Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Hàn Quốc phát...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Hàn Quốc phát triển robot phi công điều khiển máy bay bằng công nghệ AI

Nhóm kỹ sư và nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đang phát triển một robot hình dạng con người có thể điều khiển máy bay với độ chính xác cao mà không cần sửa đổi bất kỳ bộ phận nào trong buồng lái máy bay.
robot phi công

Phi công vốn là một nghề nghiệp phức tạp với những yêu cầu khắt khe về thể lực, kiến thức và kỹ năng điều khiển máy bay. Liệu công việc này có “nguy cơ” bị thay thế bởi công nghệ? Ảnh: Planeandpilotmag

Robot phi công hình dạng giống con người đầu tiên trên thế giới

Một nhóm kỹ sư và nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đang phát triển một robot phi công có tên là “PIBOT” hình dạng giống con người với cánh tay và ngón tay linh hoạt, có thể vận hành khéo léo các thiết bị bay với độ chính xác cao ngay cả khi máy bay bị rung lắc mạnh.

Giáo sư David Shim tại KAIST – chủ trì dự án cho biết, với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), PIBOT có điều khiển tất cả các bộ điều khiển trong buồng lái, vốn được thiết kế dành riêng cho con người. Đây là điểm khác biệt cơ bản giúp phân biệt công nghệ này với các chức năng lái tự động hiện có hoặc máy bay không người lái.

PIBOT có camera trên mặt, cánh tay và mặt trước thân máy để giúp xác định, điều khiển các công tắc khác nhau và phát hiện tình huống bên trong và bên ngoài của máy bay. Robot phi công có thể ghi nhớ các hướng dẫn sử dụng phức tạp được trình bày bằng ngôn ngữ tự nhiên, giúp nâng cao khả năng thích ứng của nó trên nhiều loại máy bay khác nhau.

Cận cảnh robot phi công PIBOT. Ảnh: KAIST

Tiềm năng của robot phi công PIBOT

Theo nhóm nghiên cứu, bộ nhớ của robot lớn đến mức có thể lưu trữ tất cả các biểu đồ điều hướng Jeppesen (bộ dữ liệu khổng lồ về hàng không như biểu đồ khởi hành, biểu đồ định tuyến, thông tin về sân bay, đường băng,…) trên khắp thế giới, điều mà các phi công – con người không thể làm được.

Giáo sư Shim cho biết, PIBOT “hiểu” và ghi nhớ các sách hướng dẫn được viết cho con người nhờ những tiến bộ gần đây trong mô hình trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ lớn (LLM). “Chúng tôi đã có robot phi công tiền thân vào năm 2016. Vào thời điểm đó, công nghệ AI chưa phát triển mạnh nên thứ chúng tôi chế tạo chỉ là một robot đơn giản. Chúng thực sự không thể học được điều gì từ tài liệu hoặc sách hướng dẫn. Nhưng gần đây, với ChatGPT và các hệ thống mô hình ngôn ngữ lớn khác, công nghệ đã đạt được tiến bộ vượt bậc” – ông giải thích thêm.

Nhờ LLM, PIBOT dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay không có lỗi, đồng thời phản ứng nhanh hơn nhiều so với con người trong các tình huống khẩn cấp. Nó đã “thuộc lòng” sổ tay hướng dẫn vận hành máy bay trong trường hợp khẩn cấp và sẽ phản hồi ngay lập tức; đồng thời tính toán lộ trình an toàn trong thời gian thực dựa trên trạng thái của máy bay trên không trung với tốc độ cực nhanh.

Bên cạnh sử dụng ChatGPT, nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển và thử nghiệm mô hình ngôn ngữ tự nhiên riêng để PIBOT có thể thực hiện các thao tác truy vấn mà không cần dựa vào kết nối Internet.

Mô hình ngôn ngữ được điều chỉnh sẽ xử lý thông tin riêng về việc thí điểm và lưu trữ trong một máy tính nhỏ có thể mang theo trên máy bay.

PIBOT cũng có thể được thiết kế trên máy bay để kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng mà phi công không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.

Robot phi công này cũng có thể giao tiếp với nhân viên kiểm soát không lưu và buồng lái bằng cách sử dụng tính năng tổng hợp giọng nói, cho phép nó hoạt động như một phi công hoặc cơ phó.

PIBOT có tính ứng dụng cao vì không yêu cầu sửa đổi các máy bay hiện có và có thể được áp dụng ngay lập tức cho các chuyến bay tự động.

Hơn thế nữa, theo nhóm nghiên cứu, tiềm năng thích ứng của PIBOT vượt xa lĩnh vực hàng không. Với chiều cao 160cm và cân nặng 65kg, thiết kế với hình dáng giống người của PIBOT cho phép nó thay thế con người một cách linh hoạt trong các vai trò như lái ô tô, vận hành xe tăng hoặc thậm chí chỉ huy tàu trên biển. Theo Giáo sư Shim, công nghệ này có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi nào mà con người hiện đang “ngồi và làm việc”.

Robot phi công vẫn đang được phát triển và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch thử nghiệm PIBOT với một chiếc máy bay hạng nhẹ ngoài đời thực để xác minh khả năng của nó; đồng thời xem xét các chiến lược thương mại hóa cho cả mục đích quân sự và dân sự.

Theo Công Dân Khuyến Học

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Anker công bố máy in 3D mới có tốc độ in siêu nhanh

Mới đây, công ty Anker đã công bố một sản phẩm in 3D với giá có phần 'phải chăng' hơn có tên M5C cùng nhiều tính năng vượt trội.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Làm mát không cần điện: Phương pháp lý tưởng để kiểm soát khí hậu?

Trong bối cảnh thế giới đang "đau đầu" với tình trạng ấm lên toàn cầu, thì công nghệ làm mát không phát thải carbon, không tiêu thụ điện, nhiều khả năng sẽ là một bước tiến đột phá.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – NASA phát triển tên lửa nhiệt hạt nhân đưa con người lên sao Hỏa trong...

Trong một tuyên bố hôm 24/1, Tổng giám đốc NASA Bill Nelson cho biết với sự trợ giúp của tên lửa mới này, các phi hành gia có thể di chuyển đến và đi từ không gian sâu nhanh hơn bao giờ hết, một khả năng quan trọng để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đổ bộ sao Hỏa.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Cấu trúc pin mặt trời song song perovskite-silicon hiệu suất cao vượt ngưỡng 30%

Trong hai nghiên cứu riêng biệt, các nhà khoa học đã giới thiệu những phương pháp mới, cho phép chế tạo tấm pin mặt trời song song perovskite-silicon với hiệu suất chuyển đổi năng lượng vượt quá 30%.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Startup ở Mỹ phát triển ôtô lai trực thăng tốc độ 240km/h

Công ty khởi nghiệp Aska ở Bắc California phát triển mẫu xe bay lai trực thăng có thể chạy trên đường, sau đó cất cánh bay lên cao chỉ cần gạt công tắc.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Ý tưởng táo bạo giải quyết khủng hoảng khí hậu

Sa mạc Sahara, một trong những môi trường khắc nghiệt nhất, đã xuất hiện một giải pháp tự nhiên cho cuộc khủng hoảng khí hậu, đó là nuôi trồng tảo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Anker công bố máy in 3D mới có tốc độ in siêu nhanh

Mới đây, công ty Anker đã công bố một sản phẩm in 3D với giá có phần 'phải chăng' hơn có tên M5C cùng nhiều tính năng vượt trội.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Trí tuệ nhân tạo đánh bại 3 nhà vô địch thế giới trong cuộc đua lái máy bay

AI này do các nhà nghiên cứu của Đại học Zurich và Intel thiết kế có tên Swift.

AI4VN 2023 cập nhật loạt xu hướng trí tuệ nhân tạo nổi bật

Các chuyên gia sẽ phân tích những xu hướng của 2023 như mô hình nền tảng, ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo tạo sinh... cũng như ứng dụng trong tài chính, sức khỏe trong hai ngày 21-22/9.

Tái hiện văn hóa Nam bộ và lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống Vĩnh Long, nhà gốm Tư Buôi xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kỷ lục Việt Nam) Ông Nguyễn Văn Buôi (thường gọi Tư Buôi) - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ ở Vĩnh Long đã xây dựng ngôi nhà truyền thống theo lối kiến trúc 3 gian, 2 chái hoàn toàn bằng gốm đỏ với tất cả tâm huyết muốn gìn giữ và phát triển nghề. Đây hiện là "Ngôi nhà có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống hoàn toàn bằng Gốm đỏ Vĩnh Long lớn nhất Việt Nam” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings ghi nhận.

Khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+, Viglacera Tiên Sơn xác lập Kỷ lục với Tấm đá nung kết lớn nhất tại Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Ngày 11/9/2023, tại nhà máy Viglacera Eurotile (KCN Mỹ Xuân, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tổ chức Lễ khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+ và gắn biển công trình Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Nhân sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức công bố và xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: "Tấm đá nung kết có kích thước lớn nhất tại Việt Nam" đến Viglacera Tiên Sơn.