Trang chủ Tin tức Nhà hát Múa rối Thăng Long (Hà Nội): Hơn nửa thế...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Nhà hát Múa rối Thăng Long (Hà Nội): Hơn nửa thế kỷ làm giàu thêm cho nghệ thuật Rối dân gian Việt Nam

(VietKings - WowTimes) Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long được thành lập năm 1969 và là thương hiệu được biết đến như một kỳ tích, đặc biệt có sức hút “kỳ lạ”, trở thành một điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích. 53 năm qua, Nhà hát múa rối Thăng Long được biết tới như một địa chỉ văn hóa góp phần làm giàu thêm cho nghệ thuật rối nước dân gian của Việt Nam.

Nhà hát Múa rối Thăng Long, nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm cổ kính, giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

 

NHỮNG DẤU ẤN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN

Nhà hát Múa rối Thăng Long được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 10/10/1969 với tên gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng trực thuộc sở Văn hóa Thông tin Hà Nội với 9 thành viên. Nhiệm vụ của Đoàn là chuyên biểu diễn rối cạn phục vụ thiếu nhi Thủ đô.  Đoàn có trụ sở tại Tầng hầm sở VHTT – 47 Hàng Dầu, Hà Nội

Năm 1975, Đoàn đổi tên là Đoàn Múa rối Hà Nội. Trụ sở của Đoàn phải liên tục di chuyển 3 nơi: 1/ Rạp Kim Đồng – Hàng Bài, Hà Nội; 2/ Rạp Đặng Dung – Phố Đặng Dung, Hà Nội; 3/ Rạp Long Biên – Phố Hàng Chiếu, Hà Nội

Từ năm 1985 – 1990, Đoàn đứng trước nguy cơ giải thể, đoàn sau đó do NSƯT Lê Văn Ngọ làm Trưởng đoàn.

Từ năm 1991 – 2001, Đoàn được đổi tên làĐoàn Múa rối nước Thăng Long.

Năm 1993, đoàn nghệ thuật múa rối Thăng Long chính thức được bàn giao rạp chiếu bóng Hòa Bình xưa nay được xây dựng cải tạo thành nhà hát nghệ thuật sân khấu múa rối tại địa chỉ 57B – phố Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm. Cũng trong 10 năm này, khán giả yêu nghệ thuật sân khấu trên thế giới biết đến ở Việt Nam có một Nhà hát nghệ thuật độc đáo và kỳ diệu. Ngoài chương trình biểu diễn ở hầu hết các châu lục, Đoàn nghệ thuật múa rối Thăng long còn tích cực tham gia các cuộc Liên hoan nghệ thuật Quốc tế được tổ chức tại các Thủ đô nổi tiếng Paris, New York, Barcelona, Hejsinki, Seoul, Bangkok… Rất nhiều nơi đoàn quay trở lại biểu diễn theo lời mời của khán giả đến gần 10 lượt như Pháp, Úc, Mỹ, Nhật… Có nhiều năm, Nhà hát lưu diễn Quốc tế rất nhiều lần. Đặc biệt, năm 2000 Đoàn đã thực hiện 7 chuyến lưu diễn Quốc tế.

Tháng 8 năm 2001, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định năng cấp đoàn Múa rối nước Thăng Long thành Nhà hát Múa rối Thăng Long – trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, đánh dấu một bước tiến vượt trội của một đơn vị nghệ thuật.

Năm 2003, là một năm thành công rực rỡ, các vở tham dự Hội diễn Sân khấu Múa rối toàn quốc mang về nhiều giải thưởng cao.

 

 

 

Năm 2004, Nhà hát Múa rối Thăng Long là đơn vị nghệ thuật đầu tiên thực hiện theo mô hình xã hội hoá nghệ thuật.

2005 – 2007: NSƯT Đỗ Thị Mùi được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long. Ban giám đốc đã nỗ lực cùng tập thể Cán bộ nghệ sĩ, diễn viên công nhân viên đoàn kết đồng lòng, Nhà hát đỏ đèn 365 ngày, số lượng khách ngày càng đông, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống anh em được cải thiện. Năm 2007, nghệ sỹ Lê Văn Ngọ, Hữu Thụ, Nguyễn Đăng Tiến được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý NSU’T. Cùng với những thành quả đã đạt được trong nghệ thuật, công tác đào tạo luôn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Nhà hát đã liên kết với Trường Đại học Sân Khấu điện ảnh, đào tạo đại học chính quy lớp diễn viên múa rối.

 

 

2007 – 2017: NSND Nguyễn Hoàng Tuấn được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát. Năm 2008, dàn nhạc được thành lập với hơn chục thành viên, được đào tạo chính quy tại Nhạc viện quốc gia Việt Nam. Trước đây, Nhà hát không có dàn nhạc chính thức, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao, việc thành lập đội nhạc là việc làm rất thiết thực

Từ năm 2008 đến 2014, giai đoạn này một loạt các tác phẩm nghệ thuật được trình làng phục vụ khán giả trong nước và đáp ứng với các kỳ Liên hoan múa rối trong nước và Quốc tế. Nhà hát múa rối Thăng Long luôn là một trong những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, tham gia nhiều chương trình vở diễn có chất lượng nghệ thuật tiêu biểu kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Năm 2012, nghệ sỹ Nguyễn Hoàng Tuấn, Chu Đắc Được, Chu Văn Lượng, Nguyễn Phương Nhi, Bùi Đức Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Siu Y Ban được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý NSU’T.

 

Năm 2015, tiết mục “Bay lên từ mặt nước” của Nhà hát tham gia Liên hoan múa rối Quốc tế lần thư IV đã gây xôn xao dư luận bởi sự độc đáo khác lạTrò “đấu bò tót” của Tây Ban Nha, ballet Hồ Thiên Nga, cho thấy sự sáng tạo đã vượt lên trên “khuôn khổ” truyền thống của nghệ thuật rối nước.

 

Năm 2018, Vở ” Công chúa tóc mây” – Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ V, một sáng tạo đột phá , đưa sân khấu rối cạn xuống nước. Vở diễn có sự kết hợp hai hình thức rối cạn và rối nước với thông điệp chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

 

Đặc biệt chương trình nghệ thuật đa sắc thái được hình thành, “Nơi tâm hồn bất tử”, một chương trình nghệ thuật ấn tượng, là mơ ước, khát vọng cống hiến, sáng tạo nghệ thuật của Nhà hát Múa rối Thăng Long. Với không gian sân khấu thủy đình huyền ảo, nét tao nhã của tà áo dài, sự linh thiêng của văn hóa thờ mẫu cùng với sự hồn nhiên, trong sáng múa rối nước, tất cả hội tụ lại, tạo nên một giá trị văn hóa thuần khiết, một tâm hồn văn hóa vĩnh cửu.

 

Năm 2019, vở rối “Mơ rồng” do đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng mang nhiều tính thử nghiệm, phá bỏ nhiều chuẩn mực của múa rối truyền thống, trong đó có rối nước. Với quy mô dàn dựng hoành tráng, dàn rối được đầu tư đồ sộ, có thể xem, “Mơ rồng” là cuộc chơi lớn của Nhà hát múa rối Thăng Long.

 

2017 – 2020NSƯT Chu Lượng – Phó Giám đốc Nhà hát được giao phụ trách lãnh đạo Nhà hát Múa rối Thăng Long. Nhà hát luôn giữ kỷ lục về số buổi biểu diễn, đảm bảo doanh thu. Công tác đối ngoại giao lưu văn hóa Quốc tế vẫn được duy trì thường xuyên.

“Địa chỉ đỏ” giữ hồn văn hoá dân tộc

Nhiều năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến như một kỳ tích, có sức hút và trở thành một điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích. Từ một đoàn nghệ thuật chỉ có 9 diễn viên tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Hà Nội, đến nay Nhà hát đã có hai đoàn diễn viên và các phòng, ban chức năng, với một lực lượng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên… được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết. Họ có thể đảm nhận được nhiều vai diễn, nhiều phong cách biểu diễn, sánh ngang hàng với nghệ sĩ múa rối quốc tế. Nơi đây đã trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối Việt Nam.

 

 

Là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, Nhà hát đã xây dựng thành công một số chương trình, vở diễn độc đáo, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của quý khách trong và ngoài nước như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Kim Đồng, Đinh Bộ Lĩnh, Tráng sĩ và quỷ biển, Alađanh và cây đèn thần….

 

 

Cùng với các loại hình nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã và đang trên đà khởi sắc đổi mới nâng cao từ kịch bản, hình thức, kỹ thuật biểu diễn, tạo hình con rối, trang trí, ánh sáng… Nhiều chương trình có chất lượng nghệ thuật tốt được ra đời, đáp ứng ngày càng cao đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, góp phần đem lại cho công chúng niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp, những bài học về lòng nhân ái, tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Từ một đoàn nghệ thuật cơ sở vật chất nghèo nàn, chuyên biểu diễn rối cạn, đến nay Nhà hát đã có rạp chuyên diễn rối nước với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khán giả. Rạp có gần 300 chỗ, khang trang thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông… Điều khác biệt của Nhà hát Múa rối Thăng Long là đã tạo được bước đi cho riêng mình. Nhà hát luôn đặt yếu tố dân tộc, truyền thống lên hàng đầu, chú trọng phát triển theo phương châm kế thừa nhưng không rập khuôn, từng bước khôi phục, làm mới các tích trò cổ, bổ sung vào chương trình biểu diễn. Nhà hát đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ Liên hoan múa rối trong nước và quốc tế.

 

 

Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long là một trong những nhà hát múa rối truyền thống còn hoạt động và những con rối bằng gỗ sơn mài của nhà hát đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Từ năm 1990 nhà hát thường xuyên tổ chức lưu diễn quốc tế và đã tham dự nhiều liên hoan nghệ thuật trên toàn thế giới. Khán giả đến với Nhà hát sẽ cảm nhận được không gian của múa rối dân gian truyền thống ngay từ nét kiến trúc và họa tiết độc đáo nơi cổng chào: những chú Tễu, cô tiên với kích thước lớn được đặt từng hàng phía trên cao; bức tranh đá mô phỏng sân khấu rối nước cùng hình ảnh mái đình, cờ hội, thuyền rồng và sóng nước uốn lượn…

 

 

Trong suốt quá trình hình thành, phát triển có những giai đoạn Nhà hát đã gặp phải khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua khi những bộ môn nghệ thuật truyền thống dần đi vào quên lãng và bị mai một. Nhưng nhờ sự nỗ lực của cả tập thể và những nghệ sĩ yêu bộ môn nghệ thuật truyền thống này, năm 1990 Nhà hát múa rối Thăng Long đã có một bước tiến lớn khi quyết định đầu tư khôi phục bộ môn này và biểu diễn phục vụ khách du lịch trong cũng như ngoài nước.

Mặc dù những ngày đầu tiên bắt đầu hình thức hoạt động mới đó, Nhà hát múa rối Thăng Long chỉ biểu diễn định kỳ theo tuần, tháng. Nhưng nhờ sự sáng tạo, độc đáo của hình thức nghệ thuật truyền thống này mà khách du lịch tìm đến đây ngày một đông hơn. Tần suất các buổi biểu diễn của nhà hát cũng như doanh thu của Nhà hát cứ năm sau lại cao hơn năm trước. Cho đến nay, hầu hết các chương trình du lịch tại Hà Nội đều có phần thưởng thức nghệ thuật múa rối tại Nhà hát múa rối Thăng Long.

 

Năm 2021, Nhà hát múa rối Thăng Long ra mắt vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” dựa theo kịch bản nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Đây cũng là vở diễn mà Nhà hát sẽ tham dự Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ III. Vở diễn “Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Nhà hát Múa rối Thăng Long thể hiện lại bằng hình thức nghệ thuật múa rối cạn với nhiều tìm tòi sáng tạo mang hơi thở đương đại.

 

Từ 1 đêm diễn chỉ có 10-20 khách/1 ngày, sau 50 năm cùng với tâm huyết, lòng yêu nghề, sự tận tụy của các bậc tiền bối, nghệ sĩ, diễn viên, tập thể cán bộ, nhân viên, Nhà hát đã khẳng định chất lượng nghệ thuật, giá trị cốt lõi, khẳng định thương hiệu đẳng cấp quốc tế và ngày nay mỗi đêm diễn Nhà hát đã đón tiếp 1500-2000 người/1ngày.

 

 

NHỮNG THÀNH TỰU ĐẶC BIỆT

Hơn 53 năm xây dựng và trưởng thành, bằng con đường nghệ thuật lao động nghiêm túc, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã vinh dự được đón nhận nhiều huân, huy chương của Nhà nước, các cấp, ngành, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế như:

– Huân chương Lao động Hạng nhất (2013),

– Huân chương Lao động hạng hai (2005),

– Huân chương Lao động hạng ba (1999),

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011)…

 

 

– Nhiều nghệ sĩ của nhà hát được phong tặng danh hiệu cao quý như: Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

– Nhiều tác phẩm đặc sắc ra mắt, được công chúng đón nhận và dành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ Liên hoan múa rối chuyên nghiệp trong nước, quốc tế như: Chuyện lạ chốn cung đình, Tiếng gọi trẻ thơ, Bù nhìn rơm, Vũ điệu chim công, Thánh Gióng, Những con thú đáng yêu, Huyền thoại tiên rồng, Trấn cổ loa thành…

– Đặc biệt, năm 2015, Nhà hát dàn dựng 2 vở múa rối cạn tham gia Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ IV tổ chức ở Việt Nam. Các vở diễn tham gia đều đạt giải cao như: vở Trái tim người mẹ đã đạt 1 Huy chương bạc, 2 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc cá nhân; vở Bay lên từ mặt nước đạt 1 Huy chương bạc và tiết mục múa Thiên nga đạt Huy chương vàng; vở Hào quang từ quá khứ đạt 1 Huy chương vàng cá nhân.

 

 

– Năm 2007: Nhà hát múa rối Thăng Long đón nhận Kỷ lục Việt Nam là Đơn vị nghệ thuật duy nhất tại Việt Nam biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm.

– Năm 2013: Nhà hát múa rối Thăng Long vinh dự đón nhận kỷ lục Châu Á là đơn vị nghệ thuật duy nhất tại Châu Á biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm, với hơn 2000 chương trình múa rối nước hàng năm, xác lập Kỷ lục Việt Nam.

Nhà hát đã giới thiệu bộ môn nghệ thuật cổ truyền dân tộc Múa rối nước Việt Nam tới hơn 50 quốc gia như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc… Cùng thời gian đó Nhà hát được vinh dự được trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất. Nhà hát luôn là lá cờ đầu của sở văn hóa thể thao Hà Nội trong mọi lĩnh vực , hàng ngàn buổi diễn doanh thu mỗi năm trên 20 tỷ đồng. Nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội trao tặng.

 

 

– Năm 2015, nhiều nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý NSND và NSU’T (NSND Nguyễn Hoàng Tuấn và các NSU’T Lê Chí Kiên, Nguyễn Hồ Thủy Tiên, Đặng Tố Như, Nguyễn Quốc Vũ, Tống Thị Huệ, Võ Thùy Dương, Trần Xuân Trung, Lê Thu Huyền, Công Bích Thủy, Lê Minh Tuấn)

 

 

– Năm 2019, Nhà hát Múa rối Thăng Long kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

– Năm 2021: Nhà hát Múa rối Thăng Long giành giải Nhất chương trình biểu diễn tuyên truyền chống dịch Covid-19

 

 

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn kế thừa và phát triển hình thức nghệ thuật múa rối truyền thống, xứng đáng là tinh hoa văn hóa Việt. Nơi đây đã trở thành một điểm đến văn hóa hấp dẫn của du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam và những ai quan tâm, thích tìm hiểu về văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Du khách trong và ngoài nước có dịp đến với Hà Nội chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc, “độc nhất vô nhị” tại Nhà hát này.

 

NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG LONG

Địa chỉ: 57B Đinh Tiên Hoàng – Q.Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội

Quỳnh Ngọc (Tổng hợp)/WowTimes

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.