Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên chế...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên chế thiết bị thu gom rác nổi trên mặt nước

Loại nẹp này có kiểu dáng thời trang, cá nhân hóa người dùng, thông thoáng mà hiệu quả trong hỗ trợ điều trị vùng xương tổn thương của bệnh nhân.
Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng với thiết bị thu gom rác nổi tự động. Ảnh: NVCC
Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng với thiết bị thu gom rác nổi tự động. Ảnh: NVCC

Đơn giản, hiệu quả cao

“Thiết bị thu gom rác nổi tự động” do nhóm sinh viên của 5 sinh viên gồm: Phạm Thị Phương, Đỗ Đăng Hiếu, Trịnh Văn Huy, Nguyễn Hồ Quốc Bảo và Phan Văn Đà, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) chế tạo dưới sự hướng dẫn của giảng viên Thạc sĩ Trần Ngọc Sơn.

Chia sẻ về đề tài của mình, sinh viên Phạm Thị Phương, lớp cao học K40 Quản lý Tài nguyên – Môi trường, đồng thời là nhóm trưởng cho hay, ô nhiễm rác thải nhựa là đề tài khá nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Sau mỗi trận mưa hoặc lũ lớn, lượng rác thải bị nước cuốn đi mọi nơi, đặc biệt là rác thải nhựa.

Để thu gom lượng lớn rác thải này, trên khắp các ao hồ, sông, suối, bờ biển hay các âu thuyền và cảng cá là điều hết sức khó khăn, bởi vì nguồn nhân lực bị thiếu và trang thiết bị chủ yếu là thủ công. Chính vì thế, việc sáng chế ra thiết bị này có thể cơ bản giải quyết được những vấn đề đặt ra. Nhất là giảm thiểu tối đa lượng rác trôi nổi trên mặt nước, từng bước giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là với môi trường nước.

Về cấu tạo của thiết bị, sinh viên Phan Văn Đà – lớp 18 Quản lý Tài nguyên và Môi trường cho hay, hệ thống gồm hố thu, mô-tơ đặt bên dưới để tạo lực hút nước mặt vào hố thu kéo theo rác thải vào. Bên trong thiết bị có một giỏ rác, sau khi hút nước và rác vào phần rác sẽ đọng lại ở giỏ và nước sẽ trở lại môi trường.

Sinh viên chế thiết bị thu gom rác nổi trên mặt nước ảnh 1

Đề tài của nhóm sinh viên đạt giải Nhất cuộc thi tìm kiếm “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức. Ảnh: NVCC

Để thực nghiệm, nhóm sinh viên đã đem thiết bị đi đến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy máy hoạt động tốt và hiệu quả trong việc thu gom rác nơi đây.

Thạc sĩ Trần Ngọc Sơn – giảng viên hướng dẫn đề tài cho biết, hiện nay, việc thu gom rác thải trôi nổi trên bề mặt nước rất khó khăn. Có thể sử dụng máy thu gom nhập khẩu thì chi phí mua sắm cao và đòi nhiều về kỹ thuật để vận hành thiết bị.

“Nhóm cũng đã trao đổi với các dự án thu gom rác ở một số nước khác, nhưng việc chuyển giao đòi hỏi một kinh phí rất cao. Vì thế, thiết bị thu gom rác nổi tự động của nhóm sinh viên của trường với thiết kế nhỏ gọn, dễ vận hành và hiệu quả cao. Đặc biệt chi phí thấp sẽ là lựa chọn đáng tin cậy để bảo vệ môi trường”, Thạc sĩ Sơn nói.

Sinh viên chế thiết bị thu gom rác nổi trên mặt nước ảnh 2

Thiết bị thu gom rác nổi tự động. Ảnh: NVCC

Sản phẩm để khởi nghiệp

Để có được thiết bị thu gom rác trên mặt nước ra đời, nhóm sinh viên phải mất khá nhiều thời gian. Trong đó, phải sắp xếp hợp lý giờ học trên trường và học nhóm.

Cùng với đó, việc thử nghiệm thiết bị đôi lúc cũng gặp rất nhiều khó khăn, có đôi lúc thiết bị lắp ráp xong phải tháo ra làm lại như từ đầu vì thiếu một chi tiết nhỏ. Thế nhưng, khó khăn không làm các sinh viên trẻ chùn bước, cộng với đó, sự hỗ trợ của giảng viên trong trường và giảng viên khoa Vật lý, đề tài đã dần dần hoàn thiện những khâu cuối cùng.

Tại cuộc thi tìm kiếm “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức vào tháng 4/2023 vừa qua, đề tài “Thiết bị thu gom rác nổi tự động” đã xuất sắc vượt qua hàng chục đề tài khác để giành giải Nhất tại cuộc thi. Điều đặc biệt là cùng với giá trị giải thưởng là 80 triệu đồng, thiết bị dự kiến sẽ được chạy thử nghiệm tại đảo Cát Bà (TP Hải Phòng). Đây là “quả ngọt” của sự cố gắng mà tất cả các sinh viên trong nhóm và giảng viên đã tâm huyết dành cho đề tài.

Sinh viên Phạm Thị Phương cho biết, “kim chỉ nam” của nhóm chính là chung tay bảo vệ môi trường sống. Không những vậy, sản phẩm của nhóm là một ý tưởng để khởi nghiệp trong tương lai. Để khởi nghiệp, nhóm sẽ cải tiến sản phẩm nhiều hơn để có cơ hội về đầu tư về kinh phí và một số điều kiện khách quan, để từ đó tạo đà cho việc đưa sản phẩm ra thị trường.

“Nhóm chúng em sẽ tập trung vào việc cải tiến sản phẩm, trong đó cải tiến một số vật liệu inox đang sử dụng thay thế vào đó là sản phẩm bằng nhựa để giảm giá thành mà vẫn chịu được độ ăn mòn của muối biển. Cùng với đó, có thể kết hợp thêm một số tính năng khác vào thiết bị”, trưởng nhóm Phạm Thị Phương cho hay.

“Máy có thể đặt ở các điểm như sông, hồ, các cảng cá và bãi biển, có công suất 15m3 nước/giờ. Ngoài ra, sản phẩm này được thiết kế gọn, dễ vận hành cùng với đó hiệu quả cao và chi phí sản xuất thấp”, sinh viên Phan Văn Đà thông tin.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”