Trang chủ Tin tức Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Đà Nẵng) – TOP 10...

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Đà Nẵng) – TOP 10 bảo tàng Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Bảo Tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa cổ xưa. Bảo tàng nằm trong danh sách các điểm đến tham quan mang tính lịch sử có giá trị văn hóa - nghệ thuật cao của khách du lịch khi đến với Đà Nẵng. Dừng chân ghé thăm Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm, du khách có cơ hội hồi tưởng và chứng kiến nhịp thời gian âm vang được tái hiện lại trong từng hiện vật quý giá.

 

Tọa lạc tại ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa Đà Nẵng là bảo tàng về các giá trị văn hóa Chăm Pa lớn nhất nước ta và là niềm tự hào của người dân thành phố biển Đà Nẵng.

 

Vào cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện một số cuộc khảo cổ quy mô lớn về văn hóa Chăm Pa đã được tiến hành bởi người Pháp yêu ngành khảo cổ học và những người làm việc cho trường Viễn đông Bác cổ. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy và ý tưởng xây dựng một bảo tàng để lưu giữ và bảo tồn các cổ vật này đã được nảy sinh. Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 đến năm 1919, vốn là tâm huyết, công sức và niềm đam mê thu thập cổ vật của các nhà khảo cổ học Pháp và những nhà khảo cổ khác đến từ Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp kết hợp với một số người Việt Nam yêu ngành khảo cổ. Và kể từ đó, bảo tàng điêu khắc Chăm được mở rộng thêm lần đầu vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để lưu giữ thêm những cổ vật khai quật trong những năm 1920 và 1930.  Dần về sau, bảo tàng Chăm này đã trải qua đến 3 lần trùng tu, mở rộng xây dựng thêm là vào năm 2002, 2005 và 2016.

 

Tòa nhà Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915, mang dáng dấp kiến trúc Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX và một vài đường nét của các đền tháp Chăm ở khu vực miền Trung. Lối kiến trúc này để lại cho du khách ấn tượng đầu tiên về một công trình cổ kính, duyên dáng và nổi bật ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đến với Bảo tàng, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hơn 400 hiện vật, trong đó có các Bảo vật Quốc gia cùng nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa từ khoảng thế kỷ V đến XV.

 

Hầu như phần lớn các cổ vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm này đều được làm từ đất sét nung, đồng và sa thạch. Điểm đáng chú ý nhất đó chính là các hoa văn, họa tiết chạm rất tinh tế và mang đậm nét đặc trưng riêng của dân tộc Chăm. Trong đó, những cổ vật có phong cách nổi bật nhất ở bảo tàng đó chính là tượng thần Shiva múa, phù điêu Yaksa và Krishna, đài thờ Linga-Yoni, tượng thần rắn Naga, vũ nữ Trà Kiệu và tượng thần hạnh phúc Laksmi… Ngoài ra, phía sau bảo tàng là phòng trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm Pa và một số công trình kiến trúc đặc sắc khác của Đông Nam Á. Nhờ vào các cổ vật điêu khắc này các du khách tham quan có thể hiểu thêm nhiều điều thú vị về nền văn hóa Chăm Pa đặc sắc, am hiểu nhiều hơn về lịch sử của một quốc gia Chăm Pa đã từng thịnh vượng.

 

 

 

 

Phòng trưng bày Đồng Dương

Đồng Dương được biết đến là trung tâm phật giáo của Vương quốc Chăm Pa. Nơi đây cách thánh địa Mỹ Sơn khoảng tầm 20km về phía Nam. Do đó, phòng trưng bày Đồng Dương sẽ mang đến cho bạn các tác phẩm điêu khắc mang hơi hướng Phật giáo. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những đường chạm trổ cầu kỳ, tỉ mỉ, tinh xảo của các tác phẩm này. Đây là sự pha trộn của các hơi hướng như: Trung Quốc, Ấn Độ và Chăm Pa. 

 

Phòng trưng bày Đồng Dương là nơi mà bạn có thể thoải mái chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật của tháp Đồng Dương. Trong 21 tác phẩm trưng bày thì đặc biệt nhất chính là tượng Bồ Tát, tượng thần Deva, và Đài thờ Đông Dương,… Dù đây chỉ là một mảng nhỏ   của tháp Đồng Dương nhưng bạn cũng sẽ dễ dàng hình dung, mường tượng ra được sự uy nghiêm, tráng lệ và nguy nga của khu Phật viện, đền tháp này. 

 

 

 

Phòng trưng bày Mỹ Sơn

Mỹ Sơn từng là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chăm Pa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay, cách di tích Trà Kiệu – một trong những kinh đô của Chăm Pa trước đây – khoảng 30km về phía tây. Trong không gian thâm nghiêm của một thung lũng bao bọc bởi những ngọn núi nhỏ, tại đây có trên 70 ngôi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần Shiva.

 

 

Phòng trưng bày Tháp Mẫm – Bình Định

​Tháp Mẫm là tên gọi một di tích Chăm hiện không còn nhiều vết tích đền tháp, nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Một cuộc khai quật quy mô lớn đã được tiến hành tại vị trí này vào năm 1934. Khối lượng hiện vật thu thập được lên đến 58 tấn, bao gồm những tượng kích thước lớn và nhiều bộ phận trang trí kiến trúc bằng đá. Phong cách nghệ thuật của các hiện vật thu thập từ di tích Tháp Mẫm có nét chung ở tính phức tạp, tỉ mỉ, nhưng rơi vào khuôn mẫu, thiếu vẻ mềm mại, linh hoạt. Danh xưng “Tháp Mẫm” sau đó đã được dùng để đặt tên cho một phong cách nghệ thuật Chăm có cùng đặc trưng với nhóm hiện vật này. Sau giai đoạn Tháp Mẫm, nghệ thuật điêu khắc Chăm từng bước suy thoái dần.

 

Có tổng cộng khoảng 67 tác phẩm điêu khắc tinh xảo, tỉ mẫn được phòng trưng bày Tháp Mẫm lưu giữ. Tất cả các tác phẩm này đều thể hiện được tinh thần và nét văn hóa riêng biệt của người Chăm Pa xưa. 

Phòng trưng bày Trà Kiệu

Đối chiếu những phát hiện khảo cổ với ghi chép trong tài liệu địa chí xưa, một số nhà nghiên cứu xác định Trà Kiệu từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa, tương ứng với tên gọi Simhapura được nhắc đến trong một vài văn bia Chăm.

 

Phòng Trà Kiệu là nơi trưng bày các hiện vật từ kinh đô đầu tiên của người Chăm Pa xưa. Phòng trưng bày này hiện nay đang lưu giữ hơn 40 tác phẩm và cổ vật. Trong đó, phải kể đến các cổ vật độc đáo như: Shiva, Vishnu, đài thờ,…. Tất cả đều có tuổi đời hàng thiên niên kỷ từ thế kỷ VII – VIII, thế kỷ XI-XII.

 

Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần về giai đoạn hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa cổ. Đến đây, bạn có thể thoải mái chìm đắm và hồi tưởng những âm vang trong quá khứ được tái hiện qua các hiện vật cổ quý giá.

———————————————————————–

Hành trình TOP Việt Nam – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ và công bố dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top với mục tiêu quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời kích cầu du lịch.

Mỗi tuần, các bài công bố sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

CÁC TIN KHÁC

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế...

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên...

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách...

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị...

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm...

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.