Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Chuyện Lạ Thế Giới - Bên trong "Chợ Chú Rể" 700 năm...

Chuyện Lạ Thế Giới – Bên trong “Chợ Chú Rể” 700 năm tuổi của Ấn Độ

Trong một sự kiện diễn ra hằng năm tại bang Bihar, Ấn Độ, những người đàn ông sẽ đứng chờ gia đình của các cô dâu tương lai tới chọn làm con rể. Hủ tục này đã tồn tại hơn 700 năm và đang được chính quyền sở tại kêu gọi xóa bỏ

Giữa cái nóng như thiêu đốt của một buổi chiều tháng 7 tại bang Bihar, miền Đông Ấn Độ, một người đàn ông trong chiếc áo sơ mi hồng và quần tây đang hồi hộp chờ đợi dưới một gốc cây. Hôm nay là một ngày trọng đại đối với anh.

Nirbhay Chandra Jha, năm nay 35 tuổi, đã đi hơn 100km từ Begusarai đến quận Madhubani với hy vọng tìm được một cô dâu phù hợp ở Saurath – ngôi làng nổi tiếng với sự kiện “sabha”, trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là “Chợ chú rể”.

 

Nirbhay Chandra Jha tới chợ chú rể với mong muốn kiếm được một cô dâu (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Nirbhay Chandra Jha tới chợ chú rể với mong muốn kiếm được một cô dâu

Nirbhay cho hay, anh chỉ mong muốn nhà gái tặng cho mình của hồi môn khiêm tốn, khoảng 50.000 rupee (tương đương 630 USD). “Nếu trẻ hơn, tôi đã yêu cầu số của hồi môn nhiều hơn, khoảng 200.000 – 300.000 rupee ( tương đương 2.500-3.700 USD)”, người đàn ông nói.

Nirbhay hiện đang làm quản lý tại một nhà máy với thu nhập ổn định. Anh tin rằng mình là mình là một người chồng lý tưởng.

Gần chỗ Nirbhay đứng, khoảng 20 người đàn ông đang ngồi dưới tán cây và bàn luận về sự xuất hiện của các ứng cử viên trong chợ chú rể năm nay. Mặc dù những truyền thống như vậy phần lớn đã biến mất ở Ấn Độ, nhưng chợ chú rể ở Madhubani vẫn tồn tại tới tận ngày nay.

India groom market

Tấm biển chào mừng những ứng viên tiềm năng đến với “Chợ Chú Rể” tại làng Saurath

Trong truyền thống 700 năm tuổi độc đáo này, những người đàn ông có nguyện vọng sẽ đứng chờ trong đám đông. Những người giám hộ nam của các cô gái, thường là cha hoặc anh trai, sẽ lựa chọn chú rể. Nói chung, cô dâu không có tiếng nói trong quá trình này.

Người dân địa phương cho biết, gia đình các cô dâu tương lai tới thăm làng mà không tuyên bố ý định và ngầm quan sát những người đàn ông từ xa. Khi đã lựa chọn xong, họ đặt một chiếc khăn choàng màu đỏ lên vai người đàn ông được chọn để tuyên bố công khai về quyết định của mình. “Giống như nhà gái đang sắm một chú rể mà họ thích cho cô dâu nếu họ đủ tiền trả của hồi môn theo yêu cầu”, một người đàn ông sống ở ngôi làng bên cạnh cho biết.

Những người có nghề nghiệp càng danh giá và vị trí cao trong xã hội thì yêu cầu của hồi môn theo đó cũng càng tương xứng. Các kỹ sư, bác sĩ và công nhân viên chức chính là các ứng cử viên được săn đón nhiều nhất.

India groom market

Các “ứng cử viên” tại “Chợ chú rể” Saurath

Nhìn bề ngoài, hiện tại những người đàn ông chủ yếu đến từ các ngôi làng chân quê, những người có quan tâm đặc biệt đến việc giữ gìn văn hóa truyền thống. Song khu chợ chú rể thực chất là tàn tích còn sót lại của một thời hôn nhân sắp đặt. Dù lượng chú rể tới chợ mỗi năm ngày một ít đi, phong tục này vẫn chưa hoàn toàn bị xóa sổ.

Không chỉ vậy, chợ chú rể còn liên quan tới một hủ tục khác – yêu cầu của hồi môn. Mặc dù đòi của hồi môn là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng nó lại rất phổ biến và được xã hội chấp nhận, đặc biệt là ở bang Bihar và bang lân cận Uttar Pradesh. Các chuyên gia ước tính mỗi năm tổng số tiền mà người dân Ấn Độ chi cho của hồi môn lên tới 5 tỷ USD – bằng với chi tiêu hàng năm của chính phủ cho y tế công cộng.

Từ hơn 60 năm trước, Ấn Độ ra lệnh cấm tục lệ đưa của hồi môn và coi hành vi này là tống tiền (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Từ hơn 60 năm trước, Ấn Độ ra lệnh cấm tục lệ đưa của hồi môn và coi hành vi này là tống tiền 

“Ngày nay, của hồi môn không được nhìn nhận tích cực nhưng việc này vẫn diễn ra lén lút. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng họ đã đầu tư tiền để con trai trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ, nên họ muốn được hoàn lại “vốn” và của hồi môn được coi là một trong những cách để làm điều đó”, Shekhar Chandra Mishra, một trong những người tổ chức chợ chú rể cho biết.

Hủ tục đòi của hồi môn đã gây ra nhiều vụ việc thương tâm tại Ấn Độ. Nhiều phụ nữ đã bị gia đình chồng đánh đập, thậm chí là sát hại do không thể trả hết tiền hồi môn. Theo dữ liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia, trên khắp Ấn Độ ghi nhận hơn 8000 trường hợp tử vong do tranh chấp của hồi môn.

Mới đây, chính quyền bang Bihar đã kêu gọi người dân tẩy chay việc đòi hỏi của cải trước hôn nhân. Trên các bức tường tại đây, không khó để bắt gặp các bức tranh cổ động tẩy chay của hồi môn.

Bài gốc: https://vietnam.postsen.com/world/69060/Inside-the-700-year-old-‘groom-market’-in-the-Indian-state-of-Bihar.html

Duy Nghĩa – Sưu tầm và lược dịch

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.