Trang chủ Tin tức VIETKINGS giới thiệu và công bố Top 100 đơn vị trên trăm...

VIETKINGS giới thiệu và công bố Top 100 đơn vị trên trăm tuổi còn hoạt động tại Việt Nam (Lần I – Công bố Đợt 3 – Năm 2023)

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Hành trình tìm kiếm và vinh danh Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) phối hợp cùng Tổ chức Niên lịch và Thành tựu Việt Nam (WowTimes), đơn vị trực thuộc TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam triển khai nhằm tìm kiếm, xác lập Niên lịch các đơn vị có lịch sử hình thành và phát triển từ 100 năm trở lên, đồng thời ghi nhận Thành tựu mà các đơn vị đã cống hiến và đạt được xuyên suốt trong quá trình hoạt động.

Tiếp theo 40 Đơn vị đã được công bố tại Đợt 1Đợt 2.

Dưới đây là phần công bố – Đợt 3 năm 2023, với các đơn vị trong lĩnh vực Y Tế và Hành chính sự nghiệp.

 

41. BỆNH VIỆN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (BẾN TRE): 124 NĂM (1899 – 2023)

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre, tiền thân là một dưỡng đường nhỏ được xây dựng năm 1899, tại làng An Hội, tổng Bảo Hựu. Hiện nay, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu là bệnh viện công lập hạng 1 với có quy mô trên 1080 giường bệnh kế hoạch, trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho người dân, 37 khoa cận lâm sàng, lâm sàng và phòng chức năng. Bệnh viện đặc biệt đầu tư 45 buồng khám bệnh, 15 phòng mổ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khám – chữa bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học, tiêu biểu là 2 đề án về Bệnh viện vệ tinh ở khoa Tim mạch và Ung thư.

 

Hình ảnh Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre xưa và nay. (Ảnh: bvndc.vn)

 

Vinh dự mang trên mình tên gọi của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu – biểu tượng cao đẹp của vùng đất Bến Tre, trong những năm qua, bệnh viện đã không ngừng nỗ lực cống hiến, trở thành địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín cho người dân trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển chuyên môn, bệnh viện Nguyễ Đình Chiểu còn là đơn vị tiêu biểu trong các hoạt động công tác xã hội, thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, … Năm 2014, Bệnh viện vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai – minh chứng cho những cống hiến không ngừng nghỉ của tập thể đơn vị trong suốt một thế kỷ qua.

42. BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI (ĐỒNG NAI): 121 NĂM (1902 – 2023)

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, tiền thân là một cơ sở y tế nhỏ mang tên Bệnh viện Biên Hòa được xây cất từ năm 1902. Từ một nhà thương với quy mô nhỏ lẻ, đến nay Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã trở thành bệnh viện Hạng I tuyến tỉnh với quy mô 1 ngàn giường bệnh. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 lượt khám bệnh ngoại trú và điều trị bệnh nhân nội trú. Bệnh viện đang có 25 phòng chức năng; 16 khoa cận lâm sàng, dược; 43 khoa lâm sàng, khám bệnh, thu hút khoảng 2.000 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có hơn 330 bác sĩ.

 

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là bệnh viện Hạng I tuyến tỉnh với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. (Ảnh: dnh.org.vn)

 

Với vị trí là bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viên Đa khoa Đồng Nai còn là nơi thực hành của học viên Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai và Trường Dạy nghề số 8. Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, trong những năm qua, bệnh viện đã tích cực ứng dụng công nghệ, thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số để rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh, thanh toán viện phí, mang lại lợi ích cao nhất cho người bệnh. Hằng năm, bệnh viện triển khai từ 30 – 50 kỹ thuật mới, một số kỹ thuật tiêu biểu như: phẫu thuật nội soi 1 cổng, lọc máu liên tục, chữa trị bệnh tắc nghẽn động mạch bằng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch vành, mạch máu não, phẫu thuật mạch máu, …

Với những thành tựu cống hiến xuyên suốt hơn một thế kỷ qua, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã nhiều lần được Nhà nước trao tặng các phần thường cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Cờ thi đua của Bộ Y Tế và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Công an, UBND tỉnh, …

 

43. BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 2 (ĐỒNG NAI): 108 NĂM (1915 – 2023)

Năm 1915, Việt Nam còn là thuộc địa của thực dân Pháp, người Pháp đã xây dựng tại Biên Hòa một nơi quản lý người bệnh tâm thần mà nhân dân quen gọi là “Nhà thương điên Biên Hòa”. Trải qua những diễn biến thời cuộc, “Nhà thương điên Biên Hòa được chuyển thành bệnh viện tâm thần nơi điều trị bệnh với cơ sở, phương tiện hiện đại hơn, với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng ngày một đông hơn, chuyên môn cao hơn. Năm 2003, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh Viện Tâm thần Trung ương II, trở thành một trung tâm điều trị các bệnh nhân tâm thần và chỉ đạo mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần của khu vực phía Nam.

 

Hình ảnh Bệnh viện Tâm thần Trung ương II ngày xưa. (Ảnh: tamthantw2.gov.vn)

 

Hiện nay Bệnh viện được xây dựng trên diện tích gần 17 hecta với nhiều khoa phòng mới được xây dựng. Mô hình điều trị cửa mở “Open door” và nhiều phương pháp điều trị mới tiên tiến được áp dụng tại Bệnh viện như các liệu pháp tâm lý xã hội, các thuốc mới đã tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị bệnh nhân tâm thần. Ngoài điều trị các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, Bệnh viện còn có nhiều chuyên khoa sâu: Tâm thần người già, Tâm thần trẻ em, khoa Phục hồi Chức năng, khoa Tâm lý Lâm sàng.

 

Bên cạnh điều trị các bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, bệnh viện còn điều trị Phục hồi Chức năng và Tâm lý Lâm sàng. (Ảnh: tamthantw2.gov.vn)

 

Từ năm 2000 đến nay, Đảng bộ Bệnh viện luôn luôn được công nhận là tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Công đoàn liên tục đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở xuất sắc của Công đoàn Y tế. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong các phong trào hiến máu nhân đạo, khám phát thuốc và tặng quà cho nhân dân địa phương và luôn đạt danh hiệu đoàn thanh niên cơ sở vững mạnh. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập (năm 2010), bệnh viện vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.

 

44. BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ (CẦN THƠ): 128 NĂM (1895 – 2023)

Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, được thành lập từ năm 1895. Đây là bệnh viện đầu não của thành phố, tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân không chỉ trong nội thành mà còn ở các khu vực lân cận. Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm, có sân đáp đối với máy bay trực thăng trên tầng thượng nhằm để phục vụ cho việc chuyển bệnh nhân cấp cứu nặng đến các Bệnh viện tuyến trên và các nước trong khu vực.

 

Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ xưa và nay. (Ảnh: bvcantho.vn)

 

Bên cạnh hoạt động khám và chữa trị, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của nhiều trường Đại hoạc Y Dược, Cao đẳng Y tế và nhiều trường Trung cấp Y Dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thầy thuốc của thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và cống hiến, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã có những đóng góp lớn lao cho ngành y tế nước nhà và trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong khu vực và những vùng lân cận.

 

45. BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU (BẠC LIÊU): 116 (1907 – 2023)

Bệnh viện Bạc Liêu được hình thành vào đầu năm 1907 khi bác sĩ De Cotte được cử đến làm việc tại Bạc Liêu, năm 1909 bệnh viện được khởi công xây dựng và hoàn thành năm 1910. Hiện nay, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu được biết đến là đơn vị y tế có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Bên cạnh đó, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm, được coi là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của bệnh viện một cách tốt nhất.

 

Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu đã trải qua hơn một thế kỷ đóng góp cho ngành y tế nước nhà. (Ảnh: bvdkbaclieu.gov.vn)

 

Bệnh viện có năng lực giải quyết được cơ bản các loại bệnh, có đủ các chuyên khoa, đặc biệt là triển khai được một số kỹ thuật cao như: Triển khai P/t nội soi từ năm 2006, triển khai phẫu thuật mắt cườm bằng máy phaco năm 2007, trung tâm lọc thận nhân tạo với 16máy phục vụ cho hơn 70 BN mỗi ngày, vi phẫu thuật nối thần kinh và mạch máu đã nối thành công nhiều nạn nhân ngón tay bị đứt rời, cấp cứu thành công 4 ca bị đâm thủng tim… đặc biệt là từ năm 2008 đã triển khai được phẫu thuật chấn thương sọ nảo, đến nay đã phẩu thuật thành công trên 200 ca.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu đã được Bộ Y tế và nhiều bệnh viện trong cả nước biết đến với mô hình Câu lạc bộ y sĩ, bác sĩ trẻ. Có thể nói, CLB bác sĩ trẻ đã phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện, luôn hết lòng vì người bệnh nghèo. Những thầy thuốc trẻ không ngại về tận vùng nông thôn khám bệnh cho người nghèo đã trở thành hình ảnh đẹp trong phong trào tình nguyện của tuổi trẻ tỉnh nhà.

 

46. BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP (ĐỒNG THÁP): 118 NĂM (1905 – 2023)

Ngày 11/10/1905 đánh dấu cột mốc đầu tiên thành lập nên Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – Đồng Tháp ngày nay khi Thống đốc Nam Kỳ De Calan đặt viên gạch đầu tiên xây dựng Nhà thương Sa đéc. Hiện nay, trước những đổi mới của đất nước trên mọi lĩnh vực và nhu cầu ngày càng cao, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động như lấy số thứ tự tự động, xét nghiệm, quy trình khám, chữa bệnh, thủ tục ra viện, thanh toán viện phí được đơn giản hóa; hệ thống công nghệ thông tin Phòng khám được cập nhật, bảo đảm kết nối mạng giữa khoa một cách liên thông, đạt hiệu quả cao.

 

Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – Đồng Tháp tiền thân là Nhà thương Sa đéc được thành lập năm 1905. (Ảnh: bvdksadec.vn)

 

Song song với công tác khám chữa bệnh, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc còn thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện hiệu quả Đề án Bệnh viện vệ tinh. Đặc biệt là phối hợp với các đơn vị tuyến trên như: Tiếp nhận về chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 về Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Sản phụ khoa với Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM; tham gia công tác giao ban tuyến với Bệnh viện Chợ Rẫy. Trải qua quá trình hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, bệnh viện đã có những thay đổi rõ rệt, toàn diện trên các mặt công tác với nhiều giải pháp, cách làm hay và đạt được nhiều thành tựu, đáp ứng tốt yêu cầu khám, chữa bệnh cho đối tượng chính sách và nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh.

 

47. BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH (TP. HỒ CHÍ MINH): 107 NĂM (1916 – 2023)

Năm 1916, tại khu vực tỉnh Gia Định lúc bấy giờ, người Pháp đã cho xây dựng Hôpital de Gia Dinh – tiền thân của bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày nay. Đến nay, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã trở thành một trong những Bệnh viện Đa khoa loại I trực thuộc Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh. Với đội ngũ Y, Bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, Bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, nhiều phân khoa sâu, trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

 

Cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định. (Ảnh: bvndgiadinh.org.vn)

 

Những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã áp dụng, triển khai nhiều kỹ thuật cao như điều trị chấn thương sọ não, các bệnh lý thần kinh, thực hiện vi phẫu, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim bẩm sinh… Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, bệnh viện còn mang trọng trách đào tạo, là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1500 học viên đến thực tập thuộc hệ trung học, hệ đại học và sau đại học. Hơn một thế kỷ qua, bệnh viện vẫn luôn giữ vững sứ mệnh mang lại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đào tạo chất lượng cao, hướng tới sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế với khẩu hiệu “An toàn – hiệu quả – trách nhiệm”.

 

48. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG (AN GIANG): 116 NĂM (1907 – 2023)

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang là một trong những bệnh viện uy tín và lâu đời tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ một nhà thương nhỏ được thành lập từ năm 1907, đến nay, bệnh viện đã trở thành cơ sở y tế nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, bệnh viện còn chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng về y nghiệp và y đức cho các cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện, nhằm cập nhật, nâng cao nhận thức để mỗi người tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm lo sức khỏe cho người bệnh, ngày một đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Ngoài các trang thiết bị cơ bản, Bệnh viện hiện còn trang bị các máy hiện đại như CT scanner, Siêu âm Doppler màu, Siêu âm 03 chiều, máy giúp thở, máy nội soi, Phẫu thuật Nội soi, Monitoring, máy chụp x-quang di động và cố định, ghế nha, máy xét nghiệm huyết học, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiếu, Hematorit, máy phun khí dung, máy đo điện tim…

 

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang là bệnh viện hạng I đầu tiên của tỉnh An Giang. (Ảnh: bvag.com.vn)

 

Trong sự phát triển đi lên của toàn xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng với những khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội đan xen thì việc để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của ngành y tế. Trong những năm qua, bệnh viễn đã nỗ lực để giữ vững y đức của người thầy thuốc. Đáp lại những cố gắng cống hiến không ngừng nghỉ đó, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang đã được Sở Y tế thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận bệnh viện hạng I kể từ ngày 31/12/2021. Đây cũng là bệnh viện hạng I đầu tiên của tỉnh An Giang.

 

49. BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT – TIỆP (HẢI PHÒNG): 118 NĂM (1905 – 2023)

Ngày 02/10/1905, Hội đồng thành phố ra quyết định thành lập Nhà thương bản xứ – tiền thân của Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp ngày nay. 118 năm hình thành và phát triển, trải qua từng giai đoạn với nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử, bệnh viện đã nhiều lần được thay đổi tên gọi, từ Nhà Thương bản xứ, Bệnh viện Thành phố, Bệnh viện Tiệp Khắc và nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Là bệnh viện tuyến 4, tuyến cuối cùng trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân của thành phố Hải Phòng, bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp đang ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết hơn đối với mỗi người dân Hải Phòng, cùng nhân dân các tỉnh lân cận.

 

Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp được thành lập từ năm 1905. (Ảnh: viettiephospital.vn)

 

Thực hiện quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp tiến hành xây dựng lại quy trình kiểm soát các hồ sơ sửa chữa sau thanh toán, thực hiện việc tách mã giường theo từng khoa điều trị. Triển khai hệ thống phần mềm trạm xét nghiệm lưu động phục vụ cho việc lấy mẫu và trả kết quả cho các đối tượng ở nội viện và ngoại viện cũng như việc khai báo y tế điện tử tại các cổng của bệnh viện.

 

Hơn 100 năm qua, các y bác sỹ của bệnh viện đã nỗ lực không ngừng để đem lại dịch vụ tốt nhất cho người bệnh. ​(Ảnh: viettiephospital.vn)

 

Trong những năm qua, bệnh viện đã tiến hành hơn 100 nghìn ca phẫu thuật phức tạp, cứu sống hàng nghìn người mắc bệnh, bị tai nạn hiểm nghèo và đã thành công trong việc phẫu thuật tim hở, ghép thận tự thân. Bệnh viện là tuyến điều trị cao nhất, cơ sở đào tạo sinh viên cho các Trường đại học Y, Trung học y tế Hải Phòng, bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội), đồng thời, là nơi bạn bè quốc tế đến thực tập, giảng dạy.

 

50. BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI (TP. HỒ CHÍ MINH): 104 NĂM (1909 – 2023)

Bệnh viện Nguyễn Trãi tiền thân là Y Viện Phước Kiến do cộng đồng người Hoa thành lập năm 1909, điều trị theo Đông y. Năm 1959, y viện mở rộng đổi tên thành bệnh viện Phước Kiến và điều trị theo phương pháp Âu – Mỹ. Sau năm 1975, thống nhất đất nước, bệnh viện vẫn tiếp tục hoạt động và được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi.

 

Hình ảnh Bệnh viện Nguyễn Trãi xưa và nay. (Ảnh: bvnguyentrai.org.vn)

 

Ngày nay, Bệnh viện Nguyễn Trãi được xếp vào danh sách bệnh viện loại I với quy mô 800 giường bệnh, tiếp nhận 1000 lượt thăm khám và điều trị ngoại trú, 600 lượt thăm khám và điều trị nội trú, 200 ca cấp cứu. Bệnh viện làm việc cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ học vấn cao, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện còn là những người giàu y đức, thân thiện, có trách nhiệm và luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Trước sự phát triển chung của đất nước cũng như những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, bệnh viện Nguyễn Trãi đã trang bị hệ thống máy móc hiện đại, thiết bị y tế tiên tiến hỗ trợ tốt quá trình thăm khám và điều trị, giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Ngoài hoạt động khám và chữa bệnh, bệnh viện Nguyễn Trãi còn chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo chuyên môn nhân sự. Bệnh viện Nguyễn Trãi cũng là cơ sở thực tập của nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố.

 

51. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG (BÌNH DƯƠNG): 133 NĂM (1890 – 2023)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thành lập năm 1890 với khởi điểm ban đầu mới được thành lập ở địa chỉ cũ ở đường BS Yersin, thị xã Thủ Dầu Một. Và đến năm 1990 bệnh viện được chuyển về địa chỉ mới tại số 05 đường BS Phạm Ngọc Thạch, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Từ đó đến này bệnh viện phát triển mạnh mẽ và được đầu tư về cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện nay và tiếp nhận những phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay.

 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đang ngày càng phát triển với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. (Ảnh: benhvienbinhduong.org.vn)

 

Đầu năm 2015, bệnh viện đã xây dựng thành công phác đồ điều trị và điều trị thành công các trường hợp do rắn lục đuôi đỏ cắn, sốt xuất huyết có sốc, bệnh tay chân miệng nặng, có phối hợp giao ban trực tuyến với Bệnh viện Nhi đồng đem lại kết quả cao trong điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể yên tâm khi xuất viện sau điều trị với đường dây nóng trao đổi trực tiếp tại nhà nhanh chóng, kịp thời.

52. BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (NGHỆ AN): 105 NĂM (1918 – 2023)

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiền thân là Bệnh viện bản xứ Vinh được thành lập ngày 18/9/1918. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi tên thành Bệnh viện Hồ Chí Minh. Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, đến năm 1997 Bệnh viện lấy tên là Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển Bệnh viện không ngừng vươn lên, đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Năm 2009, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An được công nhận tiêu chuẩn Bệnh viện hạng 1.

 

Hình ảnh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An năm 1925. (Ảnh: bvnghean.vn)

 

Với sự phấn đấu không ngừng, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chuyên môn. Các chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ trở nên vững mạnh. Nhiều chuyên khoa sâu được thành lập, phát triển, thường xuyên triển khai thực hiện những kỹ thuật khó, kỹ thuật chuyên sâu đầu ngành. Hiện nay, ngành Nội khoa của Bệnh viện đã thực hiện được 86,9% danh mục kỹ thuật hiện tại tuyến Trung ương, chuyên khoa Ngoại, Sản phụ khoa đã thực hiện được 91,6% tổng số danh mục kỹ thuật hiện tại tuyến Trung ương. Bệnh viện đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật loại đặc biệt và cao như ghép thận, ghép tế bào gốc, mổ robot, can thiệp mạch, mổ nội soi. Là bệnh viện tuyến cuối khu vực Bắc Trung bộ, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín đối với nhân dân trong, ngoài tỉnh và cả nước bạn Lào.

 

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An ngày nay. (Ảnh: bvnghean.vn)

 

53. BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (THỪA THIÊN HUẾ): 129 NĂM (1894 – 2023)

Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập năm 1894, là Bệnh viện tây y đầu tiên ở Việt Nam, tọa lạc tại số 16 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua 129 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện hạng đặc biệt, một trong ba Bệnh viện Đa khoa Trung ương lớn nhất nước.

Hiện nay, Bệnh viện là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh của tất cả các chuyên khoa. Hàng năm, hàng trăm kỹ thuật mới được cập nhật và triển khai thực hiện, việc điều trị thành công những ca bệnh khó luôn đạt tỷ lệ cao trong cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bệnh viện liên tiếp có nhiều đột phá trong các lĩnh vực điều trị kỹ thuật cao, chuyên sâu như: ghép tạng, phẫu thuật nội soi, điều trị ung thư, tim mạch, hỗ trợ sinh sản, …

 

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba Bệnh viện Đa khoa Trung ương lớn nhất cả nước. (Ảnh: bvtwhue.com.vn)

 

Ngoài hoạt động chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Trung ương Huế còn là cơ sở đào tạo thực hành chính của sinh viên y khoa, học viên sau đại học (bác sĩ Nội trú, CKI, CKII, Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh), Cao đẳng y tế,… cho các trường Đại học Y dược và Cao đẳng Y dược khu vực miền Trung. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo điều dưỡng, cán bộ ĐH, sau ĐH và chỉ đạo tuyến huyấn luyện kỹ thuật, cầm tay chỉ việc cho các bệnh viện ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

 

54. VIỆN PASTEUR NHA TRANG (NHA TRANG): 128 NĂM (1895 – 2023)

Viện Pasteur Nha Trang được bác sĩ Alexandre Yersin thành lập vào năm 1895. Viện mang tên nhà bác học Pháp nổi tiếng, người đầu tiên trên thế giới tìm ra vi trùng. Sau năm 1975, đất nước được giải phóng, Viện trở thành đơn vị trực thuộc hệ thống Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế Việt Nam, thực hiện chức năng tổ chức triển khai các hoạt động và chương trình dự án thuộc lĩnh vực y tế công cộng, y tế dự phòng tại các tỉnh khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận). Nghiên cứu khoa học; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế; chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới; hợp tác quốc tế; cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực y tế công cộng, y tế dự phòng đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.

 

Bác sĩ Alexandre Yersin – người thành lập nên Viện Pasteur Nha Trang. (Ảnh: internet)

 

Từ khi thành lập đến nay, Viện Pasteur Nha Trang cùng các tỉnh, thành đã khống chế thành công nhiều loại dịch bệnh; triển khai nhiều nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao như: Xây dựng quy trình chống dịch bệnh tả, cúm, sởi, sốt mò, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết…Từ năm 2015 đến nay, viện đã thực hiện được 91 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 đề tài cấp nhà 2 đề tài cấp bộ, 35 đề tài hợp tác quốc tế.

 

Viện Pasteur Nha Trang đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc kiểm soát và đẩy lùi nhiều dịch bệnh tại Việt Nam. (Ảnh: pasteur-nhatrang.org.vn)

 

Với những thành tựu và cống hiến to lớn cho lĩnh vực y học của nước nhà, Viện Pasteur Nha Trang đã nhiều lần được Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập Hạng Hai (2014), Huân chương Độc lập Hạng Ba (2008), Huân chương Lao động hạng Nhất (2002), Huân chương Lao động hạng Hai (1997) và Huân chương Lao động hạng Ba (1981), và nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y Tế.

 

55. VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH (TP. HỒ CHÍ MINH): 132 NĂM (1891 – 2023)

Viện Pasteur Sài Gòn, nay là Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1891, theo ý tưởng của nhà khoa học Louis Pasteur và cũng là Viện Pasteur ngoài Pháp đầu tiên trên thế giới được thành lập. Albert Calmette – một trong những học trò của Louis Pasteur được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành viện đầu tiên. Với không đầy 3 năm ở Sài Gòn, ông đã khởi đầu và hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, vừa xây dựng cơ sở vừa cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sản xuất được vắc xin đậu mùa, vắc xin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang.

 

Hình ảnh Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xưa và nay. (Ảnh: pasteurhcm.gov.vn)

 

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh còn là một đơn vị y tế dự phòng đầu tiên của cả nước đưa tư duy kinh tế tri thức vào hoạt động thường xuyên của Viện bằng việc thực hiện dịch vụ sinh y học kỹ thuật với gần 300 xét nghiệm các loại cho người, thực phẩm, nước, sản phẩm công nghiệp. Hoạt động sản xuất vắc xin, sinh phẩm bắt đầu được đầu tư, tăng cường phát triển, ngoài việc sản xuất hàng triệu liều vắc xin BCG phục vụ chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, Viện còn sản xuất các loại vắc xin và sinh phẩm chẩn đoán sốt xuất huyết, viêm não, lepto, các bệnh đường ruột, phát hiện a-fetoprotein…

Hơn một thế kỷ, đất nước Việt Nam đã trải qua một chặng đường lịch sử sôi động, đầy biến cố. Trên một mảnh đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nhưng còn nghèo nàn, lạc hậu, trong một đất nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho nhiều dịch bệnh hoành hành, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh như một ngọn nến, thắp sáng cho con đường nghiên cứu khoa học vì sức khỏe cộng đồng của người Việt. Những nghiên cứu của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp lớn lao vào hành trình bảo vệ sức khỏe người dân, giúp đất nước thoát khỏi những cơn khủng hoảng dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

 

56. NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG (HÀ NỘI): 370 NĂM (1653 – 2023)

Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường là nhà thuốc truyền thống với gần 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời liên tục, với 3 Ngự Y triều đình. Năm 2013, Nhà thuộc đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings ghi nhận kỷ lục là “Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam”.

 

Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường – Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. 

 

Người đầu tiên khởi nghiệp y tổ là cụ Phùng Văn Dương tự Khang Thụy Chân Nhân, cụ làm thuốc tại Tế Sinh Đường – Thái Y viện triều đình nhà Lê năm 1653. Con cháu kế nghiệp lúc bấy giờ nổi bật có hai nhà quân y tài ba đó là: Lương y Phùng Văn Đồng (1713-1763) tự Đức Tiến, thi đỗ Sinh Đồ, giữ chức Chi Sự trong triều đình, được phong tiến Công Thứ Lang, sau giữ chức Thiêm Sự ở Thái Y viện triều Lê, kiêm ngự y tước Dật Thọ Bá và Lương y Phùng Văn Côn (1743-1822) là con trai cụ Đồng tự Đức Tuyển, thi đậu nho sinh, phục vụ trong quân y được phong tiến Công Thứ Lang, tới triều vua Quang Trung, ông được điều vào chữa bệnh cho quân đội, sau chiến dịch thần tốc tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, do có công lao to lớn, cụ được vua Quang Trung phong: “Oanh liệt tướng quân” và được tặng thưởng đồng tiền vàng: “Nhất Phẩm Đương Triều”.

 

Nhân viên, bác sĩ tại Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường. (Ảnh: dongythoxuanduong.com.vn)

 

Trải qua thăng trầm của lịch sử, con cháu cụ luôn giữ nghề nhà, nghiệp tổ. Các cụ đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cho Nhân dân. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường do vừa là nơi chữa bệnh cho Nhân dân, giúp đỡ người nghèo khó, vừa là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật của nhiều chiến sĩ cộng sản như: Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thọ Chân, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao Động… và nhiều đồng chí khác, được Chính phủ tặng “Kỉ niệm chương” và “Bằng có công với nước”.

Những giá trị mà Thọ Xuân Đường đang có đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho nền Y học cổ truyền của dân tộc, tôn vinh được giá trị văn hóa Việt Nam, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng trong nước và quốc tế, bảo tồn, tôn vinh các tri thức bản địa của dân tộc Việt, mang lại sức khỏe và trí tuệ cho Nhân dân, góp phần gìn giữ nòi giống Việt cho muôn đời sau.

 

57. NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG (TP. HỒ CHÍ MINH): Hơn 150 năm (TK: XIX – 2023)

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Đông y gia truyền có tuổi đời hơn 150 năm, được đông đảo người bệnh trên cả nước biết đến với những bài thuốc nam đặc biệt, độc đáo, hiệu quả chữa bệnh cao. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đang điều trị tích cực các đầu bệnh: Xương khớp, Nam khoa, Phụ khoa, Viêm xoang, Nấm da đầu, Bệnh viêm mũi, Bệnh viêm họng, Bệnh viêm amidan, Bệnh ho, Bệnh mẩn ngứa.

 

Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường với 5 đời tiếp nối nhau. (Ảnh: dominhduong.org)

 

Bằng chất lượng và danh tiếng lâu năm, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được nhiều chương trình sức khỏe trên sóng truyền hình uy tín mời làm cố vấn sức khỏe cũng như giới thiệu các bài thuốc tới đông đảo người dân trên cả nước: Khỏe thật đơn giản – VTV2, Sống khỏe mỗi ngày VTV2, Bản tin Kinh tế số – Góc nhìn người tiêu dùng, Vì sức khỏe của bản – Đài truyền hình Hà Nội. Năm 2017, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vinh dự đạt được giải thưởng Sản phẩm tin cậy – dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng năm do Tạp chí Sở hữu Trí Tuệ trao tặng. Giải thưởng chính là sự ghi nhận cho những cống hiến của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

 

58. VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC NOMAFSI (PHÚ THỌ): 105 NĂM (1918 – 2023)

Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tiền thân là Trạm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Phú Thọ được thành lập từ năm 1918, là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông nghiệp phục vụ phát triển của Vùng Trung du miền núi phía Bắc.

 

Trụ sở Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: nomafsi.com.vn)​

Tại xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ có 250 ha đất là nơi đặt trụ sở chính của Viện. Diện tích đất này phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, hiện đang lưu giữ tập đoàn quĩ gen của 170 giống chè, 273 giống cây ăn quả (13 loài), 300 giống lúa cạn, gần 150 giống cao su và một số mẫu giống các cây trồng quí hiếm khác trong vùng, được thu thập trong và ngoài nước. Trải qua hơn mốt thế kỷ xây dựng và phát triển, NOMAFSI đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển trong ngành nông nghiệp của đất nước. Năm 2016, Viện vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

 

59. ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN PHÙ LIỄN (HẢI PHÒNG): 121 NĂM (1902 – 2023)

Đài khí tượng Phù Liễn là một công trình xây dựng trên núi Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng từ năm 1902. Đây là nơi lưu giữ nhiều tư liệu có giá trị về lịch sử ngành thiên văn, khí tượng thủy văn Việt Nam nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Đài khí tượng Phù Liễn có nhiệm vụ thu phát tin dự báo khí tượng thủy văn vùng Đông Bắc Việt Nam tới các đài khí tượng tại Việt Nam, Lào, Campuchia và các trạm khí tượng quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương để lập biểu, bản đồ thời tiết phục vụ hoạt động giao thông hàng hải trên biển Đông.

 

Đài khí tượng Phù Liễn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế biển đảo, giữ vững an ninh và chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.

 

Hơn 100 năm phát triển, Đài khí tượng thủy văn Phù Liễn đã trở thành là niềm tự hào của người dân Hải Phòng bởi đây là trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ… trên biển, đặc biệt là cung cấp số liệu cho bản tin dự báo tổng hợp của quốc gia. Đó là công việc thầm lặng mà cao cả, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế biển đảo, giữ vững an ninh và chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.

 

60. VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC (NHA TRANG): 101 NĂM (1922 – 2023)

Viện Hải dương học, tiền thân là Sở Hải dương học nghề cá Đông dương (Service océanographique des pêches de l’Indochine) được thành lập vào ngày 14/9/1922, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

 

Viện hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam. (Ảnh: vnio.org.vn)

 

Hiện nay, Viện hải dương học đã hoàn chỉnh quy trình xây dựng hệ thống dữ liệu Biển của quốc gia, xây dựng bộ chương trình lưu trữ, quản lý và trao đổi dữ liệu, thành lập cơ sở dữ liệu Hải dương học Biển Đông. Đặc biệt, Viện đã thiết lập được bản đồ hệ dòng chảy tầng mặt và tầng sâu. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc khai thác nguồn lợi biển, giao thông vận tải, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, xác định cấu trúc nước và các khối nước Biển Đông.

Viện Hải Dương học là nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất Việt Nam. 

 

Biển Đông có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam. Viện Hải dương học là cơ sở nghiên cứu, chuẩn bị tri thức, thông tin và lực lượng cho công cuôc khai thác và bảo vệ Biển Đông. Sự phát triển không ngừng của Viện Hải dương học gắn liền với chính sách và sự đầu tư của Chính phủ Việt Nam, của Viện Khoa học và Công nghệ và sự giúp đỡ quốc tế, là công sức của nhiều thế hệ cán bộ nghiên cứu tâm huyết với ngành khoa học hải dương ở Việt Nam, mà tiêu biểu là những nhà khoa học đầu ngành, những người lãnh đạo Viện Hải dương học trong hơn 100 năm qua.

——————–

(Còn tiếp)

Việc ghi nhận Niên lịch và Thành tựu các đơn vị trên trăm tuổi nhằm góp phần khẳng định những “di sản trăm năm”, những thương hiệu vượt thời gian trong các lĩnh vực như Y tế – Giáo dục – Kinh tế…, đã và đang tiếp tục được phát huy để đưa những giá trị của lịch sử lan tỏa mạnh mẽ hơn trong nhịp sống hiện đại. Danh sách các đơn vị trong TOP 100 ĐƠN VỊ TRÊN TRĂM TUỔI CÒN HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Lần 1, Năm 2023) sẽ được VIETKINGS tiếp tục công bố trong thời gian tới nhằm giới thiệu rõ hơn về lịch sử hình thành, những thành tựu và đóng góp của các đơn vị trong hơn một thế kỷ, trở thành động lực và nguồn cảm hứng phát triển cho các cá nhân – tổ chức trong hôm nay và mai sau.

Các đơn vị nằm trong TOP 100 ĐƠN VỊ TRÊN TRĂM TUỔI CÒN HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (Lần 1, Năm 2023) có thể liên hệ VietKings để đón nhận bằng Niên lịch và Thành tựu tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam gần nhất trong năm 2023.

 

        Thông tin chi tiết xin liên hệ

        TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM – VIETKINGS

        Địa chỉ: 148 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

        Phụ trách hành trình: Ms Quyên – 08 333 14 555

        Email: noidungkyluc@gmail.com

        Website: https://kyluc.vn

 

 

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM – VIETKINGS (Công bố Tháng 2/2023)

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon...

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi...

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần...

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.