Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Ý nghĩa mô...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Ý nghĩa mô hình Nhà trung chuyển đầu tiên tại Hà Nội dành cho người khuyết tật

Mô hình Nhà trung chuyển sẽ hỗ trợ đắc lực cho người bệnh, người khuyết tật trong phục hồi chức năng. Đây cũng là mô hình để người khuyết tật hoặc gia đình của họ tham khảo, thay đổi môi trường phù hợp hơn cho người khuyết tật, sớm hòa nhập cộng đồng.

 

Nhà trung chuyển là nơi giúp người bệnh, người khuyết tật làm quen, thích nghi, luyện tập cho những hoạt động hòa nhập cuộc sống thực tại gia đình, cộng đồng sau giai đoạn điều trị lâm sàng. Ảnh: Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng

Nhà trung chuyển là nơi giúp người bệnh, người khuyết tật làm quen, thích nghi, luyện tập cho những hoạt động hòa nhập cuộc sống thực tại gia đình, cộng đồng sau giai đoạn điều trị lâm sàng. Ảnh: Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng

Ngày 25/9, Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (viết tắt ACDC) phối hợp cùng Trường ĐH Y tế Công cộng tổ chức khánh thành Nhà Trung chuyển đầu tiên tại Hà Nội.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật, giai đoạn II” do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Viện ACDC là đối tác thực hiện.

Nhà trung chuyển xây dựng tại Phòng khám Đa khoa của Trường ĐH Y tế Công cộng đã trở thành Nhà trung chuyển thứ 7 do ACDC triển khai thiết lập tài trợ từ USAID.

Thực tế, Hà Nội là nơi tập trung các BV, cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến cuối, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân rất lớn.

Việc triển khai mô hình tại Trường ĐH Y tế Công cộng kỳ vọng sẽ tạo một chuỗi cung ứng dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật hoàn thiện tại cấp trung ương. Từ đó, tạo ra tác động tích cực, lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng hơn ý nghĩa của mô hình trong cộng đồng.

Công trình được khảo sát, lên ý tưởng xây dựng từ tháng 3/2023 và bắt đầu thiết lập cơ sở vật chất từ tháng 6/2023. Đây là mô hình giúp người bệnh, người khuyết tật có cơ hội thực hành các chức năng sinh hoạt hằng ngày trước khi trở về gia đình và cộng đồng, để tái hòa nhập một cách độc lập.

Các hoạt động thực hiện trong Nhà trung chuyển tập trung thực hành các chức năng sinh hoạt cơ bản như: di chuyển, tự mặc quần áo, ăn uống, nấu ăn, vệ sinh cá nhân và các hoạt động tham gia cộng đồng khác.

Nhà trung chuyển tại Hà Nội xây dựng với mô hình 2 giường ngủ và khu vực dành cho các hoạt động sinh hoạt chung như khu vực giải trí và luyện tập, công trình được trang bị các vật dụng nhỏ để người bệnh tự chăm sóc và thực hành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: dụng cụ nhà bếp, các thiết bị hỗ trợ di chuyển (xe lăn), các thiết bị định vị (ghế ngồi tắm),…

Người khuyết tật thực hành các chức năng sinh hoạt cơ bản. Ảnh: Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng

Người khuyết tật thực hành các chức năng sinh hoạt cơ bản. Ảnh: Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng

Theo kế hoạch, Nhà trung chuyển sau thời gian hoạt động sẽ do Phòng khám Đa khoa và Khoa y học lâm sàng (Trường ĐH Y tế Công cộng) phụ trách vận hành và phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm đảm bảo mục tiêu kép: phục vụ bệnh nhân và là nơi thực hành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phục hồi chức năng.

Phát biểu tại sự kiện, TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Trên thế giới, Khu trung chuyển trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được triển khai, áp dụng từ những năm 1975 và có nhiều nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Từ đó có thể thấy mô hình này rất phù hợp với người khuyết tật và cần thiết trong công tác phục hồi chức năng tại cơ sở y tế. Từ năm 2019 đến nay, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã phối tham gia định hướng và phối hợp với Viện ACDC triển khai các 6 mô hình Nhà trung chuyển tại các tỉnh miền Trung cũng như mô hình tại Trường ĐH Y tế Công cộng.

Qua đó có thể thấy, việc triển khai Nhà trung chuyển tại Trường ĐH Y tế Công cộng là rất cần thiết để hoàn thiện chuyên môn cho Khoa Phục hồi chức năng của Phòng Khám đa khoa và sắp tới sẽ trở thành BV Đa khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây cũng là một trong những bước đi đầu trong quá trình thực hiện Quyết định 569 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng. Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phục hồi chức năng.

Theo Kinh Tế Đô Thị

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”