúng ta đang hiểu không đúng khi yêu cầu nhà khoa học phải có sản phẩm nghiên cứu ứng dụng ngay vào trong thực tế. Trong khi muốn như vậy thì chính doanh nghiệp phải cùng với nhà nghiên cứu tham gia từ đầu hoặc một công đoạn nào đó của quá trình này. Sau đó doanh nghiệp còn phải tham gia vào quá trình vận hành sản phẩm này vào thực tế như tính bài toán kinh tế hiệu quả đầu tư”.
Ông Quyền cho biết rất ít doanh nghiệp đặt hàng nghiên cứu cho trường với sự đầu tư lâu dài 5 – 10 năm cho một nghiên cứu. Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, trung bình mỗi năm cũng chỉ nhận đề xuất đặt hàng của 2 – 3 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Huỳnh Quyền cũng cho rằng còn có mâu thuẫn ngay trong chính các trường ĐH. “Doanh thu 200 tỉ đồng chỉ là hoạt động chuyển giao bằng con đường chính thống, thực tế còn nhiều nghiên cứu khác được chuyển giao bằng cách khác. Nhà khoa học không muốn làm theo con đường chính thống vì phải qua nhiều thủ tục. Phía trường ĐH bị mất hoàn toàn bản quyền các sản phẩm này nhưng chưa có cơ chế quản lý”, ông Quyền nói.
Tương tự, đại diện Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho biết tổng doanh thu của trường từ việc chuyển giao công nghệ không đáng kể nhưng chuyển giao từ đội ngũ của trường thì không ít. Bởi lẽ các giảng viên “cứng” có thể tự thực hiện nghiên cứu và chuyển giao theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp bên ngoài. Số lượng sản phẩm có thể đưa ra thị trường bằng con đường này khá nhiều, có những giảng viên giàu lên từ đó.
CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.