Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Học sinh đam...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Học sinh đam mê làm tranh lá

Từ những chiếc lá mộc mạc, sẵn có trong tự nhiên, nhưng qua bàn tay khéo léo cùng ý tưởng sáng tạo, các em học sinh Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật, mang đến một không gian triển lãm đặc sắc, thú vị cho học sinh, phụ huynh và giáo viên thưởng lãm.
Tranh lá của học sinh được trưng bày tại thư viện trường

Tranh lá của học sinh được trưng bày tại thư viện trường

Cô Võ Thị Mỹ Duyên (Tổ trưởng chuyên môn Tổ Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) cho biết: “Nhằm đổi mới các hoạt động của tháng bộ môn, năm nay, chúng tôi phát động cho học sinh toàn trường cùng tham gia hoạt động thú vị và đầy sắc màu hơn, đó là làm tranh lá. Trên cơ sở tìm kiếm nhiều loại lá từ thiên nhiên, học sinh được hướng dẫn cách xử lý lá, gân lá để tác phẩm làm ra được bảo quản lâu hơn. Các em có thể lựa chọn nhiều chủ đề khác nhau về trường lớp, thầy cô, tình yêu gia đình, quê hương đất nước, phong cảnh thiên nhiên…

Trong thời gian phát động từ tháng 2 đến cuối tháng 3, các em làm cá nhân hoặc lập nhóm để hoàn thành tác phẩm gửi về ban tổ chức. Điều bất ngờ là ngay khi phát động, học sinh các lớp rất tích cực tham gia, hoàn thành và gửi về 225 bức tranh. Các bức tranh đẹp mộc mạc, tự nhiên, công phu, thể hiện phong cách làm tranh rất mới. Ban tổ chức đã chọn 120 bức tranh trưng bày tại thư viện trường và sắp tới là hoạt động đấu giá gây quỹ vì học sinh nghèo”.

Lần đầu tiên làm tranh lá với em Cao Hồng Vân (học sinh lớp 11A2) là cả một sự đam mê. Em chọn cho mình đề tài rất khó, là làm chân dung Bác Hồ. Vân chia sẻ: “Hình ảnh Bác Hồ, bản đồ Việt Nam luôn trong trái tim em. Em muốn truyền tải tình yêu với Bác Hồ, yêu quê hương đất nước qua tác phẩm của mình. Do chưa am hiểu, nên em lên mạng tìm hiểu về tranh lá và đi đến thực hiện bức tranh chân dung Bác từ lá sen. Em đã nhờ ba mẹ tìm giúp lá sen, trải qua các công đoạn thử nghiệm, phơi, xử lý lá sen kỹ càng, tạo hình Bác Hồ trên lá và tỉ mẩn tạo hình những mảng sáng – tối và nụ cười hiền hòa trên gương mặt Bác. Sau 2 tuần, em hoàn thành tác phẩm. Em rất vui vì bức tranh của mình được đánh giá cao và quan trọng hơn là qua hoạt động, em rút ra nhiều bài học. Đó là làm việc gì cũng phải có kiến thức, kỹ năng, niềm đam mê và sự kiên trì, đặt cái tâm mình vào hoạt động đó thì mới mang lại hiệu quả”.

Còn bạn Nguyễn Thị Cẩm Tú (học sinh lớp 10S) thì chọn đề tài đơn giản hơn để thực hiện chính là “Cánh đồng quê”. Đó là hình ảnh mộc mạc, giản dị, luôn in hằn trong tâm trí em. Tú đã cùng 2 bạn trong lớp, phân công nhau đi nhặt nhiều loại lá với các màu sắc tự nhiên từ xanh đến vàng, nâu, đỏ. Sau đó, các bạn phác thảo ý tưởng và thực hiện. Trong quá trình làm, chúng em tranh luận, để rồi sau đó nhận ra chính cách làm việc nhóm đã làm cho bức tranh ngày càng hoàn thiện hơn. Nhặt từng chiếc lá, đính lên để tạo hình phong cảnh ngôi nhà, đồng ruộng, chúng em rất vui, phấn khởi vì được tái hiện khung cảnh thiên nhiên, quê hương mình đến người xem” – Tú chia sẻ.

Không chỉ chọn những đề tài quen thuộc, nhiều học sinh còn thử sức về đề tài “nặng ký” hơn, đó là về phong cảnh Bảy Núi, hình ảnh phụ nữ, hình ảnh cha – con. “Khi chấm chọn các tác phẩm, chúng tôi rất bất ngờ. Vì nhiều em ngày thường ít nói chuyện với bạn bè, ít bày tỏ tình cảm với gia đình, nhưng thông qua tác phẩm thể hiện hình ảnh mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là bức tranh có hình ảnh ba mẹ ôm con ngày thơ bé, kèm những chiếc lá được xử lý cẩn thận và dòng chữ “Thân này là của mẹ cha, sẻ chia máu thịt cho con thành người”. Phụ huynh nghe đến con làm tranh về cha mẹ đã rất xúc động. Nhiều giáo viên chủ nhiệm rất cảm xúc khi học trò làm tranh chân dung của mình để tham dự cuộc thi” – cô Duyên chia sẻ.

“Dù lần đầu phát động nhưng cuộc thi đã mang lại nhiều ý nghĩa. Qua phong trào, các em vừa học vừa chơi, có dịp thư giãn sau giờ học căng thẳng. Các em được giao lưu, kết nối, phát huy tài năng nghệ thuật và đặc biệt hơn là biết yêu thương, phát huy lòng nhân ái, nỗ lực làm những bức tranh đẹp, ý nghĩa nhằm triển lãm và bán đấu giá nhỏ.

Thông qua đăng tải các bức tranh trên các hội, nhóm, triển lãm tại chỗ, chúng tôi mong số tiền thu được từ việc bán tranh sẽ dành tặng cho học sinh nghèo của trường, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường và học tập tốt hơn” – cô Duyên cho biết.

Theo Báo An Giang

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.