Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Sản phẩm do 7 sinh viên Đại học Công nghiệp TP HCM chế tạo vừa giành giải ba cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh (DigiTrans Smart City) tổ chức hồi tháng 11. Bàn tay robot giúp bệnh nhân đột quỵ, người gặp vấn đề về dây thần kinh, cơ xương tăng cường khả năng vận động tay.

Theo Trần Bình Nguyên, phụ trách công nghệ nhóm, các thiết bị phục hồi chức năng hiện có trên thị trường chủ yếu luyện tập các thao tác cầm nắm cả bàn tay, chưa có nhiều sản phẩm chú trọng luyện tập các ngón và đốt ngón tay.

Tìm hiểu thị trường, nhóm đánh giá, để mua được sản phẩm tương tự cần 4 – 20 triệu đồng tùy loại. Mong muốn có sản phẩm giá phải chăng, chế độ tập luyện đa dạng, nhóm chế tạo bộ truyền động khung xương ngoài, có cơ cấu hoạt động tương tự bàn tay người, hoạt động tự động với giá thành rẻ từ 600.000 đến 2 triệu đồng để bệnh nhân có thể tập tại nhà.

Khung bàn tay làm bằng vật liệu nhựa sinh học PLA được thiết kế với độ lớn các đốt, góc co duỗi hoạt động tương tự bàn tay của người trưởng thành. Chức năng chính của các đốt ngón tay là tạo thành góc nghiêng phù hợp với các điểm tới hạn khi luyện tập theo phác đồ điều trị từng giai đoạn mà vẫn đảm bảo được ngón tay trong quá trình tập không bị lệch hoặc nghiêng.

Khi bàn tay robot hoạt động, các tay quay truyền chuyển động cho thanh truyền đẩy hệ cơ cấu về phía trước, gián tiếp đẩy các đốt ngón tay quay tạo chuyển động cho ngón tay. Các động cơ servo được tích hợp vào khung xương để đồng bộ hóa các chuyển động các ngón tay, giúp dễ dàng hơn trong quá trình cầm nắm hoặc luyện tập co duỗi.

Bàn tay robot phục hồi vận động cho người tai biến

Giới thiệu tay robot tập vật lý trị liệu của nhóm. Video: Nhóm nghiên cứu

Để thiết kế sản phẩm, nhóm tìm đến các bệnh nhân thực tế để tính toán các lực cần thiết. Nhóm cũng nhờ sự giúp đỡ các bác sĩ về xương bàn tay và phục hồi chức năng tư vấn xây dựng các phác đồ điều trị cho từng loại bệnh. Điều này giúp sản phẩm được lập trình chính xác các chế độ luyện tập cho bệnh nhân.

Khi sử dụng, người dùng sẽ đeo thiết bị vào tay, dùng các dây vải cao su để cố định các đầu ngón tay. Trên thiết bị có tích hợp bộ điều khiển nút bấm với các chức năng tập. Người dùng cài đặt các chế độ riêng theo phác đồ điều trị của từng giai đoạn như co duỗi, cầm nắm, luyện tập từng ngón… để bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng.

Để đánh giá khả năng ứng dụng, nhóm thử nghiệm cho bệnh nhân tại một bệnh viện tại Bình Dương. Bệnh nhân sử dụng robot hỗ trợ co duỗi bàn tay giúp tạo phản hồi của bàn tay với não bộ. Với mức độ luyện tập mỗi ngày hai lần, mỗi lần một giờ, sau một tháng điều trị, bệnh nhân đã cử động được các ngón tay nhẹ, tỷ lệ hồi phục khoảng 30%. Tháng tiếp theo, bệnh nhân tăng tần suất tập lên bốn lần mỗi ngày với cường độ tập nhanh hơn khiến tỷ lệ hồi phục lên 60 – 70%. Sang tháng thứ 3, bệnh nhân có thể cầm nắm đồ vật nặng 100 gram và tự cầm cốc uống nước.


Bệnh nhân có thể cầm ly và uống nước sau khi sử dụng thiết bị của nhóm. Ảnh: NVCC

Bệnh nhân có thể cầm ly và uống nước sau khi sử dụng thiết bị của nhóm. Ảnh: NVCC

Theo Bình Nguyên, hạn chế của sản phẩm là thiết kế cơ khí của bộ truyền chưa tối ưu, còn cồng kềnh, có thể gây khó khăn khi sử dụng. Ngoài ra, hệ thống điều khiển còn phải thao tác trên máy tính, chưa có ứng dụng điều khiển qua app điện thoại để thuận tiện hơn.

Sắp tới nhóm dự kiến chế tạo sản phẩm nhỏ gọn, không chỉ tập cho bàn tay mà các bộ phận vận động khác trên cơ thể. Điều này giúp bác sĩ thu thập các số liệu quan trọng để đưa ra các phác đồ điều trị cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.


Đại diện thành viên nhóm nhận giải ba tại cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minhh do Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao TP HCM tổ chức hồi tháng 11. Ảnh: SHTP-IC

Đại diện thành viên nhóm nhận giải ba tại cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh do Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao TP HCM tổ chức hồi tháng 11. Ảnh: SHTP-IC

Ông Quách Anh Sen, Phó giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao TP HCM đánh giá, sản phẩm của nhóm thể hiện sự đầu tư công nghệ và tiềm năng ứng dụng cao hướng đến những bệnh nhân tai biến, có dấu hiệu gia tăng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, để một sản phẩm vào thị trường cần có quá trình tối ưu hóa công nghệ, thử nghiệm quy mô bệnh nhân lớn để đánh giá hiệu quả.

Ông Sen cho biết, vườn ươm sẽ xem xét đưa các dự án tham gia chương trình ươm tạo hỗ trợ các nguồn lực để sản phẩm tiếp tục hoàn thiện công nghệ, tiếp cận thị trường thời gian tới.

Theo Vietnamnet

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.