Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Thạc sĩ tạo...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Thạc sĩ tạo khung xương nhân tạo từ vỏ tôm và rong biển

Sử dụng chitosan từ vỏ tôm và alginate trong rong biển, thạc sĩ Vũ Thanh Bình tạo khung xương nhân tạo phục hồi phần xương bị khuyết.

Ths Bình (34 tuổi), hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM). Anh và nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra khung giá thể giúp các tế bào xương bám, tăng sinh và canxi hóa khôi phục phần xương khiếm khuyết.

Ths Bình cho biết, mô xương tự nhiên của cơ thể có các thành phần polyme, là các bó sợi collagen và thành phần hydroxyapatite (canxi phosphat). Các thành phần này tạo ra cấu trúc mô xương có khả năng chịu tải, thực hiện chức năng nâng đỡ, tạo ra khoang tủy… Từ cơ sở này, nhóm tạo ra polyme tự nhiên sử dụng từ nguyên liệu chitosan có trong vỏ tôm, cua cùng với vật liệu alginate có trong rong biển.

Chitosan và alginate được kết hợp với một polyme có trong dịch khớp là hyaluronic acid, giúp tăng khả năng đàn hồi, giảm tổn thương đầu khớp xương. “Ba nguyên liệu này cần được liên kết với nhau để tạo thành khung xương nhân tạo”, thạc sĩ Bình nói. Khung giá thể xương được tạo ra trong phòng thí nghiệm có cấu trúc gần giống mô xương tự nhiên nhất.

Theo nhóm, việc liên kết các nguyên liệu có thể sử dụng chất phụ gia. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm tồn dư các chất liên kết chéo ngoại sinh, có khả năng gây độc tế bào xương. Vì thế, nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp biến đổi cấu trúc các nguyên liệu bằng cách gắn thêm các nhóm chức năng, giúp chúng có khả năng tự liên kết mà không cần sử dụng phụ gia.

Thạc sĩ Vũ Thanh Bình kiểm tra thiết bị máy in 3D sinh học phục vụ việc sử dụng gel làm mực in, tạo hình khung xương nhân tạo. Ảnh: Hà An

Thạc sĩ Vũ Thanh Bình kiểm tra thiết bị máy in 3D sinh học phục vụ việc sử dụng gel làm mực in, tạo hình khung xương nhân tạo. Ảnh: Hà An

Từ vật liệu dạng gel, khung xương đông cứng tạo ra cấu trúc lỗ xốp giúp tế bào mô xương tự nhiên liên kết bám trên khung để tăng sinh. Khung xương nhân tạo này có khả năng phân hủy sinh học (biến mất sau khi tế bào xương người bám dính, phát triển). Tế bào xương này có thể tiết ra chất nền để tạo khung xương của chính nó để lấp đầy phần xương bị khuyết. Dựa vào tính chất, vị trí mô xương bị khuyết, nhóm có thể điều chỉnh thời gian phân hủy sinh học sao cho tương đồng thời gian tế bào xương tiết ra và tạo ra khung xương.

Theo Ths Bình, tùy thuộc loại xương và thể tích mất xương, tế bào xương cần vài tháng đến hàng năm để tái tạo khung mới và khôi phục hoàn toàn vị trí bị khuyết.

Vật liệu xương nhân tạo có nguồn gốc thiên nhiên tồn tại dưới dạng gel do nhóm nghiên cứu phát triển. Ảnh: Hà An

Vật liệu xương nhân tạo có nguồn gốc thiên nhiên tồn tại dưới dạng gel do nhóm nghiên cứu phát triển. Ảnh: Hà An

Nhóm đã thử nghiệm trên chuột bằng cách gây mê, khoan một vị trí ở nắp sọ để tạo khiếm khuyết xương và không làm tổn hại não của chúng. Sau đó tiến hành bơm gel vào khu vực chuột bị khuyết xương. Chuột khi tỉnh lại được theo dõi chỉ số sinh tồn như cân nặng, chế độ ăn uống, di chuyển… trong vòng một tháng.

Tác giả cho biết, vì vật liệu dạng gel nên khi vào nắp sọ nó có thể làm đầy vị trí bị khiếm khuyết dù ở hình dạng nào. Trong thời gian ngắn, gel sẽ đóng rắn và bắt đầu quá trình tạo khung xương nhân tạo. Sau một tháng, nhóm tiến hành làm chết nhân đạo chuột, phẫu thuật não để đánh giá khả năng tái tạo mô xương dựa trên khung xương nhân tạo bằng phương pháp nhuộm mô sinh học. Kết quả cho thấy tỷ lệ lấp đầy 80 – 90% vị trí khiếm khuyết trên nắp sọ chuột, khả năng tương thích sinh học cao.

Kết quả là cơ sở để nhóm có thể thử nghiệm trên động vật lớn với điều kiện bệnh lý gần giống người hơn, củng cố chứng cứ khoa học ứng dụng trên người. Tuy nhiên theo thạc sĩ Bình, từ mô hình động vật để ứng dụng trên người là khoảng cách khá xa, qua nhiều quy trình, thủ tục và Hội đồng đạo đức để chứng minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm.

Trước mắt, nhóm nghiên cứu muốn phát triển gel tạo khung xương thành một dạng mực in sinh học có thể thương mại. Gel sau khi in sinh học có thể tạo thành các khung xương nhân tạo phục vụ cho việc nghiên cứu lĩnh vực y sinh cũng như thử nghiệm trên động vật thay thế các sản phẩm ngoại nhập có giá thành cao.

Hình dạng xương nhân tạo sau khi được in ra từ máy in 3D sinh học. Ảnh: Hà An

Hình dạng xương nhân tạo sau khi được in ra từ máy in 3D sinh học. Ảnh: Hà An

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM), hướng nghiên cứu xương nhân tạo từ vật liệu tự nhiên được giới khoa học trên thế giới thực hiện trong hơn 10 năm qua. Trong nước đã có một số nghiên cứu tại các viện trường thực hiện, hướng đến điều trị cá nhân hóa các tổn thương xương trên người. Điều này khắc phục vấn đề điều trị từ khung xương có sẵn, trong nhiều trường hợp không phù hợp với từng người. Việc nhóm tạo ra loại gel sau khi bơm vào khu vực xương khuyết có thể định hình và phù hợp cho bất cứ người nào.

Tuy nhiên, PGS Hiệp cho rằng, nghiên cứu cần thực hiện các bước thử nghiệm trên động vật lớn để đánh giá độ an toàn, tính khả thi trên kích thước xương lớn hơn, tiến tới các thử nghiệm lâm sàng trên người. “Với nghiên cứu này, chúng tôi tham gia tìm kiếm các nguồn tài trợ để thực hiện các bước thử nghiệm quy mô lớn hơn, hoàn thiện giải pháp công nghệ, đóng góp cho lĩnh vực y học chính xác trong nước”, PGS Hiệp nói.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt dạy máy phát hiện vật thể lạ trong sân bay

Nhóm nhà khoa học Học viện Hàng không Việt Nam sử dụng hình ảnh từ camera và mô hình máy học phát hiện và cảnh báo vật thể lạ có thể gây mất an toàn trong sân bay.

Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ

TS Lê Thị Quỳnh Trang cùng các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra phương pháp giúp làm giảm dòng nhiệt trên vật liệu giúp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh.

Nhà khoa học Việt được trao Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Đại học Hoàng gia London được trao Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024 nhờ những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học về những vật liệu đặc biệt cho công nghệ in 3D.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ chế tạo máy tối ưu công suất phát điện gió

Theo PGS.TSKH Ngô Đăng Lưu (Công ty TNHH MTV năng lượng mặt trời Anh Minh Global), việc đo lường chính xác tốc độ gió là một nhiệm vụ khó khăn.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt dùng trấu chế tạo pin sạc

Tận dụng vỏ trấu, nhóm nghiên cứu của PGS. TS Lê Mỹ Loan Phụng thiết kế vật liệu chế tạo pin Li-ion với giá thành rẻ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Anker công bố máy in 3D mới có tốc độ in siêu nhanh

Mới đây, công ty Anker đã công bố một sản phẩm in 3D với giá có phần 'phải chăng' hơn có tên M5C cùng nhiều tính năng vượt trội.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Trí tuệ nhân tạo đánh bại 3 nhà vô địch thế giới trong cuộc đua lái máy bay

AI này do các nhà nghiên cứu của Đại học Zurich và Intel thiết kế có tên Swift.

AI4VN 2023 cập nhật loạt xu hướng trí tuệ nhân tạo nổi bật

Các chuyên gia sẽ phân tích những xu hướng của 2023 như mô hình nền tảng, ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo tạo sinh... cũng như ứng dụng trong tài chính, sức khỏe trong hai ngày 21-22/9.

Tái hiện văn hóa Nam bộ và lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống Vĩnh Long, nhà gốm Tư Buôi xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kỷ lục Việt Nam) Ông Nguyễn Văn Buôi (thường gọi Tư Buôi) - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ ở Vĩnh Long đã xây dựng ngôi nhà truyền thống theo lối kiến trúc 3 gian, 2 chái hoàn toàn bằng gốm đỏ với tất cả tâm huyết muốn gìn giữ và phát triển nghề. Đây hiện là "Ngôi nhà có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống hoàn toàn bằng Gốm đỏ Vĩnh Long lớn nhất Việt Nam” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings ghi nhận.

Khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+, Viglacera Tiên Sơn xác lập Kỷ lục với Tấm đá nung kết lớn nhất tại Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Ngày 11/9/2023, tại nhà máy Viglacera Eurotile (KCN Mỹ Xuân, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tổ chức Lễ khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+ và gắn biển công trình Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Nhân sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức công bố và xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: "Tấm đá nung kết có kích thước lớn nhất tại Việt Nam" đến Viglacera Tiên Sơn.