Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.38)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.38) Hồ Con Rùa (Thành phố Hồ Chí Minh): Vòng xoay ký ức của Sài Gòn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dường như ở Thành phố Hồ Chí Minh, không có giao lộ nào với một tiểu đảo có nhiều đổi thay và gắn liền với lịch sử bằng hồ Con Rùa. Vị trí để có hồ Con Rùa ngày nay có từ cuối thế kỷ 18. Trải qua hàng trăm năm, vị trí này đã nhiều lần thay đổi từ hình thức đến nội dung và cả tên gọi.

Khu vực Công trường Quốc tế – Hồ Con Rùa đã trải qua nhiều thay đổi về thiết kế và công năng xuyên suốt dòng lịch sử của vùng đất Sài Gòn. Từ một cổng thành của công trình phòng thủ quân sự thời Nguyễn, vùng đất bị san lấp để xây một tháp nước theo quy hoạch mới của chính quyền Pháp, sau lại trở thành một công trường thể hiện tình hữu nghị của các nước đồng minh thời chính quyền cũ. Ngày nay, những ý nghĩa xưa cũ từng được gán cho công trình hầu như đã trôi vào quên lãng. Khu hồ nước trở thành một cột mốc trong hình dung chung của cư dân Sài Gòn — một không gian công cộng với hàng gánh, chuyện trò và kỷ niệm. 

 

 

Nguyên thủy vị trí Hồ Con Rùa vào năm 1790 là cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy) được xây theo lệnh vua Gia Long. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng (thành Gia Định). Vị trí cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông (đường số 16 – Catinat và bây giờ là Đồng Khởi).

 

Sơ đồ Bát Quái Thành do Trương Vĩnh Ký ghi chép lại theo nguyên bản của kiến trúc sư Trần Văn Học.

 

Bát Quái Thành và Khảm Hiểm Môn. Mô phỏng 3D do Tản Mạn Kiến Trúc thực hiện. 

 

Sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, người Pháp đã cho phá hủy toàn bộ thành Gia Định. Năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Đến năm 1921, tháp nước bị phá bỏ và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu). Từ đó, vị trí này trở thành giao lộ của các tuyến đường như ngày nay.

 

Tượng đài do người Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí Hồ Con Rùa ngày nay.

 

Sau khi hạ giải Tháp Nước, chính quyền đương thời đã cho xây đài kỷ niệm Thống chế Joffre tại khu vực này, bấy giờ có tên là quảng trường Maréchal Joffre. Đài tưởng niệm tồn tại đến khoảng năm 1927 thì được chuyển đổi thành Đài Chiến sĩ trận vong — Monument aux Morts. Công trình tưởng niệm các binh lính đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất với hai tượng “Người lính” và “Hòa bình” bằng đồng, đặt hướng ra hai phía đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay.  Hai bức tượng được đặt dưới chân một cột obelisk, một thiết kế phổ biến trong kiến trúc tượng đài. Cột obelisk này được lấy theo nguyên mẫu trụ hoa biểu trong lăng Tự Đức, hai bên chân cột là tượng hai con rồng theo phong cách Á Đông, hướng ra hai phía của đường Võ Văn Tần ngày nay. Trên đỉnh cột là tượng Nữ thần Chiến thắng cầm vòng ô liu, cũng là một hình tượng phổ biến trên các tượng đài trận vong thời bấy giờ. Người dân thời ấy gọi khu vực này là Công trường Ba Hình theo ba bức tượng ấy.

 

 

Ngày 29/7/1964, những thành viên trong Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn đã dùng dây thừng buộc vào các bức tượng rồi kéo đổ xuống. Sự kiện này đã làm xáo động truyền thông thời bấy giờ. Cột obelisk tồn tại đến cuối thập niên 1960, thì được thay thế bằng một tượng đài mang ngôn ngữ của một thời đại mới, đó được gọi là Công trường Quốc tế Viện trợ.

 

Công trường Quốc tế Viện trợ, hay thường được người dân thành phố gọi là Hồ Con Rùa, được nhấn mạnh bằng một tượng đài theo chủ nghĩa hiện đại do kiến trúc sư Nguyễn Kỳ thiết kế. Đề án của ông được lựa chọn qua một cuộc thi thiết kế ngày 24/11/1967, và công trình được khánh thành vào buổi sáng Chủ nhật ngày 22/6/1969. Công trường được thiết kế theo mặt bằng hình bát giác, vốn kế thừa lại từ các công trình trước đó từng tồn tại ở vị trí này, như một cách để gợi nhớ đến tiền thân của thành phố Sài Gòn là Bát Quái Thành. Ở giữa công trường có một tháp cao được đúc bằng bê tông cốt thép. Theo bản thiết kế mà chúng tôi tiếp cận được từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tháp mang tên Hoa Tự Do với năm cánh hoa, mỗi cánh hoa lại có thêm năm cánh nhỏ, trên cùng là Nhụy Hoa Tự Do được ốp đồng.

 

 

Hình dáng Hoa Tự Do mô phỏng một đóa hoa sen trồi lên từ mặt hồ hình bát giác, gợi ta nhớ đến một đoạn miêu tả trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức: “Thủy ư Bình Dương huyện địa, Tân Khai thôn, cao phụ trúc Bát Quái thành, như liên hoa trạng, khai bát môn.” Ta có thể tạm dịch: “Bắt đầu đắp thành Bát Quái ở gò cao thôn Tân Khai thuộc đất Bình Dương, hình như hoa sen, mở ra tám cửa.” Bên dưới tháp Hoa Tự Do là một đài có cầu thang đi lên gọi là Lễ Đài, mang dáng hình oval, ốp gạch mosaic màu nâu, riêng lan can Lễ Đài được ốp cẩm thạch trắng. Đặt trên Lễ Đài là một đỉnh đồng lớn hướng mặt về phía nam. Vào những dịp lễ kỷ niệm, các đại diện chính phủ đương thời lại đến đây để thắp nhang và làm lễ.

 

 

Phía tây của Lễ Đài có một tượng rùa bằng đồng đội bia, bên trên là tấm bia ốp bằng đá cẩm thạch khắc tên các nước viện trợ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, trên cùng tấm bia là một hình khắc hồ lô theo tạo hình truyền thống bằng đồng. Hình tượng con rùa đội bia lấy cảm hứng từ những tượng rùa ở Văn Miếu Hà Nội và Văn Miếu Huế, nguyên hình tượng con rùa lấy từ Tứ Linh. Theo lời dạy của Khổng Tử trong sách Kinh Lễ, thuần hóa được Quy là quy phục được lòng người (龜以為畜, 故人情不失).

 

 

Tấm bia và tượng rùa đã bị phá hủy vào năm 1976 bởi những người không rõ danh tính, các vật liệu bằng đồng của công trường như đỉnh đồng, hồ lô, nhụy hoa tự do cũng không còn hiện diện đến ngày nay. Tượng đài hàm chứa nhiều tham chiếu về lịch sử hình thành của Sài Gòn, diễn giải những yếu tố văn hóa Việt Nam bằng ngôn ngữ thiết kế mới mẻ, hướng tới tính năng động toàn cầu đặc trưng của tinh thần đô thị thời kỳ ấy.

Do có kiến trúc khá kỳ lạ, Hồ Con Rùa được gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời thuật của tác giả Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách Vụ án Hồ Con Rùa (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ 1982), có giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã cho mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập.

Ông thầy phong thủy này khen dinh được xây trên long mạch. Con rồng này có đầu nằm ngay dinh Độc Lập (vì vậy Dinh Độc lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng) và đuôi rồng nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ. Tuy phát hưng vượng nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy, mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nghe theo và cho xây dựng một hồ nước có hình bát giác, phỏng theo bát quái trận đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa, và cho đặt một con rùa lớn đúc bằng đồng ngay chính giữa hồ. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm hoặc một cây đinh khổng lồ đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.

Ngày nay, với vị trí đắc địa giáp giữa quận 1 và quận 3, Hồ Con Rùa đã trở thành điểm ngắm cảnh, lý tưởng giữa lòng Sài Gòn sôi động thu hút nhiều giới trẻ, du khách vào những ngày cuối tuần.

 

 

Hồ Con Rùa như một nơi chốn công cộng lâu đời của Sài Gòn minh hoạ đầy đủ cho sự đa chiều, đại diện cho tính năng động của Sài Gòn. Bản thân công trình như một thực thể vật lý, khối cây xanh khổng lồ ôm trùm lấy nó và sự đa dạng trong đời sống văn hoá của con người làm cho Hồ Con Rùa trở thành một đại diện cho đời sống đô thị của thành phố.

 

——————————————

 

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách...

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm...

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ...

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.