Trang chủ Tin tức Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: 40 năm...

[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: 40 năm nỗ lực bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tọa lạc tại số 23 Tống Duy Tân, thành phố Huế, hơn 40 năm qua đã phát huy hiệu quả vai trò to lớn trong công tác bảo tồn di sản Cố đô. Các công trình và di sản phi vật thể trước khi được trùng tu, phục dựng đều trải qua nghiên cứu khoa học, dựa trên nhiều tư liệu chứng minh. Từ đó, giúp công chúng Việt Nam và thế giới hiểu thêm về nền văn hóa thuộc triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước.

 

Cách đây 40 năm, cùng với hậu quả nặng nề của chiến tranh và hoàn cảnh khó khăn của đất nước, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế gặp muôn vàn khó khăn. Cùng với sự giúp sức của cộng đồng trong công tác bảo tồn, tỉnh Thừa Thiên Huế kịp thời đề ra giải pháp để cứu vãn di sản, đầu tiên là quyết định thành lập một đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc lập kế hoạch cứu vãn và phục hưng di sản Cố đô Huế.

Tháng 6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế được thành lập, đến năm 1992 đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây cũng chính là bước ngoặt lớn cho công cuộc phục hưng di sản cố đô. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan chủ quản trực tiếp và Bộ Văn Hóa,Thể Thao và Du lịch quản lý về chuyên môn. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ và Nhà nước, thuộc Bộ Nội vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 2 Di sản Tư liệu Thế giới khác của triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn.

Đơn vị được hình thành với những chức năng gồm: Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), giá trị Nhã nhạc cung đình Huế  Âm nhạc Cung đình Việt Nam (Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại năm 2003), giá trị Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di tích.

 

Kinh thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1805, hoàn thành năm 1832, gồm ba tòa thành lồng vào nhau, xung quanh có 10 cửa chính và hệ thống vọng canh, hào nước…Ảnh: website đơn vị

 

Về quần thể kiến trúc Cố đô Huế bao gồm hệ thống các di tích liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Về di sản kiến trúc của Cố đô Huế, có thể kể đến những di tích tiêu biểu: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai cung, bến thuyền Cung đình, Trấn Bình đài, Trấn Hải thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn miếu, Võ miếu, Hải Vân quan,…

 

Tử Cấm Thành là chốn cung cấm, dành riêng cho Vua và hoàng gia sinh hoạt thường ngày. Ảnh: Website đơn vị 

 

Về Âm nhạc Cung đình Việt Nam, bao gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Múa cung đình và Tuồng cung đình. Mang ý nghĩa ‘‘âm nhạc tao nhã”Nhã nhạc là âm nhạc được trình diễn tại các lễ kỷ niệm, những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ XIII, nhưng chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn.

 

Một buổi biểu diễn vũ khúc cung đình Lục cúng hoa đăng tại Nhà hát Duyệt Thị Đường. Bài múa được vua Minh Mạng (1820 – 1839) cho viện Hàn Lâm sửa chữa để biểu diễn trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình.

 

Các buổi biểu diễn Nhã nhạc thường xuyên được tổ chức tại Duyệt Thị Đường. Ảnh: Fanpage đơn vị.

 

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển của các vị hoàng đế triều Nguyễn, bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925). Công việc chạm khắc lên các công trình được thực hiện bởi những thế hệ nghệ nhân tài ba trên khắp cả nước.Trải qua bao thăng trầm của thời gian, thiên tai, sự tàn phá của chiến tranh, đến nay thành phố Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3000 đơn vị với đầy đủ các loại hình: thơ, văn, câu đối, đại tự…

 

Cổ diềm trang trí men pháp lam ở lăng Thiệu Trị. Ảnh: Website đơn vị

PHÁT HUY VAI TRÒ LƯU GIỮ VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KINH ĐÔ HUẾ

Giai đoạn từ 2001 đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 170 công trình di tích lớn nhỏ, đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng công tác nghiên cứu sưu tầm tư liệu khảo cổ học. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích.

 

Cụm di tích Lăng vua Gia Long tọa lạc tại thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai Hoàng hậu và một số thành viên hoàng tộc, được xây dựng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được cuộc đất xây dựng cụm lăng này. Các hạng mục trong cụm lăng đã kịp thời được trù tu, vẫn giữ được vẻ đẹp của kiến trúc. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi. Xưởng Sản xuất vật liệu truyền thống của Trung tâm BTDT Cố đô Huế (nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế) đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ cho công tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly; Các ngành nghề truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của địa phương cũng đã được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định hướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

 

Ngoài các công tác nghiên cứu khoa học nghệ thuật, vẻ đẹp của di tích được gìn giữ bằng đôi tay của những người lao động hăng say. Ảnh: Fanpage đơn vị.

 

 Người lao động của Trung tâm quét dọn Hoàng cung sau cơn bão.

 

Ngoài ra, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nỗ lực hết mình trong công cuộc đưa cố vật bị thất lạc trong tiến trình phát triển của lịch sử hồi hương. 

Năm 2014, đại diện Trung tâm đã đấu giá thành công chiếc xe kéo vua Thành Thái tặng mẹ là Hoàng Thái hậu Từ Minh sử dụng với mức giá 55.800 euro (tương đương 1,3 tỉ đồng tại thời điểm đó). Tuy nhiên, Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet (Paris) tuyên bố nhà nước Pháp đã đề nghị mua lại cổ vật này với “quyền mua ưu tiên” – nguyên tắc đấu giá của nước sở tại. Phía Trung tâm đã có quá trình dài vận động ngoại giao nhằm giữ và đưa cổ vật này về lại quê nhà. Mãi đến tháng 4/2015, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mới chính thức công bố việc đấu giá thành công chiếc xe kéo tay của hoàng thái hậu và đưa về lại Hoàng thành Huế. Tính đến thời điểm Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mua được, chiếc xe đã có hơn 100 năm thất lạc.

 

Chiếc xe có hồ sơ lưu trữ từ năm 1907 – thời điểm vua Thành Thái bán xe, trong đó có giấy bán viết tay bằng chữ Quốc ngữ và đã được các chuyên gia đấu giá cổ vật chứng minh xuất xứ. Ảnh: Website đơn vị

 

Bên cạnh đó,Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế còn nhận được sự giúp đỡ cộng đồng, rất nhiều cổ vật bị thất lạc đã được các cá nhân, đơn vị mang về Việt Nam bằng hình thức thắng đấu giá và trao tặng. Các hiện vật hồi hương đầy quý giá vì gắn liền với các nhân vật lịch sử, phản ánh giai đoạn lịch sử quan trọng – triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Ngày 17/4/2022, Trung tâm tiếp nhận 02 cổ vật thắng đấu giá tại nhà đấu giá Balclis ở Barcelona (Tây Ban Nha) do Công ty CP Tập đoàn Sunshine trao tặng. Hai món cổ vật triều Nguyễn gồm: Chiếc mũ quan văn chánh nhất phẩm có giá gõ búa hơn 600.000 euro và chiếc áo Nhật Bình cung tần có giá hơn 160.000 euro.

 

Hai Cổ vật được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 

Công tác gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cũng từng bước được khẳng định. Kể từ khi thành lập (1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã có hơn 100 diễn viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểu nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm…Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc.

 

Chuỗi các tiết mục nghệ thuật ca múa nhạc, biểu diễn thời trang với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” mở màn Tuần lễ Festival Huế 2022 gây ấn tượng với du khách khi kết hợp công nghệ 3D Mapping trên Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Việc xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Huế cũng được đẩy mạnh bằng các cuộc thi tìm hiểu về di tích Huế trong học đường và cho các đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan nhà nước trong tỉnh, thi thiếu nhi vẽ tranh về di tích Huế, khuyến khích sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến di tích, ghi băng hình các nghệ nhân hoặc thu thập thông tin từ các nhân chứng sống đã từng làm việc tại các di tích Huế…

 

Trong khuôn khổ Festival Huế 2022, nhằm tôn vinh di sản tuồng Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Ngàn xưa âm vọng”. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên thực hiện nghi lễ rước mặt nạ tuồng. Khoác lên mình các loại trang phục truyền thống, cầm các loại cờ xí, lồng đèn, lọng, gánh chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố.  Ảnh: Fanpage đơn vị

 

Nhà hát Nghệ thuật Hoàng gia Duyệt Thị Đường cũng mở cửa các ngày trong tuần với những chương trình âm nhạc truyền thống đặc sắc do các diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Cung Đình Huế biểu diễn phục vụ cho khách du lịch, góp phần làm phong phú thêm nội dung tham quan. Đặc biệt, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm đã có nhiều hoạt động đóng góp quan trọng vào sự phong phú, đặc sắc của chương trình lễ hội với các loại hình nghệ thuật cung đình như múa cung đình, tuồng cung đình, Nhã nhạc, lễ tế Nam Giao, Lễ Truyền lô.

 

Nhà hát Duyệt Thị Đường cũng là nơi giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước, nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật diễn xướng truyền thống. Ảnh: Fanpage đơn vị

 

WOWTIMES – NHỮNG THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH GIỮ GÌN DI SẢN CỐ ĐÔ 

Năm 1996: Vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương chiến công hạng Ba

Năm 2001: Huân chương lao động hạng Nhì, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 02 tập thể và 01 cá nhân, tại Quyết định số: 857/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2001.

Năm 2002: Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về công tác Thương binh liệt sĩ và người có công Cách mạng từ 1999-2001

Năm 2004: Bộ Văn hóa Thông tin tặng cờ Thi đua xuất sắc về ngành Bảo tồn – Bảo tàng

Năm 2005: Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; giải Quả cầu vàng do Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng

Năm 2006: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất; Giải vàng Toàn quốc về dịch thuật và xuất bản “Bộ Khâm định Đại Nam Hội điển Sử lệ Tục biên”

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập Kỷ lục:

– Hoàng thành Huế và các kiến trúc có liên quan – di tích hoàng thành còn nguyên vẹn nhất

– Tháp chuông Chùa Thiên Mụ – Tháp bát giác cổ cao nhất Việt Nam

– Nhã nhạc cung đình Huế – Di sản văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa Thế giới”

Năm 2007: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ Thi đua xuất sắc chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng; Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tặng “Cúp vàng Thương hiệu Việt Hội nhập WTO”; Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng Giải Nhì (không có Giải Nhất) “Giải thưởng khoa học công nghệ sáng tạo” về bộ hồ sơ: Chương trình quản lý hiện vật trên phần mềm vi tính của Bảo tang Cổ vật Cung đình Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Cờ Thi đua xuất sắc khối Khoa học, Văn hóa, Xã hội.

Năm 2008 – 2009: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao Cúp chứng nhận Thương hiệu Xanh – Bền vững; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2008”

Năm này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings công nhận 4 Kỷ lục tại Festival Huế 2008:

Bộ Cửu đỉnh bằng đồng; Bộ Cửu vị Thần công; Bia đá Lăng vua Tự Đức lớn nhất và nặng nhất; Thuyền rồng Cung đình lớn nhất.

 

Cửu đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng Thành), làm lễ tạ, và từ đó, Cửu đỉnh còn nguyên ở vị trí này cho đến tận ngày nay. Ảnh: Website đơn vị

 

– UBND tỉnh tặng Bằng khen và cúp Doanh nghiệp xuất sắc năm 2008 góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 4 Bằng khen cho Tuần Văn hóa Huế và ngày hội về nguồn tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm ngày DI sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và kỷ niệm 15 năm Quần thể Di tích Cố đô HUế và 5 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là DI sản Văn hóa Thế giới.

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ Thi đua xuất sắc chuyên ngành Bảo tồn – Bảo tàng năm 2008.

Năm 2010: Xác lập Kỷ lục: Đơn vị tổ chức các chương trình lễ hội truyền thống cung đình Huế nhiều nhất trong các kỳ Festival Huế

Ngày 19/7/2022, với thành những tích đạt được trong quá trình 40 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

 

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhận bằng khen của Chính phủ. Website đơn vị

Tồn tại trong suốt hơn 143 năm với 13 đời Vua, triều Nguyễn đã để lại trên mảnh đất xứ Huế một khối lượng di sản khổng lồ bao gồm hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc gỗ độc đáo cả về giá trị lịch sử và văn hóa. Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế cũng từng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, phục hưng Di sản trong thời đại mới. Số lượng công trình di tích cần được bảo tồn, tu bổ, phục hồi; các loại hình nghệ thuật thuộc hệ thống Di sản phi vật thể đòi hỏi nhiều biện pháp bảo vệ và cần huy động sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản. 

 

Kim Huệ – WOWTIMES (tổng hợp, nguồn hình Internet)

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.