Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Bài học từ "cái chết" của 9 startup lớn

Bài học từ “cái chết” của 9 startup lớn

Mỗi ngày, rất nhiều startup ra đời, nhưng con số startup thất bại cũng không ít hơn, và một vài trong số đó để lại những bài học, kinh nghiệm bổ ích.

9 startup sau đây có quy mô khác nhau nhưng đều đã có những thành tựu lớn như giành được những giải thưởng, dẫn đầu thị trường đang theo đuổi để nâng mức tài trợ lên đến 7 con số. Do đó sự thất bại của họ càng mang nhiều giá trị. 

1. Rdio

– Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ âm nhạc trực tuyến với 35 triệu bài hát

– Năm đóng cửa: 2015

Cựu trưởng nhóm thiết kế của Rdio Wilson Milner chia sẻ: “Tôi cho rằng sai lầm của Rdio là đã cố gắng trở nên bền vững quá sớm. Đó là một sai lầm rất cổ điển của một startup khi quá chú tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận và xây dựng một doanh nghiệp bền vững trước khi nó thực sự phát triển đến giai đoạn này”.

Theo Milner, đây là một cái bẫy trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh riêng, bởi dư địa thị trường dành cho các doanh nghiệp còn quá ít. Cho dù bạn nỗ lực như thế nào, thị phần của bạn cũng sẽ bị chia sẻ bởi các đối thủ. 

2. Paraplou

– Lĩnh vực kinh doanh: Trang web thương mại điện tử (TMĐT) thời trang Indonesia

– Năm đóng cửa: 2015

Theo một tuyên bố đăng tải bởi chính Paraplou, nguyên nhân đóng cửa là vì thị trường thời trang cao cấp vẫn còn quá non trẻ và tình hình tài chính thế giới không chắc chắn, trong khi đó môi trường vốn tài trợ bị thắt chặt.

Bài học từ startup thất bài doanhnhansaigon
Thông báo đóng của của Paraplou

3. Sidecar

– Lĩnh vực kinh doanh: Mô hình gọi xe như Uber

– Năm đóng cửa: 2016

CEO Sunil Paul của Sidecar viết trong blog: “Chúng tôi không thể cạnh tranh với Uber – một công ty gọi vốn nhiều nhất trong lịch sử và quá nổi tiếng trong việc chống cạnh tranh. Mong muốn của Sidecar là trở thành một Uber mới mẻ hơn nhưng đã không thể thành công. Chúng tôi đã thất bại trên hầu hết mọi mặt trận bởi vì Uber sẵn sàng giành chiến thắng bằng mọi giá và thực tế họ không gặp bất cứ khó khăn nào để làm việc đó”.

4. Novelsys

– Lĩnh vực kinh doanh: Tiện ích sạc điện thoại, đã giành được giải thưởng tại một cuộc thi startup

– Năm đóng cửa: 2016

Đồng sáng lập Kenneth Lou chia sẻ trên Tech in Asia: “Chúng tôi thất bại khi mở rộng công ty vào lĩnh vực bán lẻ phần cứng quá cạnh tranh, đang được thống trị bởi Razer, Fitbit, hay Occulus. Chúng tôi thất bại khi tìm kiếm sản phẩm thực sự phù hợp với thị trường”. Từ đó, nhà đồng sáng lập cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình: tập trung vào các vấn đề thực sự của người dùng, nghiên cứu và hiểu thị trường trước mỗi giai đoạn phát triển.

5. Zen99

– Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ cung cấp người lao động theo nhu cầu (kiểu Uber)

– Năm đóng cửa: 2015

CEO và cũng là đồng sáng lập Tristan Zier cho biết Zen99 đã cung cấp quá nhiều sản phẩm, nhiều lĩnh vực một cách thiếu tập trung, vì thế không mang lại trải nghiệm tuyệt vời nào cho bất cứ ai. Việc cố gắng phục vụ một lượng khách hàng quá nhỏ khiến các hoạt động của công ty trở nên quá vụn vặt.

CEO của Zen 99 cũng tiết lộ một đối tác của họ đang cung cấp một sản phẩm cạnh tranh, giống hệt ý tưởng của Zen 99. Do đó, hãy cẩn trọng trong việc chọn đối tác cũng là lời khuyên từ CEO Tristan Zier.

6. Abraresto

– Lĩnh vực kinh doanh: Nền tảng liên quan đến thực phẩm lớn thứ 2 tại Indonesia

– Năm đóng cửa: 2015

“Chúng tôi nhận ra chúng tôi cần làm tốt hơn trước khi gọi vốn ở vòng series A một cách đầy đủ và tìm cách thu hút sự quan tâm của những người muốn mang quỹ đầu tư của gia đình cho một startup công nghệ”, CEO Ankur Mehrotra cho biết.

Theo thông cáo báo chí cuối cùng của Công ty, Abraresto đóng cửa vì có quá nhiều quỹ gia đình đầu tư vào tháng 5 nhưng đã bị thu hồi vào giữa tháng 8. Sau đó, Abraresto không thành công trong việc tiếp cận những quỹ đầu tư khác và buộc phải đóng cửa.

7. Alikolo

– Lĩnh vực kinh doanh: Marketplace TMĐT tại Indonesia

– Năm đóng cửa: 2015

Nhà sáng lập Danny Taniwan nói với Tech in Asia: “Tôi đã làm sai mọi thứ. Tôi không nên cố gắng xây dựng công ty một mình, không có bạn đồng hành (co-founder). Tôi nên làm các nghiên cứu kỹ hơn, bắt đầu với những điều nhỏ hơn. Và lẽ ra tôi không bao giờ để cho các nhà đầu tư trở thành cổ đông lớn”. 

8. Valadoo

– Lĩnh vực kinh doanh: Marketplace về du lịch trực tuyến tại Indonesia

– Năm đóng cửa: 2015

Theo đồng sáng lập Jaka Wiradisuria, những nhà sáng lập chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng mà không chú ý đến việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. “Và quá muộn màng khi chúng tôi nhận ra điều này”, Jaka Wiradisuria nói với Tech in Asia, “Nhìn lại, thất của chúng tôi là kết quả của hàng loạt các sai sót từ nhiều năm trước. Có lẽ tôi đã quá ngây thơ và thiếu bản lĩnh để đưa ra những quyết định thông minh. Bây giờ tôi có thể nhìn thấy rất nhiều việc cần làm, nên làm, có thể làm… cho chính tôi và mô hình kinh doanh của mình”.

9. Qbotix

– Lĩnh vực kinh doanh: Robot

– Năm đóng cửa: 2015

CEO Mike Miskovsky cho biết Qbotix đã "chết" với một lý do rất cơ bản mà nhiều startup mắc phải: “Đáng buồn thay, dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng chúng tôi đã đóng cửa chỉ bởi vì chúng tôi không còn thời gian và tiền bạc để tiếp tục”.  

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.