Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp Phát triển phòng thí nghiệm tự chủ: Nhà khoa học “thế chấp”...

Phát triển phòng thí nghiệm tự chủ: Nhà khoa học “thế chấp” uy tín, sắm phòng lab

“Phòng thí nghiệm của tôi” là cụm từ TS Trần Đình Phong hay dùng khi nói về phòng lab ông phụ trách tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Đây là mô hình lab mà nhà khoa học đóng vai trò chính trong việc lập ra nó có quyền hạn rất lớn.
Phòng thí nghiệm gắn với cá nhân
 
Về pháp lý, phòng thí nghiệm mà TS Trần Đình Phong – đồng Trưởng khoa Khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano, USTH – đang quản lý thuộc sở hữu của trường. Tuy nhiên, GS Patrick Boiron – Hiệu trưởng USTH – khẳng định, quyền tự quyết của TS Phong trong việc xây dựng và vận hành nó rất cao, việc mua thiết bị do ông quyết định, tuy vẫn có thông qua nhà trường.
 
Một sinh viên đang tổng hợp vật liệu mới tại phòng thí nghiệm của TS Trần Đình Phong, Đại học KH&CN Hà Nội. Ảnh: Châu Long
 
TS Phong cho biết, với cơ sở vật chất trong phòng lab, trường chỉ quản lý về hành chính: “Phát triển nghiên cứu theo hướng nào, mua cái gì đều theo ý tôi. Muốn trang bị loại máy nào, tôi sẽ đề cập với trường rồi tìm nguồn tiền để mua. Đây là cách đi ngược lối thông thường – nghĩa là trường có chừng ấy tiền, mua được máy nào thì tôi phải dùng máy ấy. “Quy trình ngược” này giống ở nước ngoài, giúp phòng lab đồng bộ hơn và thuận lợi cho công việc của nhà khoa học”.
 
Chính vì thế nên TS Phong thường gọi “phòng thí nghiệm của tôi”, như các giáo sư nước ngoài vẫn gọi là “my lab” hay “my room”.
 
Ông giải thích, ở các nước phát triển, phòng thí nghiệm được đặt tên theo giáo sư phụ trách: “Chẳng hạn phòng lab nơi GS Nocera của ĐH Harvard làm việc được gọi là Nocera’s lab chứ không ai nói là Harvard’s lab. Ông ấy có quyền quyết định mua và không mua cái gì, tuyển hay sa thải ai, cho sinh viên tốt nghiệp hay không, dù Nocera không phải giám đốc phòng thí nghiệm. Đấy là “luật” chung của thế giới”.
 
Ở chiều ngược lại, vai trò của nhà khoa học đối với chất lượng phòng thí nghiệm rất lớn. Phòng lab của TS Phong hiện có giá trị đầu tư gần 300.000USD, trong đó trường chỉ rót khoảng 25.000-30.000USD, một phần quan trọng trong số còn lại do ông đi mời tài trợ, vận động…
 
Nguồn vốn được xin với danh nghĩa nhà trường, nhưng uy tín và các mối quan hệ cá nhân của nhà khoa học có ý nghĩa lớn. Hiện lab này có những thiết bị hiện đại mà nhiều nhà nghiên cứu mơ ước như máy đo điện hóa PGSTAT302N + phần mềm Nova + môđun tổng trở, giá gần 600 triệu đồng, máy scan Kelvin Porbe modèle SKP5050 giá khoảng 1,2 tỷ đồng, kính hiển vi điện tử quét trong môi trường chân không và đo phát quang cathode giá hơn 1,1 tỷ đồng…
 
Tự bỏ tiền túi sẽ hiệu quả
 
Không đồng tình với cách gọi “phòng thí nghiệm của nhà khoa học” vì về danh nghĩa, nhà trường phải chịu trách nhiệm chung, nhưng TS Nguyễn Hữu Thiện – Chủ tịch Hội các Phòng thí nghiệm Việt Nam – thừa nhận việc nhà khoa học chịu trách nhiệm với các kết quả nghiên cứu cũng đồng nghĩa với quyền chọn thành viên tham gia cũng như thiết bị phục vụ cho nghiên cứu đó.
 
GS-TS Nguyễn Văn Hiếu – Viện trưởng Viện ITIMS, Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết, mô hình phòng thí nghiệm như trên được gọi là mô hình các nhóm nghiên cứu: “Trước tôi, khi xây dựng Viện ITIMS, tôi và các thầy cũng làm theo định hướng xây dựng nhóm nghiên cứu với người đứng đầu”.
 
Hệ ăn mòn khô silic – chiếc máy giá khoảng 11 tỷ đồng được đặt tại “phòng sạch” của Viện ITIMS – nơi có yêu cầu rất khắt khe về lượng bụi. Ảnh: Loan Lê
GS Hiếu kể, nhóm cần một số thiết bị chuyên sâu, đặc thù nhưng trường không có kinh phí để mua: “Tôi xin được một số đề tài, dành một phần kinh phí mua thiết bị của nhóm. Mình tự bỏ tiền túi thì việc mua thiết bị sẽ rất hiệu quả. Tổng chi phí thiết bị cho phòng thí nghiệm của tôi đến nay khoảng 3-4 tỷ đồng, nhà trường không hỗ trợ bất cứ khoản nào”.
 
Theo ông Hiếu, mô hình nhóm nghiên cứu thực sự hiệu quả trong việc đầu tư thiết bị do xuất phát từ nhu cầu của nhà nghiên cứu, tiền cũng do họ kiếm ra. Trong khi đó, với kiểu đầu tư truyền thống – bộ rót kinh phí qua trường, trường đưa xuống khoa, khoa chuyển cho bộ môn mua thiết bị, các nhóm nghiên cứu sẽ khó có được máy móc chuyên sâu cần cho công việc của mình.
 
Chứng minh ưu điểm của mô hình nhóm nghiên cứu, GS Hiếu chia sẻ: “Các bài báo nhóm chúng tôi công bố chủ yếu ở các tạp chí Q1 (các tạp chí mạnh), trung bình mỗi năm trên 10 bài. Việc xây dựng nhóm nghiên cứu riêng sẽ thúc đẩy sự phát triển KH&CN của viện, trường”.
 
GS Patrick Boiron cũng khẳng định hiệu quả của nhóm nghiên cứu TS Trần Đình Phong: “Ở các trường đại học bên Pháp, theo quy định, trung bình mỗi phòng thí nghiệm cứ 2 năm phải có một bài công bố trên các tạp chí khoa học, nhưng phòng thí nghiệm của TS Phong mỗi năm công bố một bài”.
CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.