Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Giảng viên thiết...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Giảng viên thiết kế mô hình sân bay 3D

Các giảng viên Học viện Hàng không Việt Nam mô hình hóa 3D các sân bay và sử dụng các thiết bị thực tế ảo, mô phỏng hoạt động sân bay phục vụ nghiên cứu, giảng dạy.

Phòng thực hành E – Lab tại Học viện Hàng không Việt Nam vừa đưa vào sử dụng với kinh phí đầu tư khoảng 1 tỷ đồng. Phòng lab sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) phục vụ hoạt động đào tạo cho sinh viên. Theo TS Lưu Văn Thuần, Khoa Kỹ thuật Hàng không, thực tế các sân bay luôn đảm bảo an ninh mức độ cao, nên sinh viên rất khó thực hành trực tiếp. Từ thực tế này, giảng viên trường thực hiện các đề tài nghiên cứu số hóa 3D toàn bộ sân bay bằng phần mềm mô hình hóa hình ảnh máy bay, nhà ga, đường băng, sân đỗ… và sử dụng các thiết bị công nghệ thực tế ảo cho sinh viên thực hành. Sinh viên phải thao tác lái xe kéo đẩy tàu bay, xe chở khách, xe thang… trên mô hình 3D đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn của Cục Hàng không Việt Nam giúp làm quen quy tắc điều khiển, an toàn khi sử dụng các phương tiện.

Sinh viên thực hành lái xe kéo đẩy tàu bay trên mô hình thực tế ảo. Quá trình thao tác sinh viên phải sử dụng vô lăng, cần số lái xe trên hành trình cho sẵn, điều khiển góc quay cho xe chạy đúng đường và duy trì vận tốc phù hợp.

Chân duy trì vận tốc xe kéo máy bay được thiết kế để sinh viên điều khiển xe đến đúng vị trí cho sẵn. Đây là những căn cứ để giáo viên tính điểm thực hành.

Phòng thực hành kiểm soát không lưu tại sân sử dụng ba màn hình chiếu mô hình 3D sân bay Tân Sơn Nhất do các giảng viên Học viện Hàng không Việt Nam thiết kế. Sinh viên sẽ chia thành hai nhóm là phi công điều khiển máy bay và nhân viên kiểm soát không lưu, giao tiếp với nhau bằng tai nghe để điều phối hoạt động máy bay từ khi rời sân đỗ đến lúc ra đường băng và cất hạ cánh, giúp đảm bảo các yếu tố an toàn bay.

Theo TS Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Khai thác Hàng không, các trang thiết bị được một dự án của Pháp tài trợ nhiều năm trước. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho quá trình thực hành, các giảng viên khoa đã mô hình hóa 3D sân bay Tân Sơn Nhất dựa trên các tài liệu bản đồ, hình ảnh thục tế từ sân bay. TS Minh cho biết, việc mô hình hóa sân bay cần đảm bảo hình ảnh giống thực tế nhất nên quá trình cân chỉnh, ghép hình ảnh mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc này đem lại hiệu quả trải nghiệm tốt hơn cho người học. “Sinh viên học đến năm 3 sẽ được thực hành hoạt động kiểm soát không lưu”, TS Minh nói.

Phòng lab thiết kế mạch điện chuyên cho các tàu bay. Sinh viên được đào tạo về cách đấu dây, đi dây điện và mô phỏng thiết kế mạch điện phù hợp cho từng dòng tàu bay.

Phòng thực hành động cơ máy bay với động cơ tuabin khí thường sử dụng cho các dòng máy bay hiện nay.

Sinh viên thực hành tại phòng mô phỏng kiểm soát không lưu tiếp cận.

Máy bay YAK-40 của Nga sản xuất từ thập niên 80 đặt tại trường giúp sinh viên học môn hệ thống điện, hệ thống dẫn đường tàu bay… Đây là mẫu máy bay vận tải cỡ nhỏ, chở tối đa 32 người, trong đó có kíp lái 3 người. Máy bay đạt tốc độ tối đa 550 km mỗi giờ, trọng lượng rỗng 9,4 tấn, trần bay tối đa khoảng 8 km.

.

Sa bàn sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ khách tham quan và giảng dạy.

Học viện Hàng không Việt Nam thành lập năm 2006 trên cơ sở trường Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ ngành hàng không và các ngành kinh tế kỹ thuật khác đạt tiêu chuẩn quốc tế cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Phó giáo sư Việt nghiên cứu vật liệu bêtông từ bùn thải và tro bay

PGS.TS Huỳnh Trọng Phước (Đại học Cần Thơ) tham gia nghiên cứu vật liệu dạng bêtông chịu lực từ bùn thải và tro bay ứng dụng vào san nền.

Nhà nghiên cứu 103 tuổi đoạt giải khoa học Trần Văn Giàu

Tập sách "Gia Định - Sài Gòn - TP HCM dặm dài lịch sử" với hơn 1.600 trang của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư được trao giải khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 11, sáng 16/9.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Thạc sĩ tạo khung xương nhân tạo từ vỏ tôm và rong biển

Sử dụng chitosan từ vỏ tôm và alginate trong rong biển, thạc sĩ Vũ Thanh Bình tạo khung xương nhân tạo phục hồi phần xương bị khuyết.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt dạy máy phát hiện vật thể lạ trong sân bay

Nhóm nhà khoa học Học viện Hàng không Việt Nam sử dụng hình ảnh từ camera và mô hình máy học phát hiện và cảnh báo vật thể lạ có thể gây mất an toàn trong sân bay.

Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ

TS Lê Thị Quỳnh Trang cùng các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra phương pháp giúp làm giảm dòng nhiệt trên vật liệu giúp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Hành trình chinh phục Kỷ lục: WiT – ‘Nâng tầm thể chất’ với cung đường chạy 21km cùng lúc tại 28 tỉnh, thành có biển của Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Chương trình "NÂNG TẦM THỂ CHẤT" do Công ty CP Tổ chức đào tạo WiT tổ chức chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) cùng Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) ghi nhận thông số để tiến tới xác lập Kỷ lục Việt Nam và Thế giới, sau khi ghi nhận kết quả qua online và offline vào ngày 26/11/2023, với số lượng học viên, huấn luyện viên tham gia chạy 21km trên cát kết hợp các cung đường ven biển cùng lúc nhiều nhất.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra bộ sạc không dây dưới da

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra bộ sạc không dây dưới da với khả năng phân hủy sinh học.

VietKings và Kỷ lục Số khởi động Hành trình “Chạy vì sức khỏe Việt Nam” trên ứng dụng ViKi

(Kyluc.vn) Trong năm 2024, VietKings và Kỷ lục Số sẽ ký kết hợp tác chiến lược với 07 Đơn vị Sở hữu Kỷ lục Việt Nam để triển khai rộng rãi trong cộng đồng. Mỗi đơn vị sẽ lựa chọn 07 cung đường đặc biệt tương ứng để thực hiện trong Hành trình "Chạy vì sức khỏe Việt Nam".

Quản lý chất lượng mật ong bằng công nghệ của công nghiệp 4.0

Các nhà khoa học trong nước đã ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng...

Nvidia chính thức trở thành hãng chip lớn nhất thế giới

Lần lượt vượt qua những tên tuổi lớn như Intel, Samsung, TSMC, Nvidia chính thức trở thành nhà sản xuất chip đạt lợi nhuận cao nhất thế giới trong quý III/2023.

Chung kết và Trao giải EOV 2023 Khu vực Miền Nam: Bệ phóng đưa bạn trẻ Việt trở thành công dân toàn cầu

(Kỷ lục - VietKings) Sáng ngày 26/11/2023, vòng Chung kết Cuộc thi Olympics Tiếng Anh toàn quốc - English Olympics of Vietnam 2023 khu vực miền Nam chính thức diễn ra với 5 đội thi, mỗi đội 4 thành viên. Sau 4 vòng thi gay cấn và đầy hấp dẫn, Đội Quán quân EOV mùa 2 - 2023 đã chính thức lộ diện.