Trang chủ Tin tức Việt Nam Công nghệ sẽ giúp 'bùng nổ' mô hình bác sĩ gia đình...

Công nghệ sẽ giúp ‘bùng nổ’ mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam?

Công nghệ có thể giúp bác sỹ gia đình phát triển phổ biến tại các vùng sâu, vùng xa, giảm thiểu nhiều loại chi phí cho người dân...
Chương trình The Wise Talk với chủ đề “Bác sỹ gia đình liệu có thành xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ đạo nhờ "trợ thủ" công nghệ?”

Chương trình The Wise Talk với chủ đề “Bác sỹ gia đình liệu có thành xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ đạo nhờ “trợ thủ” công nghệ?”

“Bác sĩ gia đình” có thể coi là một từ khóa trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở các nước phát triển và đang là giải pháp hữu hiệu giúp các cá nhân và gia đình theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên và toàn diện.

TRÊN 100 QUỐC GIA ĐÃ THAM GIA VÀO CÁC HIỆP HỘI VỀ BÁC SỸ GIA ĐÌNH

Sự bùng nổ của công nghệ liệu có tạo nên “cú hích” trong việc phát triển mô hình bác sĩ gia đình? Chia sẻ tại chương trình The Wise Talk với chủ đề “Bác sỹ gia đình liệu có thành xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ đạo nhờ “trợ thủ” công nghệ?”, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (Light), cho rằng: “không thể phủ nhận” tầm quan trọng của bác sĩ gia đình. Bác sỹ Giang cho biết trên thế giới mô hình bác sĩ gia đình đã được áp dụng từ những năm 60, 70 và cho đến nay, trên 100 quốc gia đã tham gia vào các hiệp hội về bác sĩ gia đình.

Theo anh Trương Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Med247, bác sĩ gia đình là một cấu phần trong y học gia đình. Bác sĩ gia đình sẽ nắm toàn bộ hồ sơ sức khỏe, bệnh án của toàn bộ cá nhân cũng như gia đình. Khi nắm được toàn bộ bệnh án, bệnh sử cũng như theo dõi sức khỏe cho cả cá nhân và gia đình, bác sĩ gia đình sẽ là người hỗ trợ, kiểm soát hoặc dự phòng những vấn đề sức khỏe tốt nhất đối với từng cá nhân. Ngoài ra, bác sĩ gia đình sẽ là người kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra lộ trình điều trị đối với các căn bệnh mãn tính hay chuyên sâu cần tới bác sĩ chuyên khoa. Và bác sĩ gia đình cũng là người trực tiếp đảm bảo bệnh nhân hay là cá nhân đi đúng theo lộ trình điều trị, trước và sau điều trị, để đảm bảo vấn đề sức khỏe xuyên suốt được theo dõi một cách triệt để.

Một lợi ích lớn của bác sỹ gia đình là giúp giảm thiểu nhiều chi phí cho chính người bệnh. Có đến 70-80% bệnh lý cơ bản nếu được bác sĩ gia đình tư vấn hỗ trợ hoặc được theo dõi ngay từ ban đầu, cũng như sự tham vấn, điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sẽ không tiến triển nặng, giúp tăng cường sức khỏe và chi phí khám chữa bệnh sau này. Ngoài ra, bác sĩ gia đình cũng giúp cả hệ thống y tế, bác sĩ chuyên khoa được giảm tải.

Tuy nhiên, theo con số thống kê được anh Trương Vũ Tuấn đưa ra, tại Việt Nam chỉ có khoảng 8,8 bác sĩ trên 10.000 người dân. Để so sánh, tại Singapore là 23 bác sĩ trên 10.000 người dân, các nước châu Âu thậm chí đạt 32-33 bác sĩ trên 10.000 dân. Một trong những “nút thắt cổ chai” của Việt Nam là nguồn lực y tế đang rất hạn chế. Giải quyết bài toán này yêu cầu phải có những chính sách ở tầm vĩ mô, như đào tạo thúc đẩy nguồn nhân lực y tế tốt hơn, biện pháp tiếp cận y tế tốt hơn, đặc biệt là hỗ trợ các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận y tế sớm hơn. Đây là bài toán cần đến sự chung tay giải quyết của cả khối công và khối tư nhân.

CÔNG NGHỆ SẼ GỠ KHÓ, HỖ TRỢ MÔ HÌNH BÁC SĨ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN

Dịch Covid-19 vừa qua là một phép thử mà có lẽ trong cả lịch sử, nhân loại chưa khi nào trải qua một phép thử lớn đến như thế, phép thử với mẫu quá lớn và diện quá rộng. Phép thử ở đây không phải chỉ riêng về mặt sức khỏe, thể chất mà còn là phép thử trên mọi phương diện. Trong đó, những thay đổi xảy ra với mọi người là những xáo trộn, thay đổi thậm chí cả về kinh tế, việc làm, môi trường và chung quy những cái đó cũng quay lại tác động tới sức khỏe. Đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều thay đổi về mặt nhận thức chăm sóc sức khỏe.

“Đây là thời điểm vàng để có cơ hội nâng cao hơn nữa ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân, chăm sóc sức khỏe chủ động một cách mạnh mẽ hơn. Rõ ràng người dân đang bắt đầu có những nhận thức thay đổi thuận lợi đối với sức khỏe”, bác sỹ Giang nói.

Anh Trương Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Med247, cho biết xuyên suốt đợt dịch Covid-19 vừa qua, Med247 đã làm rất tốt công việc hỗ trợ các bác sĩ trong việc tư vấn từ xa. Trước đây việc tư vấn bệnh từ xa, theo dõi, quản lý bệnh chưa thực sự được quan tâm vì thói quen cũng như xu hướng đa số người bệnh luôn muốn gặp và thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Tuy nhiên,

Anh Trương Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Med247.

Anh Trương Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Med247.

“Nếu công nghệ có thể hỗ trợ bác sỹ gia đình phát triển phổ biến tại các vùng sâu, vùng xa, người dân sẽ giảm được nhiều loại chi phí liên quan đến sức khỏe.

Dịch Covid-19 bắt buộc mọi người phải thích nghi với hoàn cảnh, và tư vấn bệnh từ xa trở nên quen thuộc hơn.

Có thể trong 5-10 năm tới, bác sỹ gia đình sẽ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển xã hội tại Việt Nam”.

Một trong những khó khăn trong thời đại Internet là có quá nhiều thông tin về sức khỏe, nên đôi khi khiến người bệnh hoang mang, không biết chắt lọc, nhận ra thông tin nào phù hợp với mình, thông tin nào đúng sự thật. Ngoài ra, dù là cùng một căn bệnh nhưng mỗi người lại có những biến chuyển khác nhau, nên việc được tư vấn với các bác sỹ, chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân. Vì vậy, công nghệ đã bắc cầu cho bệnh nhân đến với bác sỹ, chuyên gia y tế. Chính đội ngũ các bác sĩ, những người làm chuyên môn cũng nhận thấy tiềm năng của công nghệ. Chẳng hạn, với nền tảng online, và sự hỗ trợ của các bạn điều phối viên, các bác sĩ đã có thể tiếp cận, hỗ trợ nhiều bệnh nhân hơn.

Đặc biệt, nếu công nghệ có thể hỗ trợ bác sỹ gia đình phát triển phổ biến tại các vùng sâu, vùng xa, người dân sẽ giảm được nhiều loại chi phí sức khỏe. Người dân ở vùng sâu, vùng xa thường ít có điều kiện tiếp cận với các hệ thống y tế, và họ cũng chính là những đối tượng cần bác sĩ gia đình nhiều hơn so với người dân tại thành phố lớn, do ở thành phố lớn, người dân có thể dễ dàng đến các trung tâm y tế và tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung. Ngoài ra, công nghệ có thể hỗ trợ trong các buổi hội chẩn, nâng cao kiến thức chuyên môn cả về phương pháp điều trị hay những chẩn đoán từ xa, góp phần thúc đẩy cả hệ thống bác sĩ gia đình và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại từng xã, phường, địa phương ở vùng sâu, vùng xa.

Đại diện Med247 cho rằng có thể trong 5-10 năm tới, bác sỹ gia đình sẽ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển xã hội tại Việt Nam.

HIỂU ĐÚNG VỀ “BÁC SỸ GIA ĐÌNH”

Bác sỹ Giang cho rằng nhận thức của người dân cũng là một vấn đề cần thay đổi để có thể thúc đẩy mô hình bác sỹ gia đình. Hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe dự phòng và chủ động của người dân vẫn còn rất hạn chế. Nhận thức và hiểu biết về mô hình bác sĩ gia đình vẫn còn rất hạn chế. “Bác sĩ gia đình không có nghĩa phải đến gia đình, nhưng khi nào thành viên trong gia đình cần đến bác sỹ, họ chỉ cần gõ bàn phím hoặc nhấc điện thoại, thì bác sĩ vẫn luôn bên cạnh chúng ta”, bác sỹ Giang nói.

TS. Bác sỹ Nguyễn Thu Giang: "Bác sĩ gia đình không phải là một người bác sĩ cụ thể, mà sẽ là cả một mạng lưới, một hệ thống sao cho mỗi gia đình đều có bác sĩ, được tiếp cận với bác sĩ”.

TS. Bác sỹ Nguyễn Thu Giang: “Bác sĩ gia đình không phải là một người bác sĩ cụ thể, mà sẽ là cả một mạng lưới, một hệ thống sao cho mỗi gia đình đều có bác sĩ, được tiếp cận với bác sĩ”.

Để có thể dần thay đổi thói quen và nhận thức, bác sỹ Giang cho rằng cần có những chương trình truyền thông mạnh mẽ, giúp thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, đồng thời đưa ra những mô hình thực hành tốt, hỗ trợ thử nghiệm, thậm chí là triển khai thử nghiệm trên diện rộng để có thể rút kinh nghiệm nhanh chóng và có được những mô hình thành công tác động trực tiếp đến hành vi của người sử dụng.

“Làm sao để những đơn vị làm về công nghệ có thể kết nối mạnh hơn với những đơn vị cung cấp dịch vụ, làm sao những đơn vị cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ có thể kết nối với nhau, làm sao chúng ta có thể biến các trạm y tế xã, phường, nâng cao năng lực để họ cũng trở thành một phần của mắt xích bác sĩ gia đình”, bác sỹ Giang nói. “Tôi nghĩ đến giờ phút này chúng ta hiểu phải bác sĩ gia đình không phải là một người bác sĩ cụ thể, mà sẽ là cả một mạng lưới, một hệ thống sao cho mỗi gia đình đều có bác sĩ, được tiếp cận với bác sĩ”.

Theo VN Economy

CÁC TIN KHÁC

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top...

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm...

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều...

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.