Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Phó giáo sư...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Phó giáo sư Việt nghiên cứu vật liệu bêtông từ bùn thải và tro bay

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (Đại học Cần Thơ) tham gia nghiên cứu vật liệu dạng bêtông chịu lực từ bùn thải và tro bay ứng dụng vào san nền.

PGS Huỳnh Trọng Phước (35 tuổi) vừa được trao giải thưởng Quả Cầu Vàng 2023 vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, trong đó tạo vật liệu từ bùn thải là một trong số công trình nổi bật.

PGS Phước cho biết, nghiên cứu được thực hiện khi ông làm tiến sĩ tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan 7 năm trước. Khi đó một doanh nghiệp xử lý nước thải tại Đài Bắc đặt hàng nghiên cứu dùng bùn lắng sẵn có tại nhà máy làm thành vật liệu để san lấp nội bộ trong khuôn viên.

TS Phước cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển công thức phối trộn bùn lắng với tro bay cùng một lượng nhỏ xi măng và phụ gia khác để làm thành vật liệu cường độ thấp có kiểm soát (CLSM). Xi măng và phụ gia được thêm vào sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tro bay và bùn lắng tham gia các phản ứng hóa học, tạo thành vật liệu CLSM có khả năng chịu lực.

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (thứ 2 từ trái sang) trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Đài Loan. Ảnh:NVCC

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (thứ 2 từ trái sang) trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Đài Loan. Ảnh: NVCC

Anh cho biết, loại bùn lắng trong nhà máy xử lý nước thải chứa hàm lượng khá cao silic dioxide (SiO2) và nhôm oxide (Al2O3) gần tương đồng với thành phần của tro bay có trong các nhà máy nhiệt điện than. Khối lượng riêng và thành phần hạt của hai loại vật liệu này không chênh nhau nhiều nên rất thích hợp phối trộn làm thành vật liệu CLSM. “Tùy vào nhu cầu cụ thể của đơn vị đặt hàng có thể điều chỉnh hàm lượng từng thành phần vật liệu để có được sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng”, anh nói.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình tạo vật liệu CLSM sử dụng bùn và tro lấy trực tiếp từ các nguồn phát thải về phòng thí nghiệm và sử dụng trực tiếp không qua khâu xử lý.

PGS Phước cho biết tùy vào điều kiện cụ thể có thể trộn ẩm trực tiếp hoặc trộn khô (vật liệu phải sấy khô trước khi dùng). Đối với dạng vật liệu CLSM phục vụ san lấp, nhóm chọn phương án trộn ẩm để tiết kiệm chi phí khâu xử lý.

Công đoạn thu gom bùn thải ở nhà máy phục vụ nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Công đoạn thu gom bùn thải ở nhà máy phục vụ nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Sau nhiều lần thử trong phòng thí nghiệm, đánh giá và hiệu chỉnh các khâu, nhóm đã tối ưu hóa công thức để sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng. Đây cũng là bước khó khăn và mất nhiều thời gian nhất, phải tính toán thiết kế và phối trộn. Nhóm phải thử đi thử lại khá nhiều lần vì mỗi lần điều chỉnh một lượng nhỏ thành phần, đặc tính của sản phẩm sẽ thay đổi nhiều. Ngoài ra, phương pháp và quy trình trộn, dạng thiết bị sử dụng cũng tác động nhiều đến kết quả nghiên cứu.

So sánh với vật liệu san lấp cát truyền thống, PGS Phước cho rằng đây là hai phương pháp hoàn toàn khác nhau. Khi san lấp bằng cát thông thường dựa vào năng lượng lu lèn để đầm chặt vật liệu đến một độ chặt thiết kế thì nghiệm thu. Còn CLSM là dạng vật liệu cường độ thấp có kiểm soát, như một dạng bêtông được thiết kế với tính chất phục vụ cho từng mục đích khác nhau, tức hoàn toàn có thể điều chỉnh theo yêu cầu sử dụng. Yêu cầu về chất lượng càng cao thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng tương ứng.

Vật liệu có tiềm năng lớn trong ứng dụng thực tế cho san lấp, tuy nhiên, PGS Phước cho rằng, để có thể đưa vào sử dụng đại trà như vật liệu san lấp thông thường cần phân tích chi phí sản xuất thực tế, đánh giá tác động môi trường dài hạn. “Cần có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể các yêu cầu kỹ thuật cho thi công và nghiệm thu riêng” anh nói. Ngoài ra, nguồn vật liệu bùn thải và tro bay cần có nguồn thu gom ổn định về chất lượng, đủ cung cấp trữ lượng lớn cho quy mô sản xuất công nghiệp thì mới có cơ sở ứng dụng thực tế.

Hình ảnh dưới kính hiển vi vật liệu CLSM của nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Hình ảnh dưới kính hiển vi vật liệu CLSM của nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC

Nghiên cứu của nhóm được đánh giá cao và triển khai san lấp thử nghiệm trong khuôn viên của nhà máy xử lý nước tại Đài Bắc. Các đánh giá sơ bộ ngay sau khi triển khai đã chứng tỏ tính ứng dụng cao của dạng vật liệu được thiết kế. Nhóm nghiên cứu đang quan trắc và lấy mẫu định kỳ để theo dõi biểu hiện dài hạn của dạng vật liệu này phục vụ công tác tối ưu hóa phương pháp thiết kế và biện pháp thi công đối với dạng vật liệu CLSM.

Trong nước đã có một số nghiên cứu ứng dụng tro bay và bùn thải làm vật liệu san nền, song chưa công bố nhiều trên các bài báo khoa học. Để ứng dụng tại Việt Nam, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở tính toán định mức nguyên vật liệu, để đưa vào công trình cầu đường dùng vốn ngân sách.

Thêm nữa, nguồn nguyên liệu phải đảm bảo tính ổn định, liên tục để thực hiện các công trình quy mô lớn. Với tro bay có thể đáp ứng, song về bùn thải theo PGS Phước khó thỏa mãn vì các hệ thống xử lý nước mất 1 – 2 năm mới nạo vét một lần. Anh cho biết, có thể giải quyết việc này bằng cách nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên khác thay thế bùn thải hoặc thay đổi công thức tăng giảm tỷ lệ nguyên liệu nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu. “Hiện đã có công ty xây dựng công trình giao thông đặt vấn đề thí điểm quy mô nhỏ, sau đó đề xuất lập tiêu chuẩn kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường và các thủ tục khác để triển khai đại trà”, PGS Phước nói.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”