Trang chủ Tin tức Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: 39 năm nỗ...

[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2023] Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: 39 năm nỗ lực kết nối vì sức khỏe dòng máu Việt

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Sự ra đời của Viện Huyết học và Truyền máu đã đánh dấu bước trưởng thành không ngừng của đội ngũ các nhà khoa học và khẳng định nhu cầu tất yếu phải phát triển chuyên khoa Huyết học – Truyền máu trên cả nước. Viện là tuyến cao nhất trong lĩnh vực khám chữa bệnh, phòng bệnh về chuyên khoa huyết học và tổ chức công tác truyền máu đồng thời áp dụng khoa học vào công tác nghiên cứu, tìm ra phương pháp chữa các bệnh về máu hiếm tại Việt Nam và trên thế giới.

 

VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG VÀ CHẶNG ĐƯỜNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE DÒNG MÁU VIỆT

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương ra đời vào ngày 31/12/1984 theo Quyết định số 1531/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế với tên gọi ban đầu là Viện Huyết học và Truyền máu, thuộc Bệnh viện Bạch Mai, do GS.Bạch Quốc Tuyên là Viện trưởng. Viện thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Huyết học – Truyền máu và Phòng Bệnh máu (C5).

Tại thời điểm đó, Viện có 1 phòng (khoa) lâm sàng (C5), phòng hành chính, phòng trữ máu (tiếp nhận, lưu trữ máu), phòng miễn dịch. Cán bộ, nhân viên có khoảng 80 người, bao gồm cả cán bộ Bộ môn Huyết học – Truyền máu. Hiện tại, Viện có gần 1.000 cán bộ, nhân viên với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về máu, cơ quan tạo máu cũng như dịch vụ truyền máu. Từ chỗ chỉ có một đơn nguyên lâm sàng là Phòng Bệnh máu (C5) với 35 giường bệnh, sau 35 năm, Viện đã có 8 đơn vị lâm sàng, số lượng người bệnh điều trị nội trú luôn duy trì từ 1.200 – 1.300 người mỗi ngày. Năm 2019, bệnh nhân đến khám là 154.829 lượt (gấp trên 41 lần so với năm 2004), bệnh nhân điều trị nội trú là 41.480 lượt (gấp trên 12 lần so với năm 2004).

 

Viện là nơi tiếp nhận điều trị các bệnh nhân mắc bệnh về máu, đặc biệt là tan máu bẩm sinh, khó đông máu của trẻ em. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Đến nay, Viện đang thực hiện các chức năng:

– Công tác phòng bệnh: Xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức phòng chống bệnh bẩm sinh di truyền, đặc biệt là bệnh Thalassemia (Bệnh lý thiếu máu tan máu bẩm sinh di truyền) và bệnh Hemophilia (Bệnh ưa chảy máu) đang làm tổn hại lớn lao đến sức khỏe của Nhân dân; 

– Công tác khám, chữa bệnh: Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn phòng bệnh về lĩnh vực huyết học và truyền máu theo đúng phạm vi chuyên môn, theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân;

– Công tác truyền máu và tế bào gốc: Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm có nguồn máu, các sản phẩm máu, tế bào gốc an toàn bảo đảm cho nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nhu cầu dự trữ cho thảm họa, an ninh, quốc phòng; Phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ quan, tổ chức có liên quan vận động nhân dân tình nguyện hiến máu, hiến các thành phần máu, hiến tế bào gốc;

– Công tác nghiên cứu khoa học; Công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng nhân lực y tế;Công tác chỉ đạo tuyến;…

Về lĩnh vực Huyết học: Viện đã xây dựng được hệ thống phòng xét nghiệm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Huyết học với đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó, nhiều kỹ thuật cao về đông máu, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử… đã được triển khai như: Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử vào chẩn đoán trước sinh các bệnh máu di truyền trên cả mẫu tế bào ối và tế bào phôi, chẩn đoán các ca bệnh khó, theo dõi các ca bệnh điều trị bằng phương pháp nhắm đích, ghép tế bào gốc.

 

Với chất lượng chuyên môn cao và thực hiện tốt các hoạt động nghiên cứu vì người bệnh, Viện đã trở thành cơ sở điều trị bệnh về máu và cơ quan tạo máu lớn trên cả nước, được người bệnh và nhân dân tin tưởng.

 

Về lĩnh vực Truyền máu: Viện đã xây dựng được Trung tâm Máu Quốc gia đồng bộ, hoàn chỉnh từ tuyên truyền, vận động hiến máu, tổ chức tiếp nhận máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, phân phối máu và các chế phẩm máu với công suất lớn, kỹ thuật hiện đại.

Viện đã khởi xướng và tổ chức thành công nhiều chương trình, sự kiện vận động hiến máu có quy mô lớn, đa dạng về mặt hình thức và nội dung, mang tính nhân văn, góp phần thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện phát triển. Đặc biệt, Viện đã tổ chức thành công Lễ hội Xuân Hồng và Chương trình Hành trình Đỏ – chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn nhất cả nước nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu vào dịp Tết và dịp hè ở nước ta, hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, bền vững.

 

 

WOWTIMES – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

– Ngày 31/12/1984, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương được thành lập theo Quyết định số 1531/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế với tên gọi ban đầu là Viện Huyết học và Truyền máu.

 

Viện có địa chỉ tại phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

 

– Ngày 29/5/1990, Bộ Y tế ký Quyết định số 427/BYT-QĐ phê duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật cải tạo, mở rộng Viện Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Giai đoạn này số lượng các khoa phòng đã tăng lên, cán bộ nhân viên lên đến 100 người, trang thiết bị đã đầy đủ và đồng bộ hơn trước.

 

 

– Năm 1984-2004, sau 20 năm thành lập, Viện đã có những bước tiến dài về mọi mặt và nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng viện chuyên khoa đầu ngành để chỉ đạo chuyên môn, đào tạo cán bộ chuyên khoa, phát triển chuyên khoa sâu về Huyết học – Truyền máu để tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh máu, bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn cho nhu cầu điều trị tại Hà Nội và các khu vực lân cận.

– Ngày 08/3/2004Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chính thức tách ra hoạt động độc lập, trực thuộc Bộ Y tế (theo quyết định số 31/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đây là dấu mốc quan trọng để Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xứng đáng là Viện chuyên khoa đầu ngành, ngang tầm với khu vực và quốc tế.

– Từ năm 2006, Viện bắt đầu triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc và đến nay đã thực hiện được 400 ca ghép, trở thành đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất và có chất lượng tại Việt Nam. 

– Xuất phát từ tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào mỗi dịp hè, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Công ty cổ phần VTVCorp đã đề xuất ý tưởng tổ chức chương trình Hành trình Đỏ và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành.

Năm 2013, Hành trình Đỏ – Chiến dịch vận động hiến máu xuyên Việt ra đời. 100 tình nguyện viên được tuyển chọn đã lên đường theo 2 cánh quân và hội ngộ tại Thủ đô Hà Nội sau 22 ngày tổ chức hiến máu tại 15 tỉnh/thành phố. Vượt qua vô vàn khó khăn, Hành trình Đỏ năm đầu tiên đã thu về hơn 17.500 đơn vị máu.

Ra đời trong sự cấp thiết về việc đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu và điều trị, Hành trình Đỏ đã trở thành hoạt động trọng tâm của chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” hằng năm và ngày càng nhận được sự tham gia của nhiều địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sau mỗi năm tổ chức, Hành trình Đỏ đều “lập kỷ lục mới” về số ngày tổ chức, số địa phương tham gia và số đơn vị máu tiếp nhận được. Vào năm đầu tiên, chương trình chỉ diễn ra tại 15 tỉnh, thành phố trong 22 ngày. Năm 2017, kỳ thứ 5 tổ chức, đã có 28 địa phương tham gia liên tục trong 36 ngày. Trong 10 kỳ tổ chức (2013 – 2022), Hành trình Đỏ đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự462 ngày tổ chức2.365 buổi hiến máutiếp nhận gần 700.000 đơn vị máu. Đã có 58/63 tỉnh/thành phố trên cả nước tổ chức Hành trình Đỏ; 5 địa phương tổ chức cả 10 kỳ: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và nhiều địa phương đã tổ chức 9 kỳ, 8 kỳ…

Nhiều tỉnh/thành phố đã tổ chức thành công Hành trình Đỏ với các ngày hội trên 1.000 đơn vị máu, tổ chức với hình thức Hành trình Đỏ mini ngay tại địa phương và đưa các ngày hội hiến máu về huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hầu hết các địa phương cũng lồng ghép tôn vinh các tập thể, cá nhân hiến máu tiêu biểu trong khuôn khổ sự kiện Hành trình Đỏ; qua đó lan tỏa được những tấm gương tích cực về hiến máu tình nguyện.

 

Trải qua 1 thập kỷ thực hiện, chương trình Hành trình đỏ trở thành điểm nhấn quan trọng trong hành trình kết nối dòng máu Việt và nhận được sự hưởng ứng đông đảo của nhân dân. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

– Năm 2014, Viện đã thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng và là cơ sở đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công ghép tế bào gốc từ máu dây rốn không cùng huyết thống vào đầu năm 2015, mở ra hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu mà không có người hiến tế bào gốc phù hợp. 

 

Tế bào gốc máu dây rốn được điều chế trong phòng sạch xử lý vô trùng có áp lực dương và lưu trữ trong ni-tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

– Vượt qua vô vàn khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, áp lực chuyên môn, tháng 12/2015, Viện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và luôn giữ vững chất lượng chuyên môn của Viện đầu ngành về chuyên khoa Huyết học – Truyền máu trên toàn quốc.

 

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự và trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Ảnh: Báo Chính phủ

 

– Trong suốt gần 1 tháng, từ ngày 1/7 – 29/7/2017hành trình vận động hiến máu xuyên Việt – Hành trình Đỏ với thông điệp Kết nối dòng máu Việt đã thực hiện thành công sứ mệnh tuyên truyền, tổ chức hiến máu, khắc phục tình trạng thiếu máu hè và nâng cao nhận thức người dân về bệnh tan máu bẩm sinh tại 28 tỉnh/ thành phố mà hành trình đi qua. 

Tại ngày hội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố Kỷ lục về Hành trình Đỏ – hành trình hiến máu xuyên Việt ý nghĩa, có nhiều tỉnh thành tham gia nhất với số lượng đơn vị máu được tiếp nhận nhiều nhất.

 

TS Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam đến Ban tổ chức Hành trình Đỏ – Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

 

 – Ngày 18/9/2017, tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao tặng 2 Kỷ lục cho GS.TS Nguyễn Anh Trí, Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương với nội dung: “Nhà Khoa học thực hiện nhiều đề tài Nghiên cứu Khoa học về huyết học – truyền máu nhất và “Nhà Khoa học có số lượng bài báo Khoa học chuyên ngành về Huyết học – Truyền máu đã công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước nhiều nhất”.

GS.TS Nguyễn Anh Trí đã chủ trì và tham gia nghiên cứu 175 đề tài (02 đề tài cấp nhà nước, 07 đề tài cấp bộ, 166 đề tài cấp cơ sở). Đến nay GS.TS Nguyễn Anh Trí đã có 328 bài báo công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước (trong đó có 306 bài tiếng Việt và 22 bài tiếng Anh).

Ngoài ra, bằng những nỗ lực và cống hiến không mệt mỏi đó GS.TS. Nguyễn Anh Trí đã được Đảng, Nhà nước phong tặng và ghi nhận những danh hiệu cao quý như:

– Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2009)…

– Phong hàm Giáo sư (năm 2011)

– Anh Hùng Lao động (năm 2012);

– Thầy thuốc Nhân dân (năm 2012);

– Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2015)

– Công dân ưu tú Thủ đô (năm 2015).

Cùng nhiều bằng khen từ các Bộ, Ban, Ngành khác.

 

TS.Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập đến GS.TS Nguyễn Anh Trí.

 

– Tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong 138 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương vinh dự có TS. BS. Vũ Đức Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp, Trưởng đoàn công tác số 1 của Viện tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách). 

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Bằng khen cho TS. Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW. Ảnh: Báo Chính phủ

 

– Tháng 9/2022, theo Quyết định số 2489 của quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Hà Thanh giữ chức vụ Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ ngày 1/10/2022. 

 

 Ông Nguyễn Hà Thanh phát biểu nhận nhiệm vụ mới trên cương vị Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW từ ngày 01/10/2022. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Cũng trong Buổi lễ nhận chức, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho ông Bạch Quốc Khánh, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW.

 

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW Bạch Quốc Khánh. Ảnh: Fanpage đơn vị

Gần 40 năm hình thành và phát triển, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, sánh ngang tầm khu vực và vươn tầm quốc tế. Ngoài là nhà khoa học làm công tác nghiên cứu chuyên khoa, họ còn là các y bác sĩ với trách nhiệm làm nghề cao cả, luôn hết mình vì bệnh nhân. Bên cạnh đó, những chương trình thiện nguyện, vận động hiến máu tình nguyện, tuyên truyền phòng chống bệnh máu,…được thực hiện bền bỉ trong nhiều năm qua đã góp phần để dòng máu chảy trong trái tim người Việt luôn tràn đầy sức sống.

 

 

Kim Huệ – WOWTIMES (tổng hợp, nguồn hình Internet)

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.