Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.36)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.36) Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi Người đi tìm hình nước – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Nơi này từng là trung tâm giao thương quan trọng của khu vực, nhiều thương thuyền quốc tế ghé thăm, trao đổi buôn bán. Từ Bến Nhà Rồng cũng mở ra con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam khi đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

Bến Nhà Rồng ngày nay được gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM là tên thường gọi cho cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn (quận 4, TPHCM).

 

 

Trước đây, nơi này từng là trụ sở của thương cảng Sài Gòn, được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1863. Nhắc đến Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Nơi đây, ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm.

 

 

Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về tên gọi của Bến Nhà Rồng, tuy nhiên, cách giải thích phổ biến hiện nay cho rằng: Bến là chỉ Bến Nghé, là một bến thuyền nằm trên sông Tân Bình, tên gọi trước đây của sông Sài Gòn. Sông Tân Bình được ghi nhận trong Gia Định thành thông chí, bộ địa chí về vùng đất Nam bộ thế kỉ XIX của Trịnh Hoài Đức: Tân Bình giang ở trước thành Gia Định thuộc địa bàn phủ Tân Bình, tục gọi là sông Bến Nghé. Sông rộng 142 tầm, sâu 10 tầm, nước ròng hết mức sâu 13 thước (khoảng 5 m), sông rộng lớn nước sâu và trong. Bến Nghé tên chữ là Ngưu Chử. Sông rộng, sâu, tương truyền nhiều cá sấu, từng đàn, đuổi  nhau rống lên như nghé gọi bầy, cho nên đặt tên như thế.

 

Khu vực bến Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866, một trong những hình ảnh xưa nhất về Sài Gòn. Khu Nhà Rồng được Công ty vận tải đường biển Pháp xây dựng từ năm 1863 để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.

 

Nhà Rồng là nhà trụ sở hãng Vận tải Hoàng đế (Messageries Imperials), một hãng tàu của người Pháp, được xây dựng vào khoảng năm 1863. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam, vì thế mà có tên Nhà Rồng. Tuy đây là hình ảnh thường thấy trong văn hóa Á Đông nhưng điểm khác biệt là ở giữa hai đầu rồng không khắc hình mặt nguyệt mà là một phù hiệu với hình dạng đầu ngựa và mỏ neo. 

 

Nhà Rồng năm 1938 với hai con rồng trên đầu hồi (ngày nay không còn nữa).

 

Công trình được xây dựng bởi người Pháp nên nét kiến trúc nơi đây mang đậm dấu ấn phương Tây với các cột trụ lớn, cửa sổ được bổ trí xung quanh tòa nhà và không gian bề thế, sang trọng. Điểm thú vị là những nét kiến trúc Á Đông cũng được kết hợp một cách khéo léo, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hòa quyện giữa Á và Âu.  Đặc biệt, trên đỉnh mái của tòa nhà có hình hai con rồng hướng vào nhau với ý nghĩa “Lưỡng long chầu nguyệt”. Đến năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cải tạo công trình và thay hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế hướng đầu ra ngoài. Tính đến nay, công trình vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, giúp du khách có thể chiêm ngưỡng và dễ dàng khám phá nét kiến trúc độc đáo của nơi đây.

 

 

Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ “Thủ ngữ” có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi. Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường Catina (Đồng Khởi).

 

Cột cờ Thủ Ngữ năm 1866, một năm sau khi xây dựng xong.

 

Cột cờ Thủ Ngữ sau khi trùng tu

 

Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.

 

 

Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TPHCM, hướng ra sông Sài Gòn là tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Với chất liệu bằng kim loại cao 330 cm, nặng 1000 kg. Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi đến với bảo tàng.

 

 

Đối với người Việt Nam, Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Bác Hồ đã từng sinh sống ở đây, là nơi Người ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Bên cạnh đó, Bến Nhà Rồng cũng là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về lịch sử Việt Nam. Du khách đến đây cũng có thể tham quan, tìm hiểu cuộc sống và lịch sử của dân tộc, đặc biệt là hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

 

——————————————

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách...

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm...

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.