Trang chủ Tin tức TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.35)...

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.35) Kiến An Cung (Đồng Tháp): Lộng lẫy ngôi chùa Hoa một thể kỷ giữa Sa Đéc – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

 

Kiến An Cung hay còn được gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc tại phường 2, trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa được xây dựng từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) đến sinh sống tại Việt Nam. Cụ thể là vào đầu thế kỷ XX, với sự phát triển về kinh tế, vùng đất này thu hút rất nhiều người Hoa đến sinh sống, làm ăn. Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa, một thương gia tên là Huỳnh Thuận đã đứng ra vận động, quyên góp thành lập chùa. Nơi đây được người dân gọi là chùa ông Quách vì thờ Quách Vương Thần Công, một công thần thời nhà Tấn nổi tiếng chính trực, hiếu thảo. Chùa được xây dựng không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn là nơi hội họp, bàn bạc việc giao thương, trao đổi thông tin.

 

Kiến An Cung vào thế kỷ XX

 

Nét đặc sắc của chùa được thể hiện qua kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hoá Trung Quốc. Trong suốt 3 năm trời xây dựng, những người thợ từ Phúc Kiến đã cùng thợ xây ở Sa Đéc tỉ mỉ tạo dựng từng đường nét, hoa văn, tiểu tượng,… biến công trình này thành một đền chùa uy nghiêm, đồ sộ bậc nhất. Chùa có hướng nhìn thẳng rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế. Mặt tiền của chùa được thiết kế hài hòa với ba gian chính, mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng trải nền cho sáu ngọn sóng cong vút lên cao mà sáu đầu ngọn sóng ấy là sáu cung điện nguy nga được tạo hình thu nhỏ, được xem là biểu trưng cho tinh thần vượt khó và thành đạt.

 

 

Nét độc đáo của ngôi chùa là lối kiến trúc vừa bề thế, lộng lẫy với những tông màu rực rỡ trang trí bên trong, và trang trọng với những gian thờ được phân chia rõ ràng, vừa mang nét cổ kinh với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên nóc mái chùa có đặt bốn tháp nhỏ nằm ngang, trong tháp đó có tượng các vị tiên, phật, thánh thần, giữa nóc mái có hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên lối vô cửa chính có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, hai bên tả hữu có hình vẽ hai ông thần (ông Thiện – Ác) đứng giữ cửa.

 

Kiến trúc trên nóc chùa rất độc đáo, là các tháp nhỏ nằm ngang ở bốn góc mái chùa.

 

Giữa nóc mái có hình lưỡng long chầu nguyệt.

 

Hai bên lối vô cửa chính có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn ngồi canh giữa cửa.

 

Những bức tranh sống động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

 

Bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời), là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt, cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khi khách thập phương viếng chùa đông. Trong chùa có những hàng cột lớn đen bóng đồ sộ, có rất nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên vách tường có rất nhiều những bức tranh theo lối thủy mạc, những hình ảnh về truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục, mang ẩn ý sâu xa.

 

Thiên tỉnh (giếng trời)

 

 

 

Ngay giữa chánh điện là bàn thờ ông Quách (tức Quảng Trạch Tôn Vương), được người Hoa tôn sùng như một vị thánh với những điển tích về công đức của ông đóng góp cho người dân và đất nước Trung Hoa. Phía trước thì có thờ tượng Quan Thánh Đế Quân, có sắp hai hàng binh khí sáng ngời, hai bên trái – phải cạnh có khu vực gọi là Đông lang và Tây lang để làm nơi tiếp khách khi có người đến cúng bái.

 

 

Hằng năm, chùa có hai lễ tế: Ngày 22 tháng 02 (âm lịch) là ngày sinh của ông Quách và ngày 22 tháng 08 (âm lịch) là ngày ông thành đạo; chùa có thiết lễ cúng tế rất trang nghiêm, đông đảo người đến dự và cầu nguyện.

Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa, với một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, Kiến An Cung đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27-4-1990.

 

——————————————

 

Hồng bảo Kỷ lục được hiểu là những công trình Kỷ lục được thực hiện trong một thời gian dài, tích hợp những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa… để hình thành nên cho mai sau những di sản, đồng thời góp phần viết tiếp những câu chuyện mà cha ông đã gây dựng, từ đó góp phần định vị những giá trị địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần định hình, phát triển hình ảnh du lịch địa phương nói riêng và đất nước nói chung thông qua những công trình biểu tượng.

Hành trình tìm kiếm TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) giao cho Trung tâm TOP Việt Nam triển khai và đề cử đến Viện Kỷ lục Thế giới (World Mark) với mong muốn góp phần nhận diện, định vị, quảng bá hình ảnh quốc gia – địa phương ra thế giới. Dự án là một hành trình dài hơi và có thể tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mục tiêu chung tạo ra những thay đổi về kiến trúc cảnh quan hiện hữu và quan trọng hơn là góp phần tạo nên những giá trị chiều sâu về văn hóa điểm đến hay lịch sử gắn liền với điểm đến.

CÁC TIN KHÁC

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách...

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm...

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.