Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Sự ra đời của khẩu pháo đầu tiên trên thế giới

[IDEASPLUS] Sự ra đời của khẩu pháo đầu tiên trên thế giới

Trong những cuộc chiến ngày nay, các khẩu pháo không còn là thứ vũ khí xa lạ nữa nhưng không phải ai cũng biết khẩu pháo đầu tiên ra đời từ khi nào.

Lịch sử thế giới ghi nhận súng đạn khởi nguồn ở Trung Quốc nhưng khẩu pháo đầu tiên lại ra đời tại châu Âu. Vào thế kỷ thứ IX, người Trung Quốc bắt đầu chế tạo ra loại thuôc súng đầu tiên gọi là huo-yao (hoả khí). Ban đầu nó được sử dụng để chữa nhiễm trùng da với các thành phần chính bao gồm Natri Nitrat, than chì Sulfur nhưng sau đó, quân đội đã phá hiện ra khả năng dùng huo-yao để tạo ra bom, mìn và pháo hoa.

 

 

Sự ra đời của khẩu pháo đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

Khẩu pháo đầu tiên ra đời từ thế kỷ XIII. Ảnh: Getty

 

Bằng “Con đường tơ lụa”, thuốc súng được vận chuyển đến châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ XIII. Tại đây, công thức chế tạo thuốc súng được cải tiến triệt để tạo ra sức công phá lớn nhất bao gồm 75% Natri Nitrat, 15% than trì và 10% Sulfur.

Trên thực tế, tài liệu chính thức sớm nhất nói về hoả khí là một bản thảo bằng tiếng Anh có nhan đề là “Nhiệm vụ của các vị Vua” từ năm 1326, trong đó có bản vẽ một người đàn ông thao tác bắn bằng một khẩu đại bác nhỏ nhưng không có lời chú giải. Khi nghiên cứu tranh, các chuyên gia phát hiện khẩu đại bác có hình thon về phía sau, miệng nòng loe ra cho thấy người châu Âu thời đó bắt đầu coi trọng vấn đề độ bền của vị trí phát nổ.

Pháo thủ sẽ châm lửa qua một lỗ bằng thanh sắt lung đỏ – một loại công cụ đốt cháy thông dụng của các khẩu đại bác đầu tiên, và đạn là một mũi tên. Điểm đáng chú ý khác của bức tranh là phương pháp lắp đặt pháo. Theo đó, khẩu pháo ra đời sớm nhất được đặt trên những thanh giằng bằng gỗ, nòng hướng về mục tiêu tấn công.

Cũng trong năm 1326, khẩu pháo thật đầu tiên được ghi nhận là khẩu pháo làm bằng đồng, sử dụng đạn bằng sắt để bảo vệ thành Florence ở Ý. Tài liệu bằng tiếng Anh được ghi nhận năm 1338 là một hợp đồng chuyển giao 2 pháo bằng sắt và một pháo 2 ổ đạn bằng sắt, 1 pháo bằng đồng cho nhưng người bảo vệ chiến tuyên cho nhà vua.

Trận chiến Arnemuiden giữa Anh và Pháp vào năm 1338 là lần đầu tiên những khẩu pháo được sử dụng trên tàu hải quân. Chiến hạm Christopher của Hải quân Hoàng gia Anh là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới được trang bị 3 khẩu pháo có 48 chốt, làm bằng sắt, trang trí bằng lông chim, diêm tiêu và lưu huỳnh làm thuốc nổ.

 

Sự ra đời của khẩu pháo đầu tiên trên thế giới - Ảnh 2.

Những khẩu pháo có sức công phá cực mạnh có khả năng thay đổi cục diện cuộc chiến. Ảnh: Getty

 

Đến cuối thế kỷ XIV, phương pháp thông dụng trong chế tạo nòng pháo bao gồm việc đặt các lá sắt theo chiều dọc, dùng búa ghép chặt chúng lại với nhau và dùng vòng đai sắt để gia cố. Đầu thế kỷ XV, phát triển quan trọng của thuốc súng là thuốc nổ hạt nhưng người ta chưa thể chế tạo được loại vũ khí có khả năng tận dụng loại thuốc có sức công phá mạnh hơn này nên phải đúc loại súng lớn hơn. Đến thế kỷ XVI, người ta sử dụng sắt để đúc khẩu pháo thay vì dùng đồng, vì giá đồng đắt hơn. Các khẩu pháo bằng sắt đầu tiên của quân đội Anh được đúc năm 1543 và đến năm 1574 đã có nhiều loại pháo với nhiều kích cỡ khác nhau.

Lúc đó các khẩu pháo chưa có khả năng cơ động. Đến triều đại của Vua Thuỵ Điển Gustav Adolf Đệ Nhị (1594 – 1632), kỹ thuật sản xuất pháo mới được cải tiến để mang động cơ trong chiến đấu. Quốc vương Gustav chia pháo làm 2 loại bao gồm dã chiến và pháo bao vây. Ông cũng chế tạo ra loại pháo da nổi tiếng, có nòng pháo làm bằng đồng nhẹ buộc bằng dây chão và gia cố bằng da – khả năng cơ động tốt hơn tất cả các loại pháo trước đó.

Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn (có thể phát nổ) hoặc rocket và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong Thế chiến thứ I.

Nguồn: https://genk.vn/su-ra-doi-cua-khau-phao-dau-tien-tren-the-gioi-20190203134159314.chn

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.