Trang chủ Tin tức VietKings đề cử TOP 10 thương hiệu Bánh mì nổi tiếng và...

VietKings đề cử TOP 10 thương hiệu Bánh mì nổi tiếng và lâu đời, hoạt động trên 50 năm tại Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (Lần 1/Năm 2023)

(Kyluc.vn) Lễ hội Bánh mì lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày 30/03 đến ngày 02/04/2023 tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Lễ hội lần này quy tụ 120 gian hàng của các đơn vị, nhà hàng, tiệm bánh mì, nhà cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước và cả nhà cung cấp nước ngoài, dự kiến thu hút hơn 50.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Nhân dịp này, VietKings đồng hành cùng lễ hội đề cử TOP 10 thương hiệu Bánh mì nổi tiếng và lâu đời, hoạt động trên 50 năm tại Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (Lần 1/Năm 2023) để công bố lần thứ nhất năm 2023.

 

Những năm trở lại đây, ẩm thực Việt Nam ngày càng ghi dấu rõ nét trên bản đồ thế giới với đa dạng các món ăn đặc trưng, sự kết hợp khéo léo trong hương – vị cùng với sự hài hòa trong màu sắc đã hấp dẫn không chỉ du khách trong và ngoài nước, mà còn nhận được vô số lời ngợi ca từ các chuyên gia, tạp chí uy tin nước ngoài. Bên cạnh những phở, bún chả, cơm tấm, bánh xèo, hủ tíu, bún bò Huế… phải kể đến một món ăn nổi theo cách của dân gian “nhỏ nhưng có võ” đã dành được biết bao cảm tính từ người dân cũng như du khách, đó chính là Bánh mì Việt.

Để chính thức ghi nhận những giá trị của Bánh mì trong nền ẩm thực nước nhà, đồng thời góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị của chiếc bánh mì Việt Nam đến với người dân trong nước và quốc tế, tạo điều kiện phát huy tối đa tay nghề, sức sáng tạo của những nghệ nhân và người thợ làm bánh mì, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đồng hành cùng Hiệp hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh và Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các đơn vị thực hiện phối hợp tổ chức Lễ hội Bánh mì Việt Nam – Lần thứ I năm 2023.

 

 

Cũng nhân dịp này, VietKings đồng hành cùng Lễ hội, tiến hành đề cử để tiến tới xác lập và vinh danh TOP 10 thương hiệu Bánh mì nổi tiếng và lâu đời, hoạt động trên 50 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam (Lần 1/Năm 2023)

1. BÁNH MÌ CỤ LÝ (QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1950

Khoảng 6h sáng mỗi ngày, người dân sống gần góc đường Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng, Quận 3, TP.HCM đều thấy vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Quốc Thiện và người nhà bưng mẹt bánh mì ra vỉa hè. Trên chiếc mẹt lót lá chuối bày đủ loại giò, chả, dưa leo, hành tây, xì dầu… Cạnh đó là chiếc sọt luôn được phủ kín để giữ bánh mì nóng giòn. Khách mới đến lần đầu ít ai biết mẹt bánh mì này đã tồn tại hơn 70 năm.

 

 

Tấm biển nhỏ “Bánh mì cụ Lý” được treo nơi chiếc dù lớn che nắng mưa. Cụ Lý là “cha đẻ” của mẹt bánh mì này. “Cụ Lý vốn gốc Bắc vào Sài Gòn từ những năm 1950, mưu sinh bằng nghề bánh mì dạo, đến tôi là đời thứ ba, bán ở đây cũng 20 năm nay rồi”, anh Thiện vừa cho biết vừa thoăn thoắt thái giò chả, thêm rau dưa vào ổ bánh cho khách đang đứng chờ. Trong quyển Sài Gòn 100 quán ngon của Nhà xuất bản Trẻ (1996) đã viết về cụ Lý như sau: “Sau hơn ba mươi năm liên tục bán bánh mì dạo với một giỏ tre lớn và di chuyển bằng xe Mobylette, cụ Lý dừng chân ở đầu hẻm 191 Hai Bà Trưng (quận 03). Đó là giỏ bánh mì thịt của một người quê Bắc vào Nam sinh sống”.

 

 

Anh Thiện vẫn lưu giữ cách bán bánh mì trên chiếc mâm nhỏ phủ lá chuối như xưa, bày các món chả bò thì là, chả lụa, nhưng thay món chả bì cụ Lý bằng món giò thủ (chả đầu). Còn các món ăn kèm vẫn là hành tây, dưa leo thái miếng to, ớt, muối tiêu, và nước tương như ngày nào. Chả bò thì là loại chả làm theo kiểu Bắc, khác hẳn với chả bò miền Trung (không có rau thì là), được đem nướng tương tự như chả quế chứ không phải gói trong lá chuối rồi luộc chín.

Mặc dù mẹt bánh mì cụ Lý là do một người gốc Bắc vào khai mở nhưng trải qua gần 70 năm tồn tại, mẹt bánh mì nhỏ này là nơi lưu giữ biết bao nhiêu ký ức đẹp của người dân đất Sài Thành. Với nhiều người, việc mỗi sáng được đến mẹt bánh mì cụ Lý nhấm nháp một ổ bánh với hương vị thơm ngon và trò chuyện với những người bạn quen mặt đã trở thành một thú vui gần gũi.

 

Bánh mì Cụ Lý là ổ bánh mì nóng giòn thơm kẹp các loại chả, đặc biệt là chả bò thì là nóng kèm với hành tây 

2. BÁNH MÌ BẢY HỔ (QUẬN 1, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NHỮNG NĂM 1930

Từ lâu, bánh mì bảy Hổ (19 Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, quận 1) được người dân Sài thành yêu thích nhờ hương vị độc quyền, sự hiếu khách và giá cả phải chăng.

Từ những năm 1930, vợ chồng ông Trần Văn Hậu đã vun vén, tích góp mở xe bánh mì đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 rồi truyền lại cho đời con, đời cháu. Đến nay, tiệm bánh mì Bảy Hổ đã tồn tại gần 90 năm. “Ngày đó, ông ngoại đội gánh đi bán bánh mì ở đường Tôn Đức Thắng. Khi đi ngang qua đường Huỳnh Khương Ninh, ông vô tình gặp bà ngoại đang bán xôi dạo. Hai ông bà yêu nhau, nên duyên vợ chồng và chọn con đường này làm nơi cố định để lập nghiệp. Dù thay đổi địa điểm nhiều lần, ông bà vẫn nhất quyết phải cư ngụ tại chính nơi đã kết duyên cho mình”, anh Hồ Quốc Dũng – thế hệ thứ 3 của tiệm bánh mì này chia sẻ.

 

Anh Hồ Quốc Dũng – thế hệ thứ 3 của Bánh mì Bảy Hổ

 

Bí quyết làm nên hương vị trứ danh của bánh mì Bảy Hổ là pate mềm mịn, béo ngậy, vị mặn đặc biệt và vỏ bánh mì giòn rụm, chắc ruột. Anh Dũng cho hay vỏ bánh được đặt riêng từ lò của người quen nên chỉ có tiệm nhà anh có. Các phần nhân bánh còn lại như thịt, xíu mại đều do gia đình tự tay làm. Bí quyết làm nên hương vị trứ danh của bánh mì Bảy Hổ là pate mềm mịn, béo ngậy, vị mặn đặc biệt và vỏ bánh mì giòn rụm, chắc ruột. Anh Dũng cho hay vỏ bánh được đặt riêng từ lò của người quen nên chỉ có tiệm nhà anh có. Các phần nhân bánh còn lại như thịt, xíu mại đều do gia đình anh tự tay làm.

 

Bí quyết làm nên hương vị trứ danh của bánh mì Bảy Hổ là pate mềm mịn, béo ngậy, vị mặn đặc biệt và vỏ bánh mì giòn rụm, chắc ruột.

 

Trải qua 90 năm, bánh mì Bảy Hổ vẫn được làm theo công thức gia truyền từ đời ông bà ngoại để lại, không hề thay đổi, thêm bớt gia vị, mang đến hương vị quen thuộc cho biết bao thế hệ người dân Sài thành.

 

3. BÁNH MÌ NGUYÊN SINH BISTRO (QUẬN 1, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1942

Nhà hàng Nguyên Sinh bán món bánh mì với thịt nguội (người Hà Nội xưa hay gọi là “cơm Tây”) cho tầng lớp trung lưu hay công chức làm việc cho Pháp từ năm 1942, cũng là một trong những nhà hàng đầu tiên do người Việt mở ở Hà Nội, với cái tên “Nguyên Sinh restaurant”. Chủ tiệm bánh mì Nguyên Sinh là ông Nguyễn Văn Miêu năm nay đã ngoài 100 tuổi, hiện sống ở Sài Gòn cùng người con trai cả và con trai út, cũng hai người đang nối nghiệp ông. “Nguyên Sinh” chính là tên người con trai cả của ông.

 

Đại gia đình cụ Miêu chụp ảnh trước nhà hàng của gia đình

 

Anh Nguyên Sinh cho biết, cụ Miêu trước đây làm cho hãng Michaux của Pháp, được hãng này  đào tạo bài bản về cách làm món ăn Pháp từ năm 1938. Sau khi thôi làm ở đây, cụ Miêu đã mở nhà hàng có thể nói là đầu tiên ở Hà Nội do người Việt làm chủ (năm 1942 nhà hàng này ở Quán Thánh, đến năm 1946 dời về Lý Nam Đế, sau đó chuyển về phố Thuốc Bắc, để rồi từ năm 1956 chuyển về Lý Quốc Sư). Tiệm bánh mì Nguyên Sinh ở Sài Gòn mở năm 1982 dù ông Miêu vào Sài Gòn từ 1979. Còn chi nhánh bánh mì Nguyên Sinh ở Hà Nội là của người con trai thứ.

 

Cụ Miêu và anh Thạch Nguyễn – thế hệ thứ 3 của bánh mì Nguyên Sinh

 

Cách thưởng thức bánh mì thịt ở tiệm Nguyên Sinh Sài Gòn thật khác lạ, một dĩa thịt nguội được đưa ra gồm 7 loại khác nhau: paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói… ăn kèm đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ ngoại nhập. Có lẽ đây cũng là hình ảnh về lối thưởng ngoạn phong lưu của người Hà Nội dưới thời Pháp thuộc. Ấn tượng nhất phải kể đến món pâté gan heo hay gan gà với một hương vị đặc trưng không thể diễn tả bằng lời, hòa quyện với hương bánh mì để lại một dư vị thật khó tả. Chủ quán tiết lộ, món pâté được cho bột quế (chứ không phải húng lìu như thường thấy) ở một mức rất ít, vừa đủ để món này không quá nồng mà dậy lên mùi thơm quyến rũ. Các món thịt xông khói hay xúc xích cũng vậy, với hương vị đặc thù mà không tiệm nào khác có được (dù cho hình thức có thể rất giống nhau).

 

Ấn tượng nhất phải kể đến món pâté gan heo hay gan gà với một hương vị đặc trưng không thể diễn tả bằng lời, hòa quyện với hương bánh mì để lại một dư vị thật khó tả.

 

 

Hiện nay, Nguyên Sinh Bistro – est 1942 tọa lạc tại số 141 Trần Đình Xu phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Với hơn 80 năm lịch sử phát triển và duy trì thương hiệu, Nguyên Sinh đã phục vụ hàng triệu khách hàng qua ba thế hệ và ghi sâu vào tâm trí hầu hết người Việt Nam.

 

4. BÁNH MÌ TUẤN 7 KẸO (TP.THỦ ĐỨC – TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1972

Thương hiệu Tuấn 7 Kẹo do vợ chồng ông bà 7 Kẹo tạo dựng nên, có gốc tại khu vực ngã 5 chợ Thủ Đức với món bánh mì nhân thịt

 

Ba thế hệ tiếp nối nhau phát triển thương hiệu Tuấn 7 Kẹo

 

Trải qua bao thăng trầm, hiện nay thương hiệu 7 Kẹo tiếp tục được con cháu duy trì và phát triển, đến nay đã là đời thứ 3. Từ gánh bánh mì hàng rong trên vỉa hè chỉ với món bánh mì nhân thịt, Tuấn 7 Kẹo nay đã là một cửa hiệu khang trang tại số 147 Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, Thủ Đức với đa dạng các món ăn như: bánh mì, xôi, phá lấu, bò kho bánh mì, chè khúc bạch, sâm bổ lượng…., đủ sức làm hài lòng kể cả những khách hàng khó tính nhất.

 

 

5. BÁNH MÌ TĂNG (QUẬN 5, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1968 

Nhắc đến đặc sản khu chợ Thủ Đô (quận 5) thì không thể nào không nhắc đến tiệm của ông già họ Tăng. Ông Tăng Tấn, chủ tiệm bánh mì Tăng, nằm ngay góc ngã ba phố chợ chung cư, cho hay xe bánh mì của nhà ông đã bán từ thời ông chú họ người Hoa, từ trước năm 1950. Tới năm 1968 thì xe bánh mì họ Tăng chạy vòng quanh các vỉa hè chung cư vừa bán vừa chạy cảnh sát thời đó dẹp chợ “chồm hổm”. Lúc nhỏ, ông Tăng Tấn cũng chỉ theo phụ người chú họ, năm 1982, ông mới chính thức tiếp quản xe bánh mì này. Dân chợ Thủ Đô hiếm ai chưa từng cắn ổ bánh mì của ông già họ Tăng với hương vị pa te nướng và xíu mại nước vô cùng đặc trưng.

Ngoài bánh mì, tiệm còn có các loại chả lụa, thịt nguội dăm bông, xôi cadé, bơ đậu phộng… bí truyền. Từ xe đẩy bánh mì ở vỉa hè, ông Tăng đã mua được căn nhà ngay góc ngã ba khu đèn Năm Ngọn sầm uất để mở tiệm bánh mì Tăng với tấm bảng hiệu đỏ rực giữa khu chung cư lâu đời. Hiện nay tiệm đang được duy trì bởi thế hệ thứ 3.

 

Nhắc đến đặc sản khu chợ Thủ Đô (quận 5) thì không thể nào không nhắc đến tiệm của ông già họ Tăng.

Những ổ bánh mì tại đây đều cực kỳ thơm ngon, nóng giòn, khi cắn giòn rụm nhưng hương vị vô cùng đậm đà. Trải qua hơn nửa thế kỷ, bánh mì Tăng vẫn giữ nguyên được nét độc đáo mà không nơi nào có được.

 

6. BÁNH MÌ NHƯ LAN (QUẬN 1, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1968

Người dân Sài Gòn hẳn không ai là không biết đến thương hiệu Như Lan nức tiếng với 3 cơ sở nằm ngay mặt tiền những tuyến đường lớn. Nhưng ít ai biết được khởi nghiệp của hiệu bánh nức tiếng này là từ một xe bánh mỳ không tên nằm lặng lẽ trên đường Lý Chính Thắng và Trường học Gia Long (nay là Trường Nguyễn Thị Minh Khai. Và chủ chiếc xe đẩy đó chính là người phụ nữ nhỏ bé nhưng tinh thần luôn rực sáng – bà Nguyễn Thị Dậu hay còn được gọi thân thương là Dì Gái.

 

 

Với niềm đam mê kinh doanh. buôn bán từ nhỏ, năm 1968, cô gái tuổi đôi mươi khi đó tích cóp được chút tiền, vay mượn thêm tiền người quen để sang một ki-ốt nhỏ cũng trên đường Hàm Nghi này, buôn bán đủ loại bánh mì, khoai mì. Hầu hết tất cả các công thức làm bánh đều do chính bà tự sáng tạo ra, nghề dạy nghề rồi dần hoàn thiện hơn.

 

 

Nếu so với những hàng bánh mì khác thì một ổ bánh ở Như Lan cũng chỉ có bao nhiêu đấy thứ quen thuộc như: pate, bơ, chả lụa, jambon, thịt xá xíu, chà bông, đồ chua, dưa leo, hành, ớt. Có điều tất cả đều được làm theo công thức và cách nêm nếm riêng. Nguồn nguyên liệu và chất lượng luôn được  tuyển chọn theo tiêu chí sạch và đảm bảo theo năm tháng nên khi “cắn vào là nhớ”. 

Một ổ bánh mì của Như Lan cũng không bao giờ làm quá “đầy ụ” vì dễ bị ngán, tất cả nguyên liệu đều vừa phải, có mặn thì phải có chút ngọt như khẩu vị đại đa số người Sài Gòn thích. 

 

7. BÁNH MÌ BẢY QUANG (QUẬN 1, TP.HỒ CHÍ MINH) – TRÊN 60 NĂM

Với hơn 60 năm buôn bán, bánh mì nổi tiếng Sài Gòn Bảy Quang luôn làm hài lòng thực hách ghé thăm với hương vị đặc biệt được tạo nên nhờ vị pa tê mềm mịn, độ béo vừa ăn và thơm dịu của tiệm và chưa từng bị thay đổi vị suốt bao nhiêu năm qua.

Chủ tiệm bánh mì là bà Trần Thị Chín. Bà Chín cho biết tên Bảy Quang là tên ông chủ ngày xưa cũng là người trong gia đình bà. Ông là con thứ bảy, tên Quang, nên mở tiệm bánh mì gọi là Bảy Quang. “Ba tôi bán từ năm sáu mấy, tôi không nhớ chính xác. Còn vợ chồng tôi đứng bán tới nay là 26 năm. Tới nay là được hơn 60 năm. Ban đầu bán ở khúc giao Đinh Tiên Hoàng với Huỳnh Khương Ninh, đối diện bánh cuốn Tây Hồ. Khoảng 7 năm trở lại thì dời vào trong này”, bà Chín kể về lịch sử quán.

 

 

Bánh mì ngon hay không là ở pa tê. Do vậy, nhiều năm qua, bánh mì bảy Quang chăm chút tỉ mỉ cho nguyên liệu này. Để 60 năm không đổi vị, pate luôn được nêm nếm đúng tỉ lệ mà người đời trước truyền lại. Ngoài pa tê, miếng thịt thơm, đậm đà, miếng chả lụa thanh ngọt, sốt bơ béo vừa đủ, đồ chua giòn, không quá chua hay úng do mới làm … tất cả đặt bên trong ổ mì kích thước vừa phải, nóng giòn làm thực khách vừa đủ no mà không bị ngán.

 

8. BÁNH MÌ HOÀNG OANH (Q.BÌNH THẠNH, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ 1968

Cứ mỗi giờ chiều, tại số 8 Phan Văn Hân, phường 19, quận Bình Thạnh, chúng ta lại bắt gặp cảnh rất đông người xếp hàng để mua bánh mì. Đó chính là quầy bánh mì pa tê thịt nổi tiếng suốt hơn nửa thập kỷ qua của chị Lê Trần Ngọc Dung.

 

Chị Dung chia sẻ quầy bánh mì được mẹ chị mở bán vào năm Mậu Thân 1968, sau đó truyền lại cho chị. 

 

Bí quyết để bánh mì Hoàng Oanh chinh phục biết bao thực khách gần xa chính là nồi pa tê nhà làm theo công thức riêng, lúc nào cũng sôi ùng ục trên bếp

 

Giá bánh mì ở đây dao động từ 25.000-30.000. Tuy đồ ăn không đa dạng, nhiều loại như nhiều hàng bánh mì khác nhưng bù lại “ít mà chất lượng”, hầu như món nào cũng được chăm chút, chế biến khá kì công. Pa tê béo nhưng không ngấy ăn kèm với thịt, chả, chà bông, rau dưa tạo nên sự cân bằng, đủ sức làm hài lòng bất kỳ thực khách nào một lần thử qua.

 

 

9. BÁNH MÌ HÒA MÃ (QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH) – TỪ NĂM 1958

Mở ra từ tận năm 1958, bánh mì Hòa Mã là một trong những tiệm bánh mì lâu đời nhất ở Sài Gòn. Ban đầu, tiệm bánh tọa lạc tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) với một chiếc tủ nhỏ. Nhưng chỉ 2 năm sau, bánh mì Hòa Mã dời về đầu hẻm số 53 Cao Thắng, Q.3 và yên vị cho đến nay. Tên tiệm bánh mì truyền thống này được đặt theo tên một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội. Vì tiệm được mở ra bởi một đôi vợ chồng người Bắc di cư vào Nam. 60 năm sống cùng Sài thành, “thương hiệu” bánh mì Hòa Mã vẫn được duy trì bởi 3 thế hệ trong gia đình.

 

 

Theo thời gian, quán có đôi phần thay đổi, duy chỉ có vị bánh mì là giữ nguyên bản suốt hơn nửa thế kỷ. Thực đơn của tiệm bánh mì Hòa Mã đơn giản và không thay đổi. Tiệm phục vụ 2 món “bánh mì ốp-la đủ thứ” với các nguyên liệu được chiên trong chảo và “bánh mì kẹp thịt” với nhân là các loại thịt nguội. Thức uống cũng đơn giản không kém, chỉ có cà phê đá, cà phê sữa và nước suối, trà…

 

 

Như một bức tranh pha màu đẹp mắt, bánh mì chảo Hòa Mã có sự kết hợp nổi bật của lòng đỏ trứng vàng sóng sánh và sắc đỏ nâu cháy cạnh bắt mắt của những lát thịt, chả… hấp dẫn. Bên cạnh đó, bánh mì cũng chính là một yếu tố khiến thực khách mê mẩn. 

 

Bánh mì giòn tan, bên trong đặc ruột, thơm phức. Khi ăn, chấm cùng với lòng đỏ trứng gà đảm bảo khó ai cưỡng lại được. Ngoài ra, mỗi suất ăn còn có thêm dưa chua ăn kèm cực đưa miệng mà không bị ngấy chút nào!

 

Thực ra, mỗi người có lý do riêng để chọn cho mình một địa chỉ ẩm thực nào đó. Có những quán ăn là nơi người ta tìm về những hồi ức, kỷ niệm. Với người Sài Gòn, bánh mì Hòa Mã là như thế.

 

10. BÁNH MÌ CÔ ĐIỆP (Q.TÂN BÌNH, TP.HỒ CHÍ MINH) – TRƯỚC NĂM 1975

Quán Bánh mì Cô Điệp ra đời tại con đường nhỏ Võ Thành Trang, Q.Tân Bình từ trước giải phóng. Theo lời kể của nhân viên phụ việc tại quán, bà Điệp kinh doanh từ lúc chưa lấy chồng, nay bà đã có chắt gọi cố, nên quán có rất nhiều khách ruột, đa số là học sinh sinh viên và những người dân lao động.

Điểm đặc biệt khiến Bánh mì Cô Điệp lúc nào cũng đông khách vào mỗi buổi sáng, đó là do các nguyên liệu thực phẩm đều do nhà tự làm. Vừa đảm bảo hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm vừa tạo được sự khác biệt ở hương vị. Trong đó, pate là nguyên liệu được khách hàng đặc biệt yêu thích vì có độ thơm, ngon, béo rất khác biệt. 

 

Món bánh mì giòn nóng thơm ngon cùng nhân là pate, đồ chua, hành,….với mức giá cực hợp túi tiền

 

Dự kiến, TOP 10 thương hiệu Bánh mì nổi tiếng và lâu đời, hoạt động trên 50 năm tại Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (Lần 1/Năm 2023) do TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – VĂN PHÒNG TOP VIỆT NAM công bố và trao tặng tại Gala Lễ hội Bánh mì Việt Nam Lần 1 năm 2023 tại TP.Hồ Chí Minh.

 

 

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – VĂN PHÒNG TOP VIỆT NAM – Đề cử tháng 3 năm 2023

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.