Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Công nghệ số sẽ thay đổi xu hướng du lịch thông minh...

Công nghệ số sẽ thay đổi xu hướng du lịch thông minh Việt Nam thế nào?

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

 

Công nghệ số sẽ làm thay đổi xu hướng du lịch thông minh Việt Nam trong tương lai. (Ảnh minh họa: Mai Mai/Vietnam+)

Công nghệ số sẽ làm thay đổi xu hướng du lịch thông minh Việt Nam trong tương lai. (Ảnh minh họa: Mai Mai/Vietnam+)

Theo nghiên cứu, thị trường du lịch thông minh toàn cầu dự kiến sẽ đạt 28,7 tỷ USD vào năm 2023. Việt Nam đang ở vị thế sẵn sàng để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này.

Bên cạnh việc ra mắt ứng dụng VNeID đóng vai trò vừa là thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam và vừa là nền tảng để du khách nước ngoài tải lên giấy tờ, Việt Nam cũng đã ra mắt thẻ Viet-Smart Travel Card vào tháng 5/2023 để du khách đặt khách sạn và vé máy bay, cùng một số dịch vụ du lịch khác. Vậy, bước tiếp theo sẽ là gì?

Một cách để Việt Nam tăng cường nỗ lực phát triển du lịch thông minh là tận dụng các nền tảng du lịch. Là những nền tảng đa dịch vụ đóng vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số, các nền tảng du lịch có tiềm năng đẩy mạnh và hỗ trợ cuộc cách mạng du lịch thông minh tại Việt Nam bằng cách cung cấp chuyên môn và quan hệ đối tác để tạo thành một hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh.

Chuyển đổi từ ngoại tuyến sang trực tuyến

Thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam dự kiến đạt 9 tỷ USD vào năm 2025. Trên thực tế, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước (trên 60% và 75%) sử dụng các nền tảng trực tuyến để đặt phòng khách sạn và tour du lịch. Con đường dẫn đến du lịch thông minh được mở ra bởi công cuộc số hóa.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), sẽ có cơ hội gặt hái thành công từ quá trình chuyển đổi số. Hành trình của họ có thể bắt đầu bằng việc hợp tác với các nền tảng du lịch để thiết lập sự hiện diện trên nền tảng số.

Công nghệ số góp phần thay đổi hành vi tìm kiếm thông tin của khách du lịch. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Sau đó, việc đưa các sản phẩm bản địa của họ lên mạng trực tuyến cho phép các doanh nghiệp này trở thành một phần của danh mục sản phẩm toàn diện, được kết nối với nhau và có thể truy cập được bởi hàng triệu người trên khắp thế giới.

Trên thực tế, không chỉ cung cấp cho các SMEs một vị trí trên mạng trực tuyến, các nền tảng du lịch còn cung cấp cho họ nhiều lợi ích hơn thế. SMEs hợp tác với các nền tảng du lịch sẽ có cơ hội lớn trong việc tiếp cận thị trường. Họ có thể đưa các sản phẩm/dịch vụ của mình tới toàn cầu cũng như tăng cường sự nhận diện thương hiệu.

Các SMEs cũng sẽ có cơ hội truy cập vào các dữ liệu phân tích quan trọng giúp họ điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả hơn, bằng cách hiểu rõ sở thích của khách hàng, cũng như xu hướng và nhu cầu của thị trường. Điều này tạo ra lợi ích tuần hoàn, với chiến lược tiếp thị liên tục được tinh chỉnh một cách có mục tiêu để tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên.

Tư duy lấy khách hàng làm trung tâm

Chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm. Ví dụ, trong tour diễn của nhóm nhạc Blackpink kéo dài hai ngày 29 và 30 tháng 7 năm nay tại Hà Nội, lượng người hâm mộ quốc tế khổng lồ đã đổ về Việt Nam, khiến lượng du khách tại nhiều điểm đến khác nhau tại thủ đô đã tăng đến 20%.

Các nền tảng du lịch đã chứng kiến tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn tăng 15%, và chi tiêu cho thực phẩm, vận tải, mua sắm và dịch vụ địa phương cũng tăng lên đáng kể. Những giải pháp một cửa như vậy dành cho khách du lịch rất quan trọng – cung cấp sự hỗ trợ ở mọi giai đoạn trên hành trình trải nghiệm của khách hàng, từ tìm kiếm, đặt phòng, đến các dịch vụ trong chuyến đi và đánh giá sau chuyến đi.

Chủ tịch Traveloka, ông Caesar Indra cho rằng để thành công, lộ trình du lịch thông minh của Việt Nam cần có một chiến lược minh bạch, phối hợp và bền vững. (Ảnh: NVCC)

Mặt khác, khía cạnh vận chuyển trong du lịch thường là một mối lo ngại, đặc biệt ở Đông Nam Á – nơi có các quy tắc khác nhau áp dụng cho từng quốc gia. Bằng cách hợp tác với các nền tảng du lịch, các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thể số hóa việc đặt chỗ, đặt phòng và các yêu cầu của khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi du lịch.

Họ cũng khuyến khích sự hợp tác giữa các ngành với các tổ chức tài chính hay các công ty thực phẩm và đồ uống, cho phép du khách có thể tạo ra được các kế hoạch được cá nhân hóa. Các doanh nghiệp tích hợp vào hệ sinh thái này sau đó có thể định vị bản thân mình như là những nhà cung cấp đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở bất cứ đâu.

Và trong một xã hội ngày càng tiến tới không dùng tiền mặt, các SMEs có thể tận dụng các hệ thống thanh toán di động độc quyền và vé điện tử để cải thiện hiệu quả hoạt động và mang lại trải nghiệm khách hàng liền mạch.

Một nghiên cứu của Visa năm ngoái cho thấy 77% người tiêu dùng Đông Nam Á có kế hoạch sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn. Với sự phổ biến của các tùy chọn thanh toán số hiện nay, sẽ là thiếu sót nếu các doanh nghiệp không cung cấp các dịch vụ như vậy cho du khách.

Lộ trình minh bạch và bền vững

Để thành công, lộ trình du lịch thông minh của Việt Nam cần có một chiến lược minh bạch, phối hợp và bền vững. Khi các bên liên quan với các điểm mạnh khác nhau cùng tập hợp lại, dù là cùng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận hay thúc đẩy tính bền vững, thách thức ở đây là đảm bảo mọi người đều thống nhất với mục tiêu chung là nâng tầm ngành du lịch của đất nước.

Cơ quan chính phủ có thể tiên phong trong việc thực hiện các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ số và tạo ra khung pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Dựa trên các sáng kiến du lịch thông minh được triển khai gần đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam vào tháng 7 vừa qua đã vạch ra kế hoạch bao gồm việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp du lịch.

Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện cho các trải nghiệm của khách du lịch. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Các nền tảng du lịch có thể đóng góp bằng cách chia sẻ chuyên môn công nghệ của mình để mang lại trải nghiệm địa phương được cá nhân hóa hơn. Điều này gắn liền với xu hướng quan tâm đến phát triển du lịch bền vững, mà các doanh nghiệp trong nước thường thể hiện.

Việc giúp du khách dễ dàng khám phá các thương hiệu địa phương chính thống trực tuyến sẽ tạo ra một mạng lưới nhà cung cấp bền vững mạnh mẽ hơn, những người luôn chú trọng về việc tối đa hóa nguồn lực của họ.

Sự hợp tác này chỉ có thể gặt hái thành công nếu các bên tham gia trong ngành du lịch Việt Nam – từ chính phủ đến doanh nghiệp – chấp nhận các nền tảng số. Chúng là cốt lõi của hệ sinh thái du lịch và cũng là nền tảng của nền kinh tế. Thông qua sự hợp tác đôi bên cùng có lợi với các nền tảng du lịch, Việt Nam có thể trở thành một trong những nước dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch thông minh để đi trước xu hướng./.

 

Theo Vietnamplus

CÁC TIN KHÁC

Quạt không cánh có thực sự không cánh?

Quạt không cánh được ưa chuộng vì an toàn, thời thượng; nhưng rất nhiều người thắc mắc, quạt không cánh có thực sự không cánh, không cánh thì sao lại tạo ra gió?

Lợi ích từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một công nghệ đột phá. Với tiềm năng to lớn, công nghệ này đã được đẩy mạnh ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, đem lại lợi ích rõ rệt.

Khám phá nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn có diện tích trên 17ha, thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (huyện Sóc Sơn). Tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, gồm 3 giai đoạn, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô/ngày - đêm (tương đương 5.500 tấn rác ướt), công suất phát điện 75MW, được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và thứ hai thế giới.

Tại sao smartphone cảm ứng vẫn sống dai hơn QWERTY

Nếu đang tự hỏi vì sao smartphone trang bị bàn phím QWERTY có tuổi thọ kém hơn so với màn hình cảm ứng thì hãy cùng tìm hiểu.

Top 3 siêu máy tính nhanh nhất hành tinh

Dưới đây là 3 siêu máy tính nhanh nhất mà con người đang có.

Thiết kế hình cánh chim đại bàng tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) có diện tích gần 20.000 m2, thiết kế hình cánh chim nổi bật, vốn đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, khánh thành hôm 28/10.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hành trình chinh phục Kỷ lục: WiT – ‘Nâng tầm thể chất’ với cung đường chạy 21km cùng lúc tại 28 tỉnh, thành có biển của Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Chương trình "NÂNG TẦM THỂ CHẤT" do Công ty CP Tổ chức đào tạo WiT tổ chức chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) cùng Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) ghi nhận thông số để tiến tới xác lập Kỷ lục Việt Nam và Thế giới, sau khi ghi nhận kết quả qua online và offline vào ngày 26/11/2023, với số lượng học viên, huấn luyện viên tham gia chạy 21km trên cát kết hợp các cung đường ven biển cùng lúc nhiều nhất.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra bộ sạc không dây dưới da

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra bộ sạc không dây dưới da với khả năng phân hủy sinh học.

VietKings và Kỷ lục Số khởi động Hành trình “Chạy vì sức khỏe Việt Nam” trên ứng dụng ViKi

(Kyluc.vn) Trong năm 2024, VietKings và Kỷ lục Số sẽ ký kết hợp tác chiến lược với 07 Đơn vị Sở hữu Kỷ lục Việt Nam để triển khai rộng rãi trong cộng đồng. Mỗi đơn vị sẽ lựa chọn 07 cung đường đặc biệt tương ứng để thực hiện trong Hành trình "Chạy vì sức khỏe Việt Nam".

Quản lý chất lượng mật ong bằng công nghệ của công nghiệp 4.0

Các nhà khoa học trong nước đã ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng...

Nvidia chính thức trở thành hãng chip lớn nhất thế giới

Lần lượt vượt qua những tên tuổi lớn như Intel, Samsung, TSMC, Nvidia chính thức trở thành nhà sản xuất chip đạt lợi nhuận cao nhất thế giới trong quý III/2023.

Chung kết và Trao giải EOV 2023 Khu vực Miền Nam: Bệ phóng đưa bạn trẻ Việt trở thành công dân toàn cầu

(Kỷ lục - VietKings) Sáng ngày 26/11/2023, vòng Chung kết Cuộc thi Olympics Tiếng Anh toàn quốc - English Olympics of Vietnam 2023 khu vực miền Nam chính thức diễn ra với 5 đội thi, mỗi đội 4 thành viên. Sau 4 vòng thi gay cấn và đầy hấp dẫn, Đội Quán quân EOV mùa 2 - 2023 đã chính thức lộ diện.