Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Lão nông chế tạo trực thăng để...phun thuốc trừ sâu

Lão nông chế tạo trực thăng để…phun thuốc trừ sâu

Với đam mê, sáng tạo và tinh thần ham học hỏi, ông Lê Văn Thỏa, một thợ cơ khí tại Nghệ An đã chế tạo chiếc máy bay trực thăng mô hình nhằm phục vụ cho chữa cháy rừng và phun thuốc trừ sâu.

Trong một lần lên mạng xã hội, ông Lê Văn Thỏa, trú tại thị trấn Quỳ Hợp (Nghệ An) vô tình xem được clip một người thợ cơ khi ở nước ngoài đã chế tào thành công chiếc may bay mô hình.

Với suy nghĩ, người ta làm được vì sao mình không làm được, trong khi họ cũng là người như mình. Từ đó, ông Thỏa đã nung nấu quyết tâm sẽ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công chiếc máy bay trực thăng mô hình cho riêng mình.

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 1

Chiếc máy bay trực thăng mô hình do ông Thỏa chế tạo.

Xuất phát từ lính sữa chữa vũ khí thời tham gia quân ngũ, cùng với hơn 25 năm kinh nghiệm làm thợ cơ khi tại gia đình, ông Thỏa bắt đầu lên mô hình và tự thiết kế chiếc trực thăng mi ni cho riêng mình.

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 2

Các thông số kỹ thuật được hiến thị trên đồng hồ.

Chiếc trực thăng có chiều dài khoảng 3,5 m, cao 2,7m, sải cánh dài 5m, phần đuôi có in hình lá cờ tổ quốc …

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 3

Hệ thống ống xả của chiếc trực thăng do ông Thỏa chế tạo.

Theo thiết kế chiếc trực thăng sẽ có thể đạt tốc độ tối đa là 100km/h, bình nhiên liệu có thể hoạt động liên tục trong vòng 3h và mang theo 200kg vật dụng …

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 4

Cánh quạt, một bộ phận rất quan trọng để chiếc máy bay có thể cất cánh.

Bộ phận quan trọng nhất để chiếc trực thăng có thể cất cánh là tổ hợp chi tiết ruột xoắn của đầm dùi thông qua hệ thống bánh răng giảm tốc trên đỉnh cánh.

Hệ thống này sẽ giúp “phi công” có thể điều khiển chuyển động của trực thăng sang ngang, dọc cho cánh máy bay hoạt động và có thể bẻ lái.

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 5

Chủ nhân của chiếc trực thăng mô hình đang hoàn chỉnh các chi tiết cuối cùng cho sản phấm của mình.

Ông Thỏa tâm sự, hiện ông đã hoàn thành 70% khối lượng công việc của chiếc trực thăng và đã cho chạy thứ trên đường nhựa đạt kết quả tốt. Sau khi hoàn chỉnh, sẽ báo cáo và đăng ký với các cơ quan chức năng để tiến hành bay thử nghiệm.

   Cận cảnh chiếc máy bay trực thăng do thợ cơ khí Nghệ An chế tạo - Ảnh 6

Ông Lê Văn Thỏa đang lái thứ sản phấm của mình.

Chế tạo máy bay trực thăng ngoài thỏa mãn đam mê của bản thân, ông Thỏa muốn giáo dục con cháu tinh thần ham học hỏi, sáng tạo…

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: Ông chưa nhận được thông tin việc ông Thỏa sáng chế máy bay. Thời gian tới, huyện sẽ trực tiếp xuống kiểm tra cụ thể việc làm này có phù hợp hay không.

Liên quan đến vần đề này, ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An bày tỏ sự trân trọng với những người đam mê sáng tạo như ông Thỏa. Tuy nhiên, việc ông Thỏa chế tạo máy bay phải được cấp phép và phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi đưa vào thử nghiệm.

CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”