Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà nghiên cứu...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà nghiên cứu Việt chế băng gạc giúp vết thương nhanh lành

Tùy vào tình trạng tổn thương da, người dùng (bác sĩ chỉ định hay bệnh nhân) sẽ chọn ra loại băng gạc phù hợp.
Thành phẩm băng gạc kháng khuẩn được sản xuất thử nghiệm.
Thành phẩm băng gạc kháng khuẩn được sản xuất thử nghiệm.

Loại băng gạc không chỉ dùng để cách ly vết thương với môi trường bên ngoài mà còn giúp nhanh lành, không đau do PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp nghiên cứu đã sẵn sàng ra thị trường.

Hoàn thiện quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất vật liệu kháng khuẩn dạng màng ứng dụng chế tạo băng gạc ở quy mô pilot do PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp và nhóm cộng sự tại Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) hoàn thiện, đã sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu sản xuất băng gạc y tế với khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ lành nhanh vết thương.

PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ, khi da bị thương, vết thương sẽ tự lành theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, vùng da bị thương tổn dù nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ lâu hồi phục, hoặc nhiễm trùng nếu vết thương không được điều trị và bảo vệ đúng cách. Quá trình lành vết thương da là một quá trình động và vô cùng phức tạp, đòi hỏi một môi trường thích hợp để đẩy nhanh tiến trình.

Tùy vào tình trạng tổn thương da, người dùng (bác sĩ chỉ định hay bệnh nhân) sẽ chọn ra loại băng gạc phù hợp. Băng gạc thường được chế tạo từ nhiều vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp và có tính phân hủy sinh học hoặc không.

Nhiều băng gạc có cấu tạo đa lớp, mỗi lớp có tính chất khác nhau, ví dụ như một băng gạc bốn lớp gồm lớp dệt, lớp bọt xốp, lớp tạo nước và lớp dính hỗ trợ. Thông thường những băng gạc này có chứa chất hỗ trợ kháng vi sinh vật như Ag, bitmut, chlorhexidine, polyhexamethylene biguanide…

Tuy nhiên, các loại băng gạc hỗ trợ tích cực quá trình lành thương và kháng vi sinh vật vẫn chưa được phổ biến trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam và hầu hết được nhập khẩu. Hiện tại, các loại băng gạc sản xuất trong nước chủ yếu vẫn sử dụng kỹ thuật sợi không dệt và hạn chế trong việc kết hợp với các hoạt chất.

“Bởi vì không có các hoạt chất kháng khuẩn và các thành phần giúp hỗ trợ lành vết thương, nên các loại băng gạc thông thường chỉ được sử dụng với mục đích chính là cách ly vật lý vết thương và môi trường bên ngoài. Những sản phẩm này kém hiệu quả trong việc phòng chống với các tác nhân gây bệnh bên ngoài như vi khuẩn hoặc nấm”, PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp cho biết.

Bằng cách sử dụng phương pháp tạo sợi nano từ kỹ thuật electrospinning, nhóm nghiên cứu đã đưa ra sản phẩm băng gạc có thể được kết hợp với nhiều hoạt chất khác để tăng khả năng sinh học hỗ trợ lành thương.

Nhóm đã chế tạo dung dịch PCL chứa nano Ag để tạo màng PCL tải nano Ag, chế tạo màng phun Oligomer Chitosan. Từ những nguồn nguyên liệu này, nhóm chế tạo sản phẩm băng gạc từ màng PCL-Ag-Cs, gồm 2 lớp: Màng PCL chứa các hạt nano Ag (được tổng hợp bằng phương pháp electrospinning), lớp phủ hỗn hợp gồm oligomer chitosan (Cs) và polyvinylpyrrolidone (PVP).

“Kết quả khảo sát các tính chất màng PCL-Ag-Cs chế tạo quy mô pilot cho kết quả tương đồng với các màng chế tạo ở quy mô phòng thí nghiệm”, PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp khẳng định.

Hỗ trợ làm lành vết thương, tăng sinh tế bào

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp, trong các loại vật liệu đã được sử dụng chế tạo màng thì PCL được chú trọng nhờ vào tính chất cơ lý tốt, tính tương hợp sinh học cao. Màng PCL làm từ phương pháp electrospinning rất khó biến dạng trong điều kiện nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ phòng.

Công nghệ màng electrospinning là công nghệ đơn giản nhưng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì khả năng tạo màng mỏng dẫn đến tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình sản xuất.

Ngoài việc có khả năng tạo ra màng có tính chất giống băng gạc truyền thống, băng gạc làm từ phương pháp electrospinning còn có nhiều ưu điểm, như thoáng khí, dễ tổng hợp và đặc biệt là dễ thêm các chất khác nhằm tăng kháng khuẩn như Ag, gentamicin, hay hỗ trợ lành thương như protein, các hoạt chất tăng sinh tế bào.

Các sản phẩm electrospinning thu được có cấu trúc vi mô là vô số các sợi polymer đan xen, những sợi này có đường kính từ vài trăm nano đến vài micro mét.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp, nhờ được bổ sung lớp phủ oligomer chitosan nên sản phẩm băng gạc từ màng PCL-Ag-Cs không chỉ có công dụng kháng khuẩn, mà còn có tác dụng giữ vết thương thông thoáng và hút dịch dư của vết thương, giúp quá trình làm lành vết thương đạt hiệu quả tốt hơn.

Thử nghiệm trên thỏ, sau 30 ngày, vết thương đắp băng gạc PCL-Ag-Cs cho kết quả lành thương tốt hơn đắp gạc cotton. Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể dùng cho vết thương bỏng.

PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp cũng thông tin sản phẩm có cấu tạo màng và lớp phủ. Thành phần kháng khuẩn của băng gạc là nano bạc và Cs. Lớp phủ có tác dụng giữ vết thương thông thoáng và hút dịch dư của vết thương giúp cho quá trình lành thương đạt hiệu quả hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp cho biết, băng gạc kháng khuẩn được sản xuất trong nước mang đến cơ hội sử dụng các sản phẩm y tế chất lượng cao ở mức giá thành hợp lý cho mọi người dân.

Cùng đó, tạo cơ hội để các nhà sản xuất, các đơn vị chế tạo cùng cộng tác, tham gia vào việc sản xuất các thiết bị của quy trình làm ra loại băng gạc này, chẳng hạn như thiết bị cho công đoạn phủ và sấy.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Bài viết nổi bật

Bánh mì Việt Nam – Món ăn được vinh danh ‘ngon số 1 thế giới’

(Vietnam No.1) Vượt qua những món ăn nổi danh, bánh mì thịt của Việt Nam xếp vị trí số 1 trong danh sách 100 món ăn cùng bánh mì ngon nhất thế giới. Xếp hạng do độc giả của TasteAtlas, trang thông tin được cho là 'bản đồ ẩm thực thế giới' bình chọn.

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Chế biến Thủy hải sản Liên Thành (1906-2024) – Tinh túy hương vị trăm năm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.10

(nienlich.vn) Cách đây gần 120 năm, từ ý tưởng của chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết bởi 6 vị tiền hiền, mang theo hương vị quốc hồn quốc túy. Đến năm 1906, một thương hiệu nước mắm ra đời và đã gắn chặt mình với dòng chảy lịch sử của dân tộc.

Bánh mì Việt Nam – Món ăn được vinh danh ‘ngon số 1 thế giới’

(Vietnam No.1) Vượt qua những món ăn nổi danh, bánh mì thịt của Việt Nam xếp vị trí số 1 trong danh sách 100 món ăn cùng bánh mì ngon nhất thế giới. Xếp hạng do độc giả của TasteAtlas, trang thông tin được cho là 'bản đồ ẩm thực thế giới' bình chọn.

7 đại học Việt Nam vào top thế giới theo nhóm ngành

Việt Nam có 7 trường vào top đại học thế giới theo nhóm ngành của QS, hầu hết tụt hạng, song cũng có mặt ở một số nhóm ngành mới.

Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.6) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

84 công trình nhận Giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Vượt qua nhiều công trình tiêu biểu, 84 công trình xuất sắc nhất đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.51) Cột cờ Nam Định (Nam Định): Chứng nhân lịch sử quan trọng của xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nam Định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều điểm đến độc đáo. Đặc biệt trong số đó không thể không nhắc đến “cột cờ Nam Định” - một trong bốn kỳ đài cổ nhất Việt Nam và là di tích lịch sử quan trọng của người Thành Nam xưa.