Trang chủ Ý tưởng sáng tạo toàn cầu 24h Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 - Thuật toán...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Thuật toán chẩn đoán bệnh nhân đau tim

Các triệu chứng đau tim đôi khi biểu hiện tương tự những vấn đề sức khoẻ khác, khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 10.286 bệnh nhân có khả năng bị đau tim ở 6 quốc gia trên toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 10.286 bệnh nhân có khả năng bị đau tim ở 6 quốc gia trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu tại Anh đã sử dụng học máy để cung cấp cách chẩn đoán cơn đau tim nhanh và chính xác. Phương pháp có khả năng rút ngắn thời gian cần thiết để chẩn đoán, cũng như điều trị hiệu quả hơn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Tự nhiên.

Hiện tại, “phương pháp vàng” để chẩn đoán cơn đau tim là đo nồng độ protein troponin trong máu. Troponin được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương. Mức độ này thường tăng mạnh trong vòng 3 – 12 giờ sau cơn đau tim, đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ. Song, phương pháp này có một số hạn chế. Cụ thể, việc lấy mẫu máu trong thời gian cố định có thể là một thách thức trong khoa cấp cứu.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Anh đã phát triển một thuật toán học máy dựa trên AI, với hiệu quả nhanh và chính xác. Với tên gọi Hợp tác để chẩn đoán và đánh giá hội chứng mạch vành cấp tính (CoDE-ACS), thuật toán được thiết kế để tính xác suất xảy ra cơn đau tim cho từng bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 10.286 bệnh nhân có khả năng bị đau tim ở 6 quốc gia trên toàn thế giới. Thuật toán học máy được “dạy” bằng cách sử dụng giới tính, tuổi tác, kết quả điện tâm đồ và tiền sử bệnh của bệnh nhân, ngoài mức độ troponin.

Từ đó, xác định xác suất xảy ra cơn đau tim. So với các phương pháp hiện có, nhóm nghiên cứu phát hiện, CoDE-ACS có thể loại trừ cơn đau tim ở bệnh nhân với số lượng nhiều hơn gấp đôi, cùng độ chính xác là 99,6%.

Thuật toán dự đoán chính xác cơn đau tim giữa các nhóm nhỏ, bao gồm cả nam và nữ, người lớn tuổi, những bệnh nhân suy thận hoặc người đến bệnh viện sớm sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Theo các nhà nghiên cứu, thuật toán CoDE-ACS có thể ngăn chặn việc nhập viện không cần thiết ở những người không có khả năng đau tim hoặc có nguy cơ thấp bị tổn thương cơ tim hay tử vong sau cơn đau tim. Nhờ đó, giúp cho việc điều trị khẩn cấp hiệu quả hơn, xác định bệnh nhân nào an toàn để về nhà và người nào cần ở lại để kiểm tra thêm.

Ông Nicholas Mills – tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đối với những bệnh nhân bị đau ngực cấp tính do đau tim, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ cứu sống họ. Thật không may, nhiều tình trạng gây ra những triệu chứng phổ biến này và việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng đơn giản.

Khai thác dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ các quyết định lâm sàng có tiềm năng to lớn trong cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và hiệu quả tại các khoa cấp cứu”.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Quét võng mạc, AI chẩn đoán từ chứng suy tim đến bệnh Parkinson

Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình có khả năng tự học cách phân biệt giữa võng mạc 'bình thường' và võng mạc 'bị bệnh', sau đó đưa ra chẩn đoán.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Máy bay lai khí cầu sẽ bay 20 ngày liên tục quanh thế giới

https://www.youtube.com/watch?v=UACsK67DZag Mô phỏng hành trình bay đầu tiên của Solar Airship One. Video: Euro Airship Theo kế hoạch của Euro Airship, đội ngũ kỹ sư đang...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Google phát triển kính hiển vi để phát hiện ung thư

Google hợp tác với Bộ quốc phòng Mỹ để phát triển kính hiển vị thực tế tăng cường hỗ trợ AI giúp các bác sĩ phát hiện ung thư.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Mô hình tái chế rác thải nhựa công nghệ cao tại Hàn Quốc

Quá trình tái chế nhựa phổ biến nhất là cắt nhựa đã qua sử dụng thành nhiều mảnh nhỏ, rửa, phân loại và sấy khô rồi biến những gì còn sót lại thành nhựa mới. Nhưng Hàn Quốc đang xây dựng cơ sở tái chế công nghệ tiên tiến không làm giảm chất lượng nhựa.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Cơ hội kinh doanh sáng tạo với công nghệ Deepfakes

Công nghệ Deepfakes là một loại kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra hình ảnh, âm thanh và video 'giả như thật'. Tội phạm công nghệ thường lợi dụng công nghệ này vào mục đích xấu, để lừa đảo, tuy nhiên, công nghệ học sâu (deep-learning) tương tự này cũng đang mở ra nhiều ứng dụng kinh doanh sáng tạo.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Ra mắt robot thế hệ mới

Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Quét võng mạc, AI chẩn đoán từ chứng suy tim đến bệnh Parkinson

Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình có khả năng tự học cách phân biệt giữa võng mạc 'bình thường' và võng mạc 'bị bệnh', sau đó đưa ra chẩn đoán.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ làm măng khô mềm như măng tươi

Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ sấy lạnh, măng khô sau khi ngâm vào nước sẽ trở lại gần giống với măng tươi, dễ chế biến.

OpenAI ra mắt phiên bản 3 của nền tảng AI tạo sinh Dall-E

OpenAI vừa cho ra mắt phiên bản thứ ba của nền tảng AI tạo sinh Dall-E, cho phép người dùng sử dụng chatbot ChatGPT để tạo ra hình ảnh từ lời nhắc (prompt).

TP.HCM sắp có Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tế ảo

TP.HCM sẽ triển khai xây dựng Booth tra cứu thông tin du lịch, tham quan thực tế ảo để hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đột phá lớn trong công cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh: NASA phát hiện ‘Siêu Trái đất’ có thể có sự sống

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters số mới nhất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một ngoại hành tinh "Siêu Trái đất" và phát hiện các dấu hiệu của khí mà chỉ các sinh vật sống mới có thể tạo ra.