Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Công nghệ tạo lập các bề mặt chống băng tuyết

Công nghệ tạo lập các bề mặt chống băng tuyết

Bề mặt chức năng chống dính ướt, băng tuyết trên vật liệu kim loại (nhôm, sắt, đồng) cho thấy hiệu năng tốt trong môi trường làm việc lạnh giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng công nghiệp.

Khả năng kháng băng tuyết trên bề mặt sắt nguyên bản với bề mặt sắt đã được chức năng hóa. (Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện nhiệt độ -10 độ C, màu trắng là các diện tích bị băng tuyết bao phủ).
Khả năng kháng băng tuyết trên bề mặt sắt nguyên bản với bề mặt sắt đã được chức năng hóa. (Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện nhiệt độ -10 độ C, màu trắng là các diện tích bị băng tuyết bao phủ).

Ý tưởng từ chiếc lá sen

Không lung linh như những lễ hội băng đăng, phần lớn các hình thái băng tuyết gây nhiều trở ngại, thậm chí nguy hiểm cho giao thông, sản xuất và vận hành thiết bị.

Tại Việt Nam, thời gian gần đây, băng tuyết đã xuất hiện ngày càng nhiều, gây nên những thiệt hại đáng kể. Băng giá được ghi nhận thường xuyên tại các vùng núi cao ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Nghệ An.

Những trận bão tuyết ở Lạng Sơn (2020) hay Lào Cai (2/2022) đã ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, phương tiện sản xuất với thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Vào mùa đông, các khu vực như đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thường có tuyết rơi hoặc băng giá khiến giao thông bị đình trệ…

Vấn đề phòng chống băng tuyết ngày càng được các nhà khoa học quan tâm. Các phòng thí nghiệm của GS Joanna Aizenberg (Hoa Kỳ), GS Masoud Farzaneh (Canada) hay GS Hyuneui Lim (Hàn Quốc) là những nhóm nghiên cứu tiên phong về các giải pháp chống băng tuyết.

Có hai hướng chống băng tuyết là trực tiếp và gián tiếp. Hướng trực tiếp là xử lý băng sau khi đã hình thành trên các bề mặt như dùng nhiệt, chất lỏng hòa tan, rung động cơ học để phá hoặc làm tan băng.

Tiếp cận gián tiếp là quá trình ngăn cản sự hình thành băng tuyết trên vật dụng bằng các phương pháp lý – hóa để can thiệp trực tiếp vào bề mặt.

Bằng cách can thiệp ngay từ ban đầu vào các bề mặt chức năng, băng tuyết sẽ không thể hình thành và vì thế duy trì chức năng của bề mặt trong môi trường lạnh giá.

Trong các phương cách tiếp cận gián tiếp, bề mặt không dính ướt (super/ultrahydrophobic) được xem là hiệu quả vì các tính chất đặc biệt như góc tiếp xúc cao (trên 155 độ) và tính linh động của chất lỏng trên bề mặt.

Nhờ độ linh động cao, chất lỏng dễ dàng lăn khỏi bề mặt trước khi kịp hóa rắn, hoặc nếu có hóa rắn sẽ dễ dàng bị loại bỏ do diện tích tiếp xúc với bề mặt rất thấp.

Các bề mặt không dính ướt được lấy cảm hứng từ cấu trúc của lá sen, bao gồm các cấu trúc kích thước nanomet hình trụ được bao quanh bởi một lớp sáp không ưa nước.

Sự đan xen dày đặc của các cấu trúc kết hợp với hợp chất hóa học bao quanh làm cho lá sen hoàn toàn không dính ướt với các chất lỏng thông thường. Các kỹ thuật chế tác bề mặt không dính ướt là những kỹ thuật khó, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ kích thước và hình thái của các cấu trúc trên bề mặt.

Các phương pháp chế tạo có thể kể đến như là phủ các hạt kích thước nanomet, ăn mòn bằng axit, hay khắc quang học lên bề mặt nguyên bản để tạo lập các cấu trúc nanomet.

Lấy cảm hứng từ các hiện tượng thiên nhiên, kết hợp với việc phân tích vai trò của từng thành tố cấu trúc, thông qua việc thực hiện đề tài “Phòng chống hiện tượng đóng băng dựa trên hiệu ứng không dính ướt (superhydrophobic) bằng cách kết hợp các cấu trúc nano với hợp chất hóa học kị nước” do NAFOSTED tài trợ, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã chế tạo thành công bề mặt không dính ướt trên các đế kim loại, đánh giá khả năng chống băng tuyết của các mẫu được chức năng hóa và so sánh với các mẫu nguyên bản.

Tạo lập bề mặt chống băng tuyết

Để tạo nên các bề mặt không dính ướt, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ăn mòn ướt kết hợp với sơn phủ hợp chất hóa học kị nước FOTS (Fluoroorthotriclorosilane).

Quá trình ăn mòn ướt được bắt đầu bằng cách nhúng các tấm kim loại vào hỗn hợp dung dịch của axit hydrochloric hoặc axit phosphoric để tạo nên các vi cấu trúc trên bề mặt.

Mẫu sau đó được bao phủ bằng phương pháp bay hơi lắng đọng hợp chất không dính ướt FOTS, hoạt động tương tự như lớp sáp trên bề mặt lá sen.

Bản chất của hình thái không dính ướt là sự kết hợp hài hòa giữa vi cấu trúc và các hợp chất hóa học kị nước có trên bề mặt. Đây là một kỹ thuật khó và đòi hỏi sự tính toán, kết hợp hoàn hảo giữa 2 thành tố nêu trên.

Phương pháp này đã được một vài nhóm nghiên cứu trên thế giới trình bày trên các tạp chí, tuy nhiên các kỹ thuật chế tạo được trình bày rất phức tạp và không kinh tế.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trên các kim loại phổ biến như sắt và đồng là những nghiên cứu đầu tiên được trình bày trong lĩnh vực chống băng tuyết.

Để đánh giá khả năng ứng dụng cho bề mặt chức năng hoạt động ngoài trời như kính chắn gió hoặc thiết bị thông minh, khả năng kháng băng tuyết được khảo sát bằng cách đặt mẫu trong môi trường mô phỏng điều kiện băng tuyết (duy trì nhiệt độ -10 độ C) và sử dụng camera tốc độ cao có độ phân giải tốt để quan sát toàn bộ quá trình hình thành băng tuyết.

Sau 25 phút thử nghiệm, bề mặt chức năng hóa vẫn đảm bảo một bề mặt không có bất kỳ tinh thể băng nào, thậm chí nó còn được duy trì sau hơn 2 giờ thí nghiệm, chứng tỏ tiềm năng lớn cho các ứng dụng ngoài trời.

Điều này được giải thích bởi năng lượng cần thiết cho việc hình thành mầm tinh thể trên nền bề mặt không dính ướt là cao hơn rất nhiều so với các bề mặt nguyên bản.

Ngoài ra, sự liên kết lỏng lẻo giữa bề mặt với các tinh thể băng đã hình thành cũng như thúc đẩy sự loại bỏ chúng một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, độ bền của mẫu (tính lặp lại) là một trong những tiêu chí khá quan trọng vì nó liên quan đến độ ổn định các ứng dụng mà nhóm nghiên cứu muốn hướng tới.

Mẫu chức năng hóa được nhóm nghiên cứu tiến hành thực nghiệm lặp lại trong 50 lần và cho thấy sự ổn định cao cả về độ bền liên kết và khả năng kháng băng tuyết.

Kết quả đánh giá khả năng kháng băng tuyết trên các bề mặt kim loại thông thường cho thấy sự vượt trội và tiềm năng ứng dụng cao với quy trình nhanh chóng, kinh tế.

Trong các nghiên cứu kế tiếp, nhóm nghiên cứu sẽ tối ưu hóa khả năng kháng băng tuyết cũng như đề xuất quy trình triển khai tạo lập các bề mặt chống băng tuyết ở quy mô lớn hơn, tiện dụng hơn, định hướng ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm thương mại và công nghiệp.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.