Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất phân...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất phân bón từ chất thải công nghiệp

Từ chất thải các khu công nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam còn tạo ra phân bón để cung cấp cho ngành nông nghiệp, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
Thùng ủ phân từ lông gà kết hợp trống xoay với lưới sàng và phân hữu cơ sinh học từ lông gà.
Thùng ủ phân từ lông gà kết hợp trống xoay với lưới sàng và phân hữu cơ sinh học từ lông gà.

Công nghệ biến chất thải thành phân bón

Ở Việt Nam, số lượng các khu công nghiệp (KCN) đang gia tăng một cách nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có hơn 292 KCN đã đi vào hoạt động, với nhiều ngành nghề khác nhau. Bùn thải công nghiệp phát sinh từ các ngành nghề như sản xuất bánh kẹo, bia, nước ngọt, sữa, nước uống; sản xuất thép, nhôm, nhựa, giấy, sơn dầu, dệt nhuộm, xi mạ…

Dự kiến đến năm 2025, lượng bùn thải công nghiệp phát sinh ở mỗi KCN tăng 1,23 – 3,21 lần. Bùn thải gia tăng không chỉ ảnh hưởng đến chi phí xử lý của các nhà đầu tư, mà còn là bài toán khó, thách thức các cơ quan chức năng trong việc tìm giải pháp xử lý.

Góp phần giải quyết bài toán này, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được phân bón để cung cấp cho ngành nông nghiệp, đóng góp hữu hiệu cho các hoạt động xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong nước. Có thể kể đến đầu tiên là phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ bùn thải của nhà máy sản xuất bia.

Hình thành từ nghiên cứu “Tái sử dụng bùn thải sinh học và tro trấu từ nhà máy bia sản xuất phân hữu cơ”, tác giả Nguyễn Khắc Biền (Trường Đại học Công nghiệp TPHCM) đã nghiên cứu các loại vật liệu như bùn thải, tro trấu thu được từ nhà máy sản xuất bia, cùng các chế phẩm sinh học cần thiết để tạo ra phân hữu cơ.

Kết quả thử nghiệm lên cây rau mầm cho thấy, cây phát triển tốt trong môi trường giá thể có bổ sung phân hữu cơ; cây phát triển mạnh hơn, năng suất cao hơn so với bón các loại phân hữu cơ đang phổ biến trên thị trường. Có thể thấy, bùn thải từ nhà máy bia hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho ngành nông nghiệp.

TS Vũ Thúy Nga và các tác giả khác từ Viện Môi trường Nông nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, đánh giá các đặc tính sinh hóa và tiềm năng xử lý bùn thải của nhà máy bia làm phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm cải thiện nguồn dinh dưỡng cho đất cũng như bảo vệ môi trường. Khi nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trên cây đậu cove trong chậu, rễ cây phát triển tốt hơn và trọng lượng quả cao hơn 23,6% so với mẫu đối chứng.

Nghiên cứu công nghệ cho nông nghiệp tuần hoàn

Hoạt động giết mổ gia cầm cũng sản sinh ra nhiều chất thải. Năm 2021, nhóm nghiên cứu của TS Tạ Ngọc Ly (Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) đã tiến hành nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ lông gà thải.

Theo TS Tạ Ngọc Ly, lông gia cầm thải có hàm lượng nitơ rất cao, khó phân hủy. Ngoài ra, hỗn hợp lông gia cầm thải chứa phân, tiết, nếu ủ thông thường sẽ sinh ra dòi bọ, nước rỉ, mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường.

Sau quá trình thử nghiệm và chọn lọc, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các chủng sinh vật có hoạt tính keratinase để ủ phân bón hữu cơ. Qua nghiên cứu, nhóm đã thành công trong việc sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng phân bón, bảo đảm an toàn (không có vi sinh vật gây hại) và bảo đảm về môi trường.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi so sánh với nhóm đối chứng (gồm cây không bón phân và cây bón phân sinh học lưu thông trên thị trường), mẫu cây bón phân sản xuất từ lông gà thải có chiều cao, số lá, chiều dài rễ tốt hơn hẳn (gấp khoảng 1,6 lần so với mẫu không bón phân và 1,2 lần so với mẫu phân hữu cơ đối chứng) và năng suất thực tế của cây trồng tăng lên 30 – 50%.

Đối với ngành sản xuất phân bón hóa học, các quy trình sản xuất khi vận hành sẽ phát thải vào môi trường một lượng lớn khí thải và nước thải. Các giải pháp xử lý chất thải từ các nhà máy sản xuất phân bón hóa học hiện nay phần lớn chưa thực sự hiệu quả. Để nguồn nước thải ra đạt tiêu chuẩn môi trường, hầu hết các nhà máy đều áp dụng công nghệ hóa lý để xử lý nước (chứa nhiều chất dinh dưỡng N và P).

Theo đó, dung dịch NaOH được cho vào bể phản ứng với hàm lượng lớn để “đuổi” N ở dạng khí (NH3) ra khỏi dung dịch. Hợp chất của N ở dạng lỏng được chuyển sang chất ô nhiễm dạng khí và phát tán ra không khí. Tổng lượng N phát tán ra môi trường được xem là không đổi.

Ngoài ra, nguồn nước thải sau khi loại N có độ pH cao, nên phải sử dụng lượng lớn axit HCl để trung hòa, đưa pH nước thải về trung tính để thực hiện các công đoạn tiếp theo trước khi thải ra môi trường.

Còn khí thải, sau khi ra khỏi hệ thống tách bụi sẽ đi qua hệ thống rửa khí và hấp phụ trước khi thải ra môi trường. Như vậy, doanh nghiệp phải tiêu tốn một lượng lớn hóa chất NaOH và HCl mà vẫn không thể giảm lượng NH3 phát ra môi trường.

Theo PGS.TS Lê Minh Viễn nhận định, trữ lượng P trong các mỏ để sản xuất phân lân đang ngày càng giảm sút. Do đó, việc thu hồi các nguyên tố dinh dưỡng như N và P ngày càng cấp bách hơn. Ngoài ra, trong nước hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về công nghệ thu hồi và tái sử dụng N, P từ các nhà máy sản xuất phân bón.

PGS.TS Lê Minh Viễn và nhóm cộng sự tại Đại học Bách khoa TPHCM đã triển khai nhiệm vụ khoa học – công nghệ “Nghiên cứu công nghệ thu hồi nitơ, phốt pho trực tiếp từ nước thải nhà máy phân bón và định hướng sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón”, vừa được công bố trong tháng 5 vừa qua.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được mô hình hệ thống thử nghiệm thu hồi N và P từ nước thải nhà máy phân bón, với công suất xử lý 1m3/ngày và sản xuất 50kg struvite theo quy trình công nghệ gián đoạn.

Đồng thời, nghiên cứu sản xuất phân bón NPK từ nguồn struvite thu được từ nước thải nhà máy sản xuất phân bón. Struvite có hàm lượng dinh dưỡng (Mg, N và P) cao.

Đối chiếu với tiêu chuẩn về độ tan theo tiêu chuẩn ISO 18644:2016 (về phân bón tan chậm), struvite thu được có tính chậm tan, rất phù hợp để làm phân bón tan chậm phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày nay.

Việc thu hồi chất dinh dưỡng từ chất thải sản xuất công nghiệp để tạo ra các loại phân bón hữu cơ là một hướng đi rất phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và cộng đồng.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.