Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ...

Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ đại có khả năng tự phục hồi

Một nghiên cứu mới đã cho thấy cách các cấu trúc bê tông La Mã cổ đại vẫn có thể đứng vững như thế nào sau 2.000 năm

Thử bỏ bê một cấu trúc bê tông hiện đại trong vài thập kỷ, chúng ta sẽ thấy nó sớm bắt đầu nứt vỡ và sụp đổ. Tuy nhiên, bằng cách nào đó các cấu trúc do người La Mã cổ đại xây dựng vẫn đứng vững sau 2.000 năm.

Nhưng giờ đây, các kỹ sư đã tìm ra một chất đi kèm đã giúp bê tông cổ đại có thể tự hàn gắn các vết nứt, cũng như chỉ ra cách chúng ta có thể tạo lại công thức này để làm cho các tòa nhà mới tồn tại lâu hơn.

Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ đại có khả năng tự phục hồi - Ảnh 1.

Về cơ bản, bê tông là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng chúng không phải là không thể bị hư hại. Thời tiết và áp lực có thể dẫn đến các vết nứt nhỏ, từ đó có thể phát triển thành các vết nứt lớn hơn nhiều và cuối cùng đe dọa tính toàn vẹn của toàn bộ cấu trúc. Chúng cần bảo trì thường xuyên hoặc các phương án thay thế tốn kém để ngăn chặn các sự cố nghiêm trọng xảy ra.

Ngược lại, các cấu trúc La Mã cổ đại đã vượt qua thử thách của thời gian trong hơn hai thiên niên kỷ. Để tìm ra nguyên nhân, các nhà khoa học từ lâu đã kiểm tra các mẫu vật liệu dưới kính hiển vi để nghiên cứu thành phần và cố phát hiện ra các nhân tố bí ẩn giúp chúng có sức mạnh như vậy.

Trong số đó, nổi bật nhất là vật liệu mang tên Pozzolan, được làm từ tro núi lửa từ một vùng cụ thể của Ý. Bên cạnh đó là sự hiện diện của vôi, mà trong các nghiên cứu trước đây, người ta thấy rằng nó giúp bê tông thực sự bền hơn theo thời gian trong môi trường gần biển.

Và trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phát hiện ra một tạp chất phổ biến khác có thể đóng vai trò quan trọng. Đó là những khối khoáng chất màu trắng có kích thước chỉ cỡ milimet được gọi là cục vôi.

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng sự hiện diện của những cục vôi này chỉ đơn giản là do quá trình kiểm soát chất lượng thấp thời bấy giờ. Nhưng một câu hỏi gây băn khoăn là nếu người La Mã đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một loại vật liệu xây dựng vượt trội, tuân theo tất cả các công thức chi tiết đã được tối ưu hóa trong nhiều thế kỷ, thì tại sao họ lại bỏ ra quá ít nỗ lực để đảm bảo quá trình sản xuất sẽ tạo ra một sản phẩm cuối không được trộn đều.

Quá trình sản xuất vữa thời La Mã bắt đầu bằng việc nung vôi từ một nguồn như đá vôi, đá cẩm thạch hoặc travertine (tất cả chủ yếu là canxit – CaCO3) để tạo thành vôi sống (canxi oxit – CaO). Vật liệu gốc vôi này, có thể được hydrat hóa bằng nước (quá trình được gọi là tôi vôi) hoặc thêm trực tiếp (quá trình được gọi là trộn nóng), sau đó hỗn hợp được trộn với tro núi lửa, mảnh gốm (cocciopesto), hoặc pozzolan, cát và nước để tạo thành vữa thủy lực.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số kỹ thuật lập bản đồ hóa học và hình ảnh để kiểm tra các lớp vôi chặt chẽ hơn. Và cuối cùng, họ phát hiện ra rằng chúng được tạo thành từ các loại canxi cacbonat, dường như đã hình thành ở nhiệt độ cao. Điều này gợi ý rằng chúng được tạo ra bằng cách thêm trực tiếp (hoặc trộn nóng) vôi sống, một dạng vôi dễ phản ứng hơn so với dạng mà người La Mã cổ đại được cho là đã sử dụng.

Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ đại có khả năng tự phục hồi - Ảnh 2.

Ảnh trái: Địa điểm khảo cổ Privernum, Ý, nơi các mẫu bê tông cổ được thu thập cho nghiên cứu này. Ảnh phải: Bản đồ màu của các thành phần của một trong các mẫu, vùng có chứa nhiều canxi màu đỏ.

“Lợi ích của việc này dường như là gấp đôi”, Admir Masic, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Đầu tiên, khi toàn bộ bê tông được nung nóng ở nhiệt độ cao, nó sẽ tạo ra các chất hóa học không thể có nếu bạn chỉ sử dụng vôi tôi, các hợp chất liên quan đến nhiệt độ cao sẽ không hình thành. Thứ hai, nhiệt độ tăng cao này làm giảm đáng kể thời gian bảo dưỡng và đông kết vì tất cả các phản ứng đều được tăng tốc, cho phép xây dựng nhanh hơn nhiều.”

Nhưng quan trọng hơn, những lớp vôi này đóng một vai trò tích cực trong việc tự phục hồi của bê tông. Quá trình trộn nóng làm cho các tạp chất trở nên giòn, do đó khi các vết nứt nhỏ hình thành trong bê tông, chúng sẽ di chuyển qua các lớp vôi dễ dàng hơn so với vật liệu xung quanh. Khi nước chảy vào các vết nứt, nó sẽ phản ứng với vôi, tạo thành một dung dịch cứng lại thành canxi cacbonat và bịt kín vết nứt. Nó cũng có thể phản ứng với vật liệu pozzolan và tăng cường độ cứng cho bê tông.

Vì vậy, thay vì là sản phẩm phụ không mong muốn, những cục vôi này tồn tại là có lý do, nhóm nghiên cứu cho biết. Cơ chế tự phục hồi này có thể là một yếu tố chính trong việc tạo ra tuổi thọ lâu bền của các cấu trúc bê tông La Mã cổ đại.

Để kiểm tra giả thuyết, các nhà nghiên cứu sau đó đã tạo ra các mẫu bê tông cổ và hiện đại được trộn nóng, sau đó bẻ chúng ra và cho nước chảy qua các vết nứt trong thời gian dài. Sau hai tuần, mẫu bê tông cổ đã lành vết nứt, ngăn nước chảy. Mặt khác, vật liệu hiện đại không lành chút nào.

Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu được những bí mật của kỹ thuật cổ đại mà còn có thể giúp cải thiện các công thức chế tạo bê tông hiện đại. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đang thực hiện các bước để thương mại hóa loại vật liệu này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Theo Báo Tổ Quốc

CÁC TIN KHÁC

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người

Những bước phát triển mới của kính viễn vọng không gian có vai trò to lớn giúp đẩy nhanh thành tựu nghiên cứu vũ trụ của các nhà thiên văn học.

Trái Đất nặng bao nhiêu kg và làm cách nào để cân được nó?

Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.