Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Các nhà khoa học đã được chứng kiến được cách thức điện...

Các nhà khoa học đã được chứng kiến được cách thức điện truyền trong nước

Đây là thời điểm quan trọng, là một dấu mốc của lịch sử ngành vật lý. Hơn 200 năm sau thời điểm lần đầu tiên các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu xem làm cách nào mà các phân tử nước có thể dẫn điện, thì giờ đây một nhóm các nhà khoa học đã lần đầu tiên chứng kiến được sự kiện này.

Cái sự thật "nước dẫn điện" nó hiển nhiên tới mức có lẽ ta đã nghe nó trước khi tiếp xúc với bất kì kiến thức học đường nào. Nhưng dù nó có quy chuẩn và cơ bản tới đâu, chúng ta vẫn chưa tìm ra lý do tại sao lại thế. Nhờ đâu mà điện có thể truyền được ở mức nguyên tử?

Một nhóm các nhà khoa học lần đầu tiên được chứng kiến điện truyền trong nước.
Một nhóm các nhà khoa học lần đầu tiên được chứng kiến điện truyền trong nước.

"Quá trình cơ bản trong hóa học và sinh học này đã không có cho mình một lời giải thích thỏa đáng từ lâu rồi", Anne McCoy thuộc đội ngũ nghiên cứu, đến từ Đại học Washington nói. "Và giờ đây, chúng ta đã có được mảnh ghép bị thiếu và ta đã vẽ nên được bức tranh toàn cảnh về cách thức mà các proton đi qua nước như thế nào".

Đội ngũ được dẫn dắt bởi giáo sư Mark Johnson từ Đại học Yale, sử dụng phương pháp quang phổ học (một quá trình bắn ánh sáng vào trong phân tử để xem xét các điều gì đang diễn ra bên trong đó), đã chứng kiến được rằng các phân tử nước truyền các proton – các hạt hạ nguyên tử mang điện tích dương – cho nhau.

Và cho tới giờ, tất cả các nhà nghiên cứu đều biết rõ rằng H2O chuyền proton từ phân tử này qua phân tử khác thông qua nguyên tử oxy của mình. Quá trình này gọi là Cơ chế Grotthuss, được nhà hóa học Theodor Grotthuss đề ra vào năm 1806.

"Các nguyên tử oxy không cần phải di chuyển nhiều", ông Johnson nói. "Nó hoạt động giống như như Cái nôi của Newton, món đồ chơi gồm một hàng các quả bóng thép, được giữ trên không bởi một sợi dây vậy. Nếu như bạn nhấc một quả bóng lên và để nó rơi xuống, chỉ có hai quả bóng đầu và cuối cùng di chuyển, các quả bóng khác vẫn sẽ đứng im ở giữa".

Dưới đây là hình ảnh minh họa Cơ chế Grotthuss.

Hình động trên là toàn bộ những gì chúng ta biết về việc điện truyền trong nước.
Hình động trên là toàn bộ những gì chúng ta biết về việc điện truyền trong nước. Các nhà nghiên cứu chỉ biết được cơ chế này hoạt động như thế nào, nhưng họ vẫn chưa biết được chính xác rằng làm thế nào mà điện lại truyền trong nước được.

Và cứ như thế, trong vòng 200 năm vừa rồi, các nhà nghiên cứu đã tìm một cách quan sát cấu trúc của phân tử nước khi chúng dẫn điện. Đó là một thử thách cực kì khó khăn, một thử thách kéo dài hai thế kỷ.

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng công nghệ quét hồng ngoại để quan sát quá trình này, nhưng kết quả của quá trình này chỉ là những hình ảnh không rõ nét.

"Thực tế, những ảnh này mờ tới mức chúng tôi đã không thể xác định rõ ràng được đâu là màu sắc và đâu là cấu trúc của nguyên tử, phân tử", giáo sư Johnson giải thích.

Để có thể giải thích và tìm ra đáp án cuối cùng, Johnson và đội ngũ của mình đã tìm ra một cách để làm đông cứng nhanh được quá trình hóa học này. Nếu thành công, họ sẽ có thể tách riêng được đúng giây phút cần thiết, để có thể có một cái nhìn rõ hơn về bí ẩn này.

Họ dùng năm phân tử "nước nặng" – thứ nước có tỷ lệ đồng vị đơ-te-ri cao hơn thông thường – để làm đông lạnh phân tử xuống mức gần độ 0 tuyệt đối (-273,15 độ C).

Khi quá trình này diễn ra thì mọi thứ đều sẽ hoạt động chậm lại, hình ảnh chuyển động của proton sẽ dễ dàng được nhìn thấy hơn nhiều.

"Về cơ bản, chúng tôi tìm ra được một nền tảng ban đầu, hé lộ được các thông tin về cấu trúc phân tử được mã hóa bằng các màu sắc", giáo sư Johnson nói. "Chúng tôi đã có thể tìm ra một chuỗi những nguyên tử biến dạng bởi tác động của dòng điện, với một phương pháp cắt hình như với các khung hình của phim vậy".

Gọi thợ điện hay thợ nước?
Gọi thợ điện hay thợ nước?

Những hiểu biết mới này mà ta khám phá ra được sẽ cung cấp cho ta một cái nhìn cực kì rõ ràng về khả năng dẫn điện của nước, một hiện tượng cơ bản khiến sự sống có thể tồn tại cũng như có mặt ở rất rất nhiều phản ứng hóa học trên Trái Đất này.

Nó cũng có thể cho ta biết rõ hơn về những hoạt động kì lạ của nước, những tính chất mà ta vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân như một trạng thái khác của nước hay trạng thái siêu lỏng/siêu rắn của vật chất nói chung.

Lần thử nghiệm tới, đội ngũ nghiên cứu sẽ tiến hành với nhiều phân tử nước hơn nữa, để xem sự dẫn điện có thay đổi gì không.

Sẽ có người cho rằng những nghiên cứu chuyên sâu về một sự thật mà ta biết rõ sẽ là một sự phí phạm tài nguyên cũng như tốn kém chất xám nhưng không hề như vậy, những kiến thức mới về những định luật cơ bản (như là nước dẫn điện) sẽ là chìa khóa để chúng ta mở cửa những bí mật khác xung quanh cuộc sống này.

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.