Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Lytro: bước ngoặt lớn hay hướng đi riêng?

Lytro: bước ngoặt lớn hay hướng đi riêng?

(ytuong) - Chiếc máy ảnh “chụp trước, lấy nét sau” ra đời đã làm sửng sốt cả giới công nghệ. Nhiều ý kiến cho rằng máy ảnh Lytro sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

 Thế nhưng, thực sự có bao nhiêu phần trăm cơ hội để Lytro tồn tại và thay đổi cục diện thị phần máy ảnh số hiện nay?

 

Công nghệ mới của Lytro có làm nên một cuộc cách mạng?. Ảnh: internet

 

Lytro và công nghệ trường ánh sáng

Ý tưởng về trường ánh sáng đã có từ năm 1908 khi nhà vật lí học người Pháp Gabriel Lippmann sử dụng một dàn vi thấu kính để “thâu tóm” nguyên một trường ánh sáng mà ông gọi là “nhiếp ảnh tích hợp” (Integral Photographs), ghi nhận được hình ảnh ba chiều của bối cảnh. Từ đó, mở ra một hướng đi mới cho các nhà nghiên cứu về sau.

Đến năm 1992, với sự tiến bộ của kĩ thuật số, phiên bản “số hóa” vi thấu kính của Lippmann do Adelson chế tạo đã ra đời, tuy nhiên nó còn rất nhiều hạn chế về chất lượng ảnh. Phải mất 14 năm sau (2006), Ren Ng – một sinh viên của Đại học Stanford hoàn thành luận án tốt nghiệp của mình với đề tài về công nghệ trường ánh sáng. Ông đã tạo ra loại cảm biến mới khác với cảm biến truyền thống, có thể thu mọi hình ảnh rõ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

 

Nội thất bên trong Lytro

 

Nhận thấy cơ hội đầu tư mới, các công ty như New Enterprise, Greylock Partners, Associates và K9 ventures đã rót vốn hơn 50 triệu USD để một công ty vỏn vẹn 45 nhân viên mang tên Lytro chào đời, và vị trí CEO không ai khác là Ren Ng. Nhận được sự trợ lực đủ mạnh, Lytro bắt đầu quá trình nghiên cứu, hoàn thiện và tung ra thị trường chiếc máy ảnh “chụp trước, lấy nét sau”  như hiện nay.

Với những bức ảnh chụp bằng máy ảnh Lytro, người dùng toàn quyền quyết định điểm lấy nét trên màn hình (điểm nét chính là điểm có độ rõ nét cao hơn các phần còn lại của bức ảnh). Lytro có khẩu độ f 2.0, zoom quang 8x; cảm biến trường ánh sáng 11 triệu tia. Lytro sử dụng thẻ micro USB. Trên thị trường hiện có phiên bản 8GB (có thể chụp được hơn 300 bức) và 16GB.

Đi kèm máy ảnh Lytro là một phần mềm chỉnh sửa, cho phép bạn tự động chỉnh lại tiêu cự trên máy ảnh hoặc máy tính. Định dạng ảnh chụp của Lytro không phải là RAW hay JPEG như các máy ảnh thông thường. Bạn cũng có thể trích xuất ảnh ra dạng JPEG sau khi đã “lấy nét” xong để chia sẻ với mọi người.

Sẽ có một cuộc cách mạng mang tên Lytro?

Nhiều nhận định cho rằng Lytro sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhiếp ảnh”, giống như cuộc cách mạng điện thoại di động của iPhone. Có thể đấy! Nhưng bình tĩnh và sáng suốt trước một rừng thông tin mang tính chất quảng cáo, bạn nhận ra bao nhiêu phần trăm cơ hội cho Lytro? Quan điểm người viết cho rằng, Lytro chỉ thích hợp với những người hoài cổ hơn là những người yêu nhiếp ảnh hiện đại!

 

Video giới thiệu Lytro – Nguồn: YouTube

 

Điều này nghe có vẻ khôi hài! Tại sao một công nghệ “mới ra lò” như Lytro lại hợp hơn với những người hoài cổ?

Thứ nhất, với một thiết kế khá lạ mắt (dạng ống) và không hỗ trợ nhiều phím chức năng, cũng như chưa hỗ trợ tinh chỉnh tay các thông số như tốc độ, khẩu độ,… liệu nhiếp ảnh gia đương đại hay những người đang dùng DSLR có thể hài lòng và dùng Lytro để sáng tác theo kiểu “ngẫu nhiên”: đưa tay lên chụp và không bận tâm đến việc canh nét. Phong cách chụp “hờ hững” này lại rất giống với trường phái Lomography – dùng những máy ảnh phim cổ đơn giản, chụp tùy hứng không cần quan tâm đến kỹ thuật và phó mặc chất lượng ảnh cho máy ảnh.

 

Bạn đọc Nhịp Sống Số có thể vào đây để trải nghiệm phong cách “chụp trước, lấy nét sau” của Lytro.

Thứ hai, với khung hình vuông – một loại khung hình của máy ảnh phim cổ đã “tuyệt chủng” từ lâu, tất cả hình ảnh chụp từ Lytro đều … vuông. Người dùng chẳng thể chụp chân dung “đúng chất” với tỉ lệ 4:3 hay chụp phong cảnh với tỉ lệ 16:9, thậm chí là panorama như những máy ảnh hiện nay. Ảnh vuông cũng không phù hợp để hiển thị toàn màn hình trên máy tính và các thiết bị di động như smartphone hay tablet. Hãy tưởng tượng màn hình máy tính của bạn sẽ khó coi như thế nào nếu bạn dùng một bức ảnh vuông để làm hình nền desktop!

 

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận mặt lợi của Lytro. Nhất là với nhu cầu “xóa phông” khi chụp ảnh chân dung. Những chi tiết ở tiền cảnh được làm nổi bật rõ ràng so với hậu cảnh đã được làm mờ đi nhiều bởi phần mềm bên trong Lytro – điều mà người dùng khó thể có được với những chiếc máy du lịch nhỏ. Và nỗi lo hình bị mất nét sẽ không còn khi bạn dùng lytro để chụp ảnh, vì lytro có thể tái tạo nét sau khi chụp và làm cho tấm hình trông nghệ thuật hơn.  

 

Kiểm soát nét là tính năng đáng giá nhất làm nên tên tuổi Lytro

 

Công bằng mà nói, với một công ty còn non trẻ với nhân lực vỏn vẹn 45 người như Lytro, việc tiên phong ra đời máy ảnh trường ánh sáng là một thành công lớn rất đáng hoan nghênh. Vẫn còn một chặng đường dài để Lytro tiếp tục hoàn thiện và viết nên câu chuyện của riêng mình. Xin dành một tràng vỗ tay dài cho Ren Ng và cho những người làm ra Lytro.

Tôi đặt niềm tin vào công nghệ trường ánh sáng, nhưng không nghĩ hiện tại Lytro sẽ khiến người ta từ bỏ những chiếc máy ảnh số, từ bỏ cả những cỡ ảnh ưa nhìn để làm quen với một cách chụp mới, chỉ để kiểm soát vùng nét tốt hơn.

Còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ quan điểm của mình với Nhịp Sống Số!

DUY KỲ ANH/Tuoitre

 

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.