Trang chủ Tin tức Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam – 76 năm hợp tác,...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam – 76 năm hợp tác, chung sức vì một cộng đồng nhân đạo

(WOWTIMES - VIETKINGS) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và Người làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo.

Logo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Lịch sử của phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là một phong trào nhân đạo quốc tế, được thành lập để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, nhân đạo của con người. Phong trào này bao gồm một số tổ chức riêng biệt độc lập về mặt pháp lý với nhau, nhưng được hợp nhất thông qua các nguyên tắc cơ bản chung, mục tiêu, biểu tượng, đạo luật và tổ chức quản lý. Các bộ phận của phong trào gồm: Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC): Thành lập năm 1863 tại Geneva – Thụy Sĩ, bởi Henry Dunant và Gustave Moynier. Ngoài các hoạt động bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân chiến tranh, Ủy ban còn là cơ quan vận động và giám hộ việc phổ biến Luật Nhân đạo quốc tế để bảo vệ tính mạng và nhân phẩm các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế và nội bộ. Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC): Thành lập năm 1919 – Ở cấp độ quốc tế Hiệp hội chỉ đạo và phối hợp việc cứu trợ quốc tế cho các nạn nhân do thiên tai và thảm họa công nghiệp, cho người tỵ nạn và cấp cứu y tế. Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia: Có mặt hầu hết các quốc gia trên thế giới được ICRC công nhận và là thành viên chính thức của IFRC. Mỗi tổ chức làm việc tại quốc gia của mình theo nội dung và nguyên tắc của phong trào. Các Hội quốc gia hỗ trợ cho các chính phủ trong các hoạt động nhân đạo, cụ thể là các chương trình phòng chống thiên tai, chăm sóc sức khỏe và cứu trợ xã hội. Trong thời gian có chiến tranh, các Hội quốc gia giúp đỡ nạn nhân, dân thường và nếu có thể sẽ hỗ trợ các đơn vị quân y.

 

Ảnh: ICRC /Flickr

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

Ngày 23/11/1946: Đại hội Đại biểu Hồng Thập tự Việt Nam lần thứ nhất tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ), chính thức thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam, nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự của Hội trong suốt 23 năm sau đó, tới khi Người qua đời. Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm Hội trưởng.

 

Nghị định thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam, nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – Ảnh: redcross.org.vn

 

Ngày 05/6/1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công hàm tới Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ tuyên bố gia nhập 4 Công ước Giơ-ne-vơ về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Ngày 04/11/1957: Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Ngày 19/11/1960: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ II. Bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Ngày 27/2/1961: Tổ chức Hồng thập tự giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, do Bác sĩ Phùng Văn Cung làm Chủ tịch Hội.  

Ngày 15/12/1965: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ III đổi tên Hội Hồng thập tự Việt Nam thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. 

 

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Chủ tịch Danh dự đầu tiên của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ Thập Đỏ Việt Nam. Ảnh: redcross.org.vn

 

Ngày 10-11/12/1971: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ IV. Bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Tháng 6/1973: Đại hội Hội Hồng thập tự Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Thủ được bầu làm Chủ tịch Hội. Ngày 31/7/1976: Hội nghị hợp nhất Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Hồng thập tự Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; GS. Nguyễn Văn Thủ được bầu làm Chủ tịch Hội.

Ngày 11-12/3/1988: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ V; GS. Nguyễn Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Hội. Ngày 15-17/3/1995: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VI. Tổng Bí thư Đỗ Mười làm Chủ tịch danh dự của Hội; GS. Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục làm Chủ tịch Hội.

Ngày 07-09/8/2001: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VII. Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; GS Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục được làm Chủ tịch Hội. Ngày 31/7/2003: Ban Chấp hành Trung ương Hội (kỳ họp thứ 4) đã cử GS. TSKH. Nguyễn Văn Thưởng làm Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ngày 20/9/2005, Đại hội thi đua yêu nước Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ II. Ngày 28-29/6/2007: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VIII. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tiếp tục làm Chủ tịch danh dự của Hội; TS. Trần Ngọc Tăng được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ngày 4 và 5/7/2012: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ IX, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội. Ông Nguyễn Hải Đường được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ngày 15 và 16/8/2017: Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội. Bà Nguyễn Thị Xuân Thu được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Tháng 01/2019: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng phân công làm Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Đại hội XI Hội chữ Thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2022 -2027.Ảnh: Thống Nhất – Báo Lao Động

 

HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

Giai đoạn 1946 – 1954: Hội tập trung tham gia cứu chữa, bảo vệ thương binh, bệnh binh, mở các lớp cứu thương cấp tốc đào tạo người tình nguyện, chủ yếu là các kỹ thuật sơ cấp cứu, chăm sóc vận chuyển thương binh, bệnh binh; Vận động xã hội chăm lo trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo. Tham gia các phong trào tăng gia sản xuất, phòng chống lũ lụt, cứu đói, chăm sóc người già, trẻ mồ côi trong các trại tế sinh, tế bần của chế độ cũ để lại.

Giai đoạn 1955 – 1975: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiếp nhận hồi hương kiều bào, vận động và giúp nhân dân sơ tán, đào hầm hào để phòng tránh bom đạn Mỹ, tham gia cứu chữa, vận chuyển thương binh, nạn nhân chiến tranh; Tập trung công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tham gia hoạt động phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, vệ sinh môi trường, cùng các bộ, ngành, đoàn thể diệt giặc đói, giặc dốt, chăm lo trợ giúp người nghèo, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, hỗ trợ giúp ổn định cuộc sống kiều bào hồi hương.

 

Các đồng chí lão thành của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.(Nguồn: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

 

Giai đoạn 1976-1987: Hội tập trung hoạt động tham gia chăm sóc, trợ giúp các gia đình thương binh, liệt sỹ, những người khuyết tật, trợ giúp nạn nhân chiến tranh. Hội cũng tích cực tham gia vận động làm đường giao thông, xóa cầu khỉ, xây cầu dân sinh mới (ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long), thành lập các đội trợ táng, giúp đỡ ma chay cho các gia đình nghèo. Một số mô hình công tác xã hội xuất hiện và lan t��a nhanh chóng, như: mô hình “Hũ gạo tình thương”, liên gia đình giúp nhau…

Giai đoạn 1987-2007Tham gia thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người về hưu hoặc mất sức lao động, những trẻ mồ côi, những người già cô đơn, những người tàn tật gặp khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ nhau khi có thiên tai…

Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: Công tác xã hội nhân đạo là 1 trong 4 hoạt động ưu tiên chiến lược của Hội với các phong trào, cuộc vận động lớn, như: Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Ngân hàng bò”, phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, bếp ăn tình thương, hũ gạo tình thương…

 

Bà Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao biểu trưng cho Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại do hoàn lưu bão Noru. Ảnh: Chữ thập đỏ Việt Nam

 

Hội​ Chữ Thập đỏ Việt Nam hỗ trợ, giúp được bà con, các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bão Noru. Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 

 

Về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Các hoạt động trọng tâm về chăm sóc sức khoẻ của Hội đã được xác định rõ trong chiến lược và Luật hoạt động Chữ thập đỏ, tập trung vào các lĩnh vực sau: Tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, vận động hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình; Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hội viên, tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe; Tham gia, vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia phòng chống dịch, bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường; Tổ chức cơ sở khám chữa bệnh nhân đạo, hình thức khám chữa bệnh lưu động theo quy định của pháp luật…

 

Tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19. (Ảnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (trái) Chủ tịch Trung ương Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam Bùi Minh Hòa tại lễ ký kết “Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2022 – 2027. Ảnh: 1thegioi.vn

 

Hội cũng tham gia vào các công tác Hiến máu, hiến tặng mô, tạng nhân đạo theo nguyên tắc: Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; Tự nguyện đối với người hiến máu; Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu vào việc chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… 

 

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tĩnh cứu trợ khẩn cấp bà con vùng bị ngập sâu, chia cắt tại xã Vĩnh Hòa, huyện Đức Thọ. Ảnh: Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang

 

 

Trong hơn 76 năm, Hội đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý:

 

 

– Năm 1988: Huân chương Độc lập Hạng Nhất.

– Năm 1998 và 2011: Huân chương Hồ Chí Minh.

– Năm 2005: Huân chương Lao động Hạng Nhất.

– Năm 1971 và 2016: Huân chương Lao động Hạng Nhì.

 

Hội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016. Ảnh: ĐT – Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

 

Kết quả hoạt động của Hội trong 4 lĩnh vực trọng tâm từ năm 2017 – 2021

 

Mục đích cao cả của Hội chữ Thập đỏ Việt Nam là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội chăm lo hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những người khó khăn, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai, thảm họa; tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.

 

 

Anh Thư (WowTimes) Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (http://redcross.org.vn/)

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.