[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Đình Hàng Kênh (tên chữ là Nhân Thọ đình) tọa lạc tại số 47 phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Theo các nguồn tài liệu, đặc biệt là nội dung bia “Sáng lập từ vũ bi ký”, muộn nhất đình Hàng Kênh được khởi dựng cuối thế kỷ 17. Trải qua hàng trăm năm biến động, đình được tu bổ, dựng lại vào năm Tân Hợi đời Tự Đức (1851).

 

 

Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau ghi chép, đình Hàng Kênh được xây dựng trên nền của ngôi đền thờ danh tướng Vũ Chí Thắng. Ông là tướng dưới trướng của Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn, 1228- 1300) đánh quân Nguyên Mông xâm lược. Khi đất nước thanh bình, Vũ Chí Thắng trở lại quê hương giúp dân an cư lạc nghiệp. Dân làng tôn ông là “Phúc Thần” và lập miếu thờ phụng. Đến thời Tự Đức (1851) có sắc phong cho 17 làng xã và 5 tổng của huyện An Dương, phủ Kinh Môn, Hải Dương (trong đó có làng Hàng Kênh), xây dựng các công trình thờ cúng Ngô Quyền (vị vua đầu tiên của nhà Ngô, trị vì từ năm 939- 944, là vị Tổ Trưng hưng của Việt Nam. Dân làng Hàng Kênh trùng tu ngôi đền thành nơi thờ cúng Ngô Quyền. Thành hoàng làng Vũ Chí Thắng được rước về đền Từ Vũ (đền thờ Thánh họ Vũ), cách đình Hàng Kênh hơn 200m.

 

Bia đá ghi lại những người đỗ tiến sĩ và diễn tả lại trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền tại đình Hàng Kênh

 

Trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, với hệ thống ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa Đình Hàng Kênh trở thành một kiến trúc tiêu biểu trong các ngôi đình Việt Nam. Trong đình còn bảo tồn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xảo, với đề tài chủ đạo long – phượng, đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

 

Cổng chính đình Hàng Kênh

 

Công trình đình Hàng Kênh có đầy đủ các hạng mục chi tiết như: Đại đình, Sân đình, Nghi môn, và các công trình phụ trợ khác như Tả vu, Hữu vu, Văn Từ. Tòa đại đình có kết cấu 7 gian với kiến trúc trọng yếu, quy mô bề thế. Phần mái tòa Đại đình được lợp ngói mũi hài đầu đao cong vút. Bộ khung được làm từ 42 cột gỗ lim cao 5m, chu vi mỗi cột gần 2m tạo nên sự chắc chắn và khả năng chịu lực cao. Phía trước Nghi môn đình Hàng Kênh là ao đình hình bán nguyệt. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Hai cổng phụ có mái phía trên với 2 tầng mái, 8 mái. Nghi môn đình gắn liền với tường bao quanh đình. Sân đình Hàng Kênh rộng, được lát bằng gạch Bát Tràng, xung quanh sân có hệ thống tường xây thấp, dạng tường hoa. Hai bên sân là hai tòa Tả vu, Hữu vu, đặt trên bệ nền cao 3 bậc so với mặt sân. Hai tòa có hình dáng giống nhau, gồm 3 gian, 2 chái, đầu hồi bít đốc, 2 mái; đầu hồi nhô ra hai trụ biểu (tại hàng hiên); 3 gian giữa là cửa bức bàn, 2 gian phía hồi xây tường có trổ lỗ thoáng hình tròn.

 

Bước qua cánh cổng của đình là hồ bán nguyệt với làn nước trong xanh

 

Nghi môn đình Hàng Kênh gồm 3 cổng. Cổng chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng; thân trụ phía trên trang trí các ô lồng đèn, giữa là ô trang trí câu đối, đế thắt dạng cổ bồng. Hai cổng phụ có mái phía trên với 2 tầng mái. Nghi môn đình gắn liền với tường bao quanh đình.

 

Sau Nghi môn đình là sân dẫn vào tòa Đại đình. Sân đình Hàng Kênh rất rộng, được lát bằng gạch Bát Tràng. Xung quanh sân có hệ thống tường xây thấp, dạng tường hoa.

 

Tòa Tả Vu

 

Tòa Hữu Vu

 

Mái đình được lợp ngói vẩy hến. Trên mái đình là hình ảnh đôi rồng được đắp theo phong cách “lưỡng long chầu nguyệt”, mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ XIX, mới được đắp lại trong những lần tu sửa gần đây.

 

Hai bên bờ nóc của mái đình được thiết kế khá độc đáo với hai con rồng ngậm lấy bờ nóc. Bốn đầu mái uốn cong hình bốn con cá sấu cùng đôi rồng quấn quýt lấy nhau như muốn đưa cả ngôi đình bay lên.

 

Sàn đình cũng được lát bằng gỗ lim, tách biệt với mặt đất gần một mét nhằm chống ẩm, giúp đình bền vững với thời gian. 

 

Tiền tế đình Hàng Kênh gồm 7 gian, trong lòng tòa tiền tế có hệ thống ván sàn lòng thuyền độc đáo. Hệ khung của tòa tiền tế được dựng trên 40 cột gỗ lim, kê trên 40 tảng đá xanh nguyên khối.

 

Bên trong tòa Tiền đường

 

Phía sau Tiền đường là Hậu đường, nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền, người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.

 

Tại đây, có tôn trí tượng Ngô Quyền ngồi trên ngai rồng trong tư thế thiết triều, phía trước, có một chiếc thuyền nhỏ, một khúc gỗ tượng trưng cho hàng cọc cắm trên sông Bạch Đằng.

 

Qua khỏi toà Đại đình là chiếc cầu lợp ngói vảy nến, mái cong để dẫn vào Hậu cung. 

 

Hậu cung là nơi thờ Khổng Tử và ban thờ của một số vị Nho học nổi tiếng Chu Văn An (1292- 1370, Văn Trinh Công, được đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt); Nguyễn Bỉnh Khiêm (quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng, 1491- 1585, trạng nguyên, Trình Quốc Công, nhà tiên tri); Trần Tất Văn (quê Kiến An, Hải Phòng, 1428 – 1527, Trạng nguyện, Thượng thư); Lê Ích Mộc (quê Thủy Nguyên, Hải Phòng, 1458- 1538, Trạng nguyên, Tả thị lang).

 

Ngoài nét đặc sắc trong kiến trúc, đình Hàng Kênh còn có giá trị cao về mặt điêu khắc. Đến đây, du khách không khỏi trầm trồ trước những mảng chạm khắc rồng, mây, hoa lá cách điệu nổi trên mặt các tấm ván, dưới chân các chấn song, đầu dư, xà, bẩy, rường và trên hệ thống cửa võng. Các nghệ nhân đã sử dụng hình tượng con rồng – một trong “tứ linh” của người Việt là đề tài chủ yếu để chạm khắc. Qua đôi bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, 308 con rồng trong các mảng chạm khắc đều mang những dáng vẻ, tư thế khác nhau và được tạc theo từng ổ, rồng mẹ rồng con quấn quýt bên nhau giữa cỏ cây hoa lá đầy tinh xảo và tỉ mỉ. Theo các nhà sử học, hiếm có nơi nào các nghệ nhân lại dùng lối “bong hình” hay “chạm lộng” để chạm khắc như ở nơi đây.

 

Đáng nói, trong hơn 150 mảng điêu khắc của đình Hàng Kênh có gần 400 con rồng quấn quýt, hòa quyện cùng hoa lá, cỏ cây, chim, phượng với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, thể hiện tài năng, tinh hoa cũng như khát vọng cầu âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nẩy nở của những người thợ dân gian xưa.

 

Mỗi con rồng ở đây đều có những sắc thái biểu cảm riêng biệt khiến du khách như lạc vào thế giới rồng bay sống động, huyền ảo.

 

Ngoài ra, đình còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật, đồ thờ tự đẹp, quý hiếm, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc, trong đó hình tượng con rồng vẫn chiếm chủ đạo.
 

Ngoài ra, đình lưu giữ hai pho tượng sống quy, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỉ XVIII; nhiều long đao và kiếm thờ được liệt vào hàng cổ vật, tiêu biểu là đôi bảo đao có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ XVII; đôi tượng voi, ngựa có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX, đều được tạc bằng gỗ đứng trên xe đẩy, được đặt chầu vào gian chính giữa….

 

Trước đây, đình Hàng Kênh thường mở hội cầu phúc vào trung tuần tháng hai âm lịch hằng năm để tưởng nhớ Ngô Quyền vương; thường có biểu diễn hát ả đào, múa hạc gỗ, hát chèo cổ và nhiều trò vui tạo không khí cầu nhân khang, vật thịnh vào dịp đầu xuân. Ngày nay những hoạt động truyền thống đó đang dần được khôi phục. Tại khuôn viên sân đình, các tiết mục múa rối nước, biểu diễn nghệ thuật chèo, hát đúm,… thường được tổ chức cho người dân tham dự. 

Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đình Hàng Kênh được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, trở thành một di tích đặc biệt quan trọng của thành phố Hải Phòng và địa điểm tham quan du lịch rất hấp dẫn. Hàng năm, hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm vẻ đẹp của một kiến trúc cổ kính bậc nhất Hải Phòng.
 

——————————————

 

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

 

Diệu Phi – VietKings (tổng hợp và biên tập, ảnh Internet)

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông...

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị...

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.73) Cầu Trường Tiền (Thừa Thiên Huế): Duyên dáng nét thơ chốn Thiền...

(kyluc.vn) Dòng sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm đã soi bóng một cây cầu. Trải qua thăng trầm lịch sử, cho dù bây giờ và mai sau ở đất cố đô đã và sẽ có nhiều công trình bắc qua dòng sông này, nhưng đó là biểu tượng không thể thay thế với tên gọi: cầu Trường Tiền.

Thiết lập Trung tâm AI không gian tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chiều 14-5, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Công ty cổ phần EON Reality Việt Nam đã ký hợp tác chiến lược ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (VR/AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo - giảng dạy, đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.74) Văn miếu Mao Điền (Hải Dương): Biểu tượng hiếu học xứ Đông – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nằm cách thành phố Hải Dương 15km về phía bắc, Văn Miếu Mao Điền được biết tới là văn miếu lớn thứ hai chỉ sau Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 tiến sĩ của trấn Hải Dương, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người xứ Đông.

Công ty Mỹ và Nhật Bản ‘bắt tay’ phát triển chip AI tiết kiệm năng lượng

Công ty Esperanto Technologies của Mỹ sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn về thiết kế loại chip AI tiết kiệm năng lượng, trong khi Rapidus sẽ phụ trách phần các công nghệ chế tạo chip.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (1891-2024): Nét đẹp tráng lệ giữa lòng Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.32

(WowTimes - VietKings) Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành xây dựng vào năm 1891. Tới nay, trải qua gần 133 năm hình thành và phát triển nhưng bưu điện vẫn và đang là trung tâm văn hóa - du lịch - thương mại náo nhiệt nhất đất Sài thành.

Hai nhà khoa học lĩnh vực vật lý và môi trường đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024

Đó là Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với một công...

Vương cung Thánh đường Phú Nhai (Nam Định) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ Phú Nhai là biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.