Trang chủ Tin tức Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng)...

Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) và trao tặng Kỷ lục Việt Nam cho Bộ 16 tranh ghép gốm thủy mặc cẩn trên tháp Chùa

(KỶ LỤC – VIETKINGS) Lễ hội Quán Thế Âm ở Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn năm 2023 diễn ra từ ngày 8 đến 10/3 (nhằm ngày 17 đến 19/02 Âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) với hơn 30 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng. Trong đó, buổi lễ đón nhận bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam cho Bộ 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 ngôi tháp chùa Quán Thế Âm diễn ra trong sự kiện khai mạc Lễ hội vào tối ngày 8/3.

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM NGŨ HÀNH SƠN – TP.ĐÀ NẴNG

LỄ HỘI VĂN HÓA TÂM LINH GẮN ĐẠO PHÁP VỚI DÂN TỘC – DÂN TỘC VỚI ĐẠO PHÁP

“Quán Âm Mười chín tháng Hai

Ngũ Hành mở hội ai ai cũng về”

Câu ca đã trở nên quen thuộc và thể hiện sự chờ đợi của mỗi người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, du khách trong và ngoài nước nói chung mỗi độ Xuân về. Bởi Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội văn hóa tâm linh truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn Đạo pháp với Dân tộc – Dân tộc với Đạo pháp.

Hằng năm, Lễ hội đón tiếp hàng vạn du khách gần xa đến chiêm ngưỡng, lễ bái, đồng thời tham quan Di sản Văn hóa Quốc gia đặc biệt, Di tích Lịch sử – Văn hóa, Danh lam Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Di sản Văn hóa Phi vật thể Làng nghề truyền thống Đá mỹ nghệ Non Nước. Lễ hội diễn ra tại chùa Quán Thế Âm, tọa lạc dưới chân ngọn Kim Sơn, danh thắng Ngũ Hành Sơn, là nơi hội tụ linh thiêng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào Phật tử khắp nơi trong cả nước vào mùa lễ hội hằng năm.

 

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội thường niên có quy mô bậc nhất ở TP.Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, cầu nguyện cho dân tộc quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ngày càng thịnh vượng. Với nhiều hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng có những đóng góp không nhỏ giúp phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 

Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Đầu tháng 3 năm 2023, bia Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn chính thức trở thành Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một trong chín Di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023 diễn ra trong không khí lãnh đạo và nhân dân TP.Đà Nẵng hân hoan chào đón các sự kiện văn hóa Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Thành phố Đà nẵng (29/3). Đặc biệt, đây là lễ hội được tổ chức sau 3 năm bị gián đoạn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm nay, lễ hội được UBND Thành phố Đà Nẵng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo quận Ngũ Hành Sơn cùng các Sở, Ban, Ngành liên quan, phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng và chùa Quán Thế Âm xây dựng Kế hoạch, Chương trình và tiến hành tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2023.

 

KHAI MẠC LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN CÔNG BỐ KỶ LỤC VIỆT NAM CHO BỘ 16 TRANH GHÉP GỐM THỦY MẶC VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH 3 MIỀN ĐỘC ĐÁO

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn chính thức khai mạc tối ngày 8/3/2023 (nhằm ngày 17/02 Âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng).

 

Bà Ngô Thị Kim Yến – Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội phát biểu tại khai mạc.

 

Tham dự buổi khai mạc có các đồng chí lãnh đạo Thành phố, các cơ quan ngoại giao, các Bộ, Ban Ngành Trung ương và Sở, Ban, Ngành Thành phố Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn; Quý Chư – Tôn – Đức trong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN thành phố Đà Nẵng, Ban Trị sự Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn; Đoàn Sư Tăng các nước, các nghệ sỹ, nghệ nhân từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan đến tham dự lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật, các cơ quan thông tấn báo chí  cùng đông đảo tăng ni Phật tử và nhân dân.

 

Hình ảnh lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023 tối ngày 8/3/2023 (nhằm ngày 17/02 âm lịch)

 

Trong chương trình lễ khai mạc, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố và trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam cho Bộ 16 tranh ghép gốm (mosaic) Thủy mặc về Danh lam Thắng cảnh 3 miền độc đáo tại Chùa Quán Thế Âm – Tp.Đà Nẵng.

 

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đại diện công bố Quyết định Xác lập Kỷ lục Việt Nam. (Ảnh Tường Vân/VietKings)

 

TS Ngô Quang Xuân – Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc cùng trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam đến Hòa thượng Thích Huệ Vinh – Phó Trưởng Ban Trị sự, kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, Phó Trưởng ban Tổ chức Lễ hội, Trụ trì Chùa Quán Thế Âm – TP.Đà Nẵng (Ảnh Tường Vân/VietKings)

 

Chùa Quan Âm Ngũ Giác Đài Sen Ngọc (tên thường gọi là Chùa Quán Thế Âm) thành lập vào năm 1957, dưới chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Đây chính là Ngôi chùa có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam, nơi diễn ra Lễ hội Quan Âm Ngũ Hành Sơn – Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia thường niên.

 

Chùa Quán Thế Âm (TP.Đà Nẵng) tọa lạc ở vị trí đắc địa phía trước là con sông Cổ Cò, phía sau là ngọn núi Ngũ Hành Sơn.

 

Chùa tọa lạc uy nghiêm ở số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng

 

Chùa Quán Thế Âm hiện trang trí và lưu giữ Bộ 16 bức tranh gốm sứ màu cẩn trên tường 4 tòa tháp. Bộ tranh là sự kết hợp của dòng tranh thủy mặc và tranh ghép gốm (Mosaic). Mỗi bức tranh tái hiện các danh lam thắng cảnh đặc trưng đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam và những vần thơ giới thiệu về địa danh. Với tôn chỉ tạo nên giá trị khác biệt và độc đáo, các nghệ nhân ghép gốm truyền thống đã kết hợp với Chùa thể hiện nghệ thuật Mosaic kết hợp lối vẽ tranh thủy mặc cổ để tạo nên 16 tác phẩm tranh độc đáo với tổng diện tích 192m2.

 

Bộ tranh sứ màu được cẩn trên tường 4 ngôi tháp gồm tháp Phước Huệ, tháp Thái Hòa, tháp Thành Tựu và tháp Viên Mãn.

 

Mỗi tháp có 4 bức tranh, mỗi bức tranh có cạnh 3x4m, diện tích 12m2 nằm ở các mặt của tháp giúp du khách tập phương dễ chiêm ngưỡng. Trên các bức tranh chép thơ lẫn phong cảnh, được ghép từ hàng vạn mảnh sứ nhiều màu sắc.

 

Bộ 16 bức tranh sứ được cẩn tỉ mỉ trên tường 4 ngôi tháp là Phước Huệ, Thái Hòa, Thành Tựu và Viên Mãn.

 

Mỗi bức tranh là sự kết hợp của hàng ngàn mảnh gốm Bát Tràng nhiều màu sắc theo nghệ thuận mosaic truyền thống. 

 

Sự lung linh của màu sắc nhờ các viên gốm đậm nhạt được bấm và sắp đặt theo chủ quan của người sáng tạo giúp các bức tranh phong phú, mang tính nghệ thuật và đạt giá trị thẩm mỹ cao. Bộ tranh được các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) lắp ghép từ các mảnh sứ nhỏ trong 2 năm.

 

 

Nội dung các bức tranh tái hiện cảnh sắc danh lam thắng cảnh dọc 3 miền đất nước. Trên nền mỗi bức tranh đều được đề thơ.

 

THÁP THÀNH TỰU

 

 

– Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn – Thành phố Đà Nẵng tại Chùa vào tháng 2 âm lịch hàng năm

– Tái hiện các Di sản Phật giáo và Dân tộc tại Thủ đô Hà Nội qua biểu tượng Chùa Hương, Chùa Trấn Quốc, Văn Miếu Quốc Tử Giám và hình ảnh Hoa đào.

 

 

– Tái hiện Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến qua hình ảnh Hồ Hoàn Kiếm, Cầu Thê Húc, Chùa Một Cột, Cột cờ và khu Phố cổ.

– Tái hiện các di sản Tây Bắc qua biểu tượng Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang – “Cột mốc” cực Bắc của Tổ Quốc thiêng liêng và tượng Quan Âm sáng rọi, với hướng nhìn bao trùm như bảo vệ, chở che cho miền biên ải đầy gian lao và vất vả. Chính giữa bức tranh là ngôi chùa nằm bên cạnh mặt hồ phẳng lặng yên ả điểm xuyết những cành đào, như chốn thế ngoại đào nguyên, báo hiệu sự bình yên và mùa xuân về trên miền biên ải.

THÁP THÁI HÒA, gồm 4 bức tranh ở các chủ đề

– Tái hiện di sản miền Trung qua biểu tượng Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam, Phật viện Đồng Dương – Quảng Nam  Tháp Chăm Poklong Garai – Ninh Thuận.

 

 

 

– Di sản Huế qua biểu tượng Chùa Thiên Mụ, sông Hương  Kinh thành Huế.

– Di sản nổi tiếng Việt Nam qua biểu tượng Động Phong Nha Kẻ Bàng, Chùa Hương, Chùa Cầu  Sông Hoài

– Di sản Tây Nguyên qua biểu tượng nhà Rông và Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, một trong những ngôi Thiền viện lớn nhất Việt Nam

THÁP VIÊN MÃN

– Di sản vùng Bắc Trung Bộ qua Tháp Chùa Đại Giác hay còn gọi là bảo tháp Di Đà 9 tầng nằm tại Chùa Đại Giác. Chùa tọa lạc ở phường Đức Ninh Đông, TP. Đồng Hới, Quảng Bình; Thành Nhà Hồ – Ngôi thành gắn với triều đại nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới cùng Hang Sơn Đoòng kỳ vĩ và Sông Mã uy linh.

 

 

– Di sản vùng Đông Bắc qua biểu tượng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên và Bảo Tháp Mạn Đà La Tây Thiên.

– Di sản vùng cực Nam qua biểu tượng về Lễ hội Quan Âm Nam Hải ở Bạc Liêu (một trong những lễ hội văn hóa tâm linh nổi bật nhất, được tổ chức hàng năm tại Bạc Liêu, từ ngày 22 đến 24 tháng 3 Âm lịch), chùa Vàm Ray và dòng kênh xứ sở miệt vườn.

– Di sản Nam bộ qua biểu tượng sông Cửu Long, chợ Bến Thành (TP.HCM)tượng Di Lặc trên đỉnh núi Thất Sơn – An Giang và cầu Mỹ Thuận.

THÁP PHƯỚC HUỆ

 

Các bức tranh trên lầu tháp Phước Huệ tái hiện TP.Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long, ruộng bậc thang Tây Bắc và thác Bản Giốc

 

– Di sản vùng Tây Bắc qua biểu tượng thác Bản Giốc, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng – ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại miền biên giới phía Bắc tại tỉnh Cao Bằng và hình ảnh ruộng bậc thang Tây Bắc

– Tranh về TP.Đà Nẵng qua biểu tượng tượng Quan Âm Chùa Linh Ứng ở Bãi Bụt, núi Sơn Trà, cầu Rồng và sông Hàn.

 

– Tranh về di sản vùng Đông Bắc bộ qua biểu tượng Chùa Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

– Tranh về biểu tượng Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính  Đền Vua Lê – Ninh Bình.

 

Thượng tọa Thích Huệ Vinh -Trụ trì Chùa Quán Thế Âm cho biết, công trình này được thiết kế và thi công trong hơn 2 năm, các nghệ nhân đã lắp ghép hàng vạn mảnh sứ với các sắc màu khác nhau để tạo nên những bức tranh khổng lồ, đẹp mắt tại Chùa nhằm phục vụ nhân dân và Phật tử tới tham quan, chiêm bái. Đây cũng là cách để quảng bá vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của một quốc gia Á Đông đến du khách trong và ngoài nước, thông qua những loại hình nghệ thuật truyền thống đầy sáng tạo.

 

Ngọc Hà – Kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi...

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần...

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm...

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều...

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.