Trang chủ Thế giới ý tưởng Nhóm sinh viên sáng chế mô hình thu gom nước mưa tại...

Nhóm sinh viên sáng chế mô hình thu gom nước mưa tại ĐBSCL

Khi mưa xuống, nước từ mái nhà sẽ chảy xuống máng xối, tập trung vào một hoặc nhiều chỗ (tùy lưu lượng mưa) rồi qua một tấm lọc cặn, bã. Sau đó nước này sẽ đi qua một hệ thống lọc cơ học để đảm bảo hạn chế tối đa các chất rắn lơ lửng, bụi bẩn.

Mô hình “Thu gom nước mưa và bổ sung nhân tạo nước dưới đất” được thực hiện bởi 7 sinh viên Khoa Địa chất – Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM: Nguyễn Văn Cường, Đỗ Văn Cường, Lê Hoài Hân, Ngô Quốc Khánh, Trần Nhật Vy, Nguyễn Ngọc Thanh Vũ và Nguyễn Thị Thùy Dương.

Theo Thùy Dương, mục đích đề xuất của nhóm là hướng tới các vùng thiếu nước sinh hoạt để sử dụng. Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, xử lý, tích trữ trong bể chứa và lượng dư nước mưa tràn ra từ bể khi đã tích trữ đủ cho sử dụng sẽ dẫn xuống các giếng khoan (đã ngưng sử dụng) nhằm bổ sung thêm lượng nước ngầm thiếu hụt của các tầng chứa nước.

Từ những buổi học Địa chất thủy văn

Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, bạn Nguyễn Văn Cường chia sẻ: “Ý tưởng được hình thành từ những buổi học môn Địa chất thủy văn đại cương cùng những chia sẻ của thầy qua những buổi giảng. Sau khi thi xong môn này (đầu năm 2016), cũng là lúc ĐBSCL bị xâm nhập mặn trên diện lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, trong đó có nguồn nước.

Trước thực trạng đó, là một người ở khu vực bị ảnh hưởng, lại là sinh viên Khoa Địa chất, bản thân cũng như các thành viên nhóm muốn thực hiện một điều gì đó nhằm giảm thiểu ảnh hưởng cho người dân, cũng như làm tăng cường thêm phần nào nguồn nước ngầm hiện đang sụt giảm mạnh của vùng”.

Được biết, chỉ trong khoảng thời gian có vài ngày cùng với sự nhiệt huyết, đồng lòng của 7 thành viên với số tiền được tích lũy từ giải thưởng đạt được trong những cuộc thi trước, nhóm đã tự vẽ ra một mô hình với đầy đủ các yêu cầu như đảm bảo độ sạch của nước, đảm bảo các chỉ tiêu hóa sinh cho sinh hoạt, nước thu được đủ sử dụng và không nhiễm các chất độc từ khu vực thu gom, không chất lơ lửng.

Mô hình thu gom nước mưa của nhóm sinh viên sáng chế – Ảnh: Thu Anh

“Mô hình được thực hiện với mục đích thu gom nước mưa từ mái nhà ở quy mô hộ gia đình, cho nên việc lựa chọn mái nhà sao cho phù hợp đảm bảo sức khỏe là điều được quan tâm nhất. Việc thu gom tốt nhất là chọn các mái nhà làm từ gạch ngói hoặc nhựa, tránh các loại mái có nguy cơ thải ra các chất độc”, bạn Lê Hoài Hân cho biết.

Theo phân tích của Quốc Khánh, khi mưa xuống, nước từ mái nhà sẽ chảy xuống máng xối rồi tập trung vào một hoặc nhiều chỗ (tùy lưu lượng mưa), khi này, nước sẽ qua một tấm lọc cặn, bã. Sau đó nước sẽ đi qua một hệ thống lọc cơ học để đảm bảo hạn chế tối đa các chất rắn lơ lửng, bụi bẩn. Từ hệ thống lọc, nước sẽ theo đường ống dẫn vào bể chứa nước đã tính toán trước trữ lượng sử dụng.

Sau một thời gian, có thể nhanh hay chậm tùy vào lưu lượng mưa của vùng thì nước sẽ được chứa đầy bể chứa. Bể chứa lúc này sẽ được thiết kế một vòi tràn ở trên để khi đầy bể, nước dư còn lại sẽ chảy ra ngoài và dẫn xuống hệ thống giếng đã ngưng sử dụng do khai thác quá mức.

“Để đảm bảo nước thu được là tốt nhất thì hệ thống được đặt thêm một cái van ở phía trên tấm lưới lọc cặn, bã. Vào những trận mưa đầu mùa thì người dân có thể khóa van lại, không thu nước đó, vì thường mưa đầu mùa có chứa nhiều chất độc và rác từ mái nhà. Sau vài trận mưa thì ta mở van này, nước sẽ theo hệ thống và được trữ lại”, Hoài Hân giải thích thêm về nguyên lý hoạt động của mô hình này.

Ảnh: NVCC

Hoàn toàn sử dụng đủ trong mùa khô

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa tại các hộ dân, nhóm thực hiện đã cùng nhau tính toán kỹ lưỡng về bể chứa nước cũng như đường ống dẫn nước sao cho phù hợp với từng địa phương khác nhau.

Theo Đỗ Văn Cường, tùy khu vực có lượng mưa khác nhau mà nhóm sẽ tính toán đường ống dẫn sao cho phù hợp. Còn về lượng nước tích trữ mới chỉ là ước lượng sau khảo sát. Tuy nhiên, hệ thống này có thể trữ được một lượng nước lớn và hoàn toàn có thể sử dụng đủ trong mùa khô mà người dân không cần phải đi mua nước.

Nói về ưu điểm nổi trội của mô hình, bạn Nhật Vy nhấn mạnh: “Khu vực ĐBSCL có lượng mưa rất lớn (1.400 – 2.200 mm/năm) nên lượng nước thu trữ trong bể để sử dụng là rất nhanh. Đồng thời, lượng nước dư còn lại sẽ dẫn vào giếng sau quá trình lọc sạch nhằm tránh ô nhiễm giếng.

Với ưu điểm đó, mô hình sẽ góp phần tăng thêm lượng nước ngầm vốn bồi hoàn rất chậm từ tự nhiên và có thể góp phần nào giảm xâm nhập mặn từ việc gia tăng mực nước ở các giếng khoan.

Bạn Lê Hoài Hân – một thành viên trong nhóm bên mô hình sáng chế của nhóm – Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng thắn về mô hình của mình, nhóm tác giả cho rằng vấn đề khiến nhóm đau đầu nhất chính là việc xử lý nước trước khi đưa vào giếng, vì nếu không chú ý và quản lý kỹ thì không những không hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng đến nguồn nước của các khu vực lân cận.

Được biết, mục đích của mô hình mà nhóm đề xuất là hướng đến các hộ gia đình trong khu vực ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và không có nước sạch sử dụng. Vì thế việc thực hiện cho các hộ khó khăn chính là điều mà nhóm quan tâm. Trong tương lai, nhóm mong muốn được nhân rộng mô hình ra các khu vực còn lại nhằm bổ sung tầng chứa nước.

Đại diện nhóm (2 bạn nam bên phải ảnh) lên nhận giải thưởng tại buổi Hội thảo – Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Thanh Vũ, hiện tại mô hình mới chỉ dừng lại ở những nét vẽ, số liệu trên giấy và còn đang hoàn thiện các chi tiết còn lại nhằm mục đích hạn chế những điểm không đáng có làm ảnh hưởng đến nhiều mặt.

Khi được hỏi về kinh phí mà các hộ dân sẽ phải chi trả cho mô hình này, nhóm bạn trẻ đáp: “Chúng em chưa biết!” Nhưng trong tương lai, đại diện nhóm hi vọng: “Với việc đề xuất của nhóm sẽ nhận được tài trợ kinh phí thực hiện từ dự án IGPVN (Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước ngầm tại các khu đô thị Việt Nam) hoặc các nhà tài trợ khác”.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.