Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi...

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn

Mười ba bảo vật của con đường tơ lụa là những đặc sản tiêu biểu nằm dọc dự án “Một vành đai, một con đường” (One Belt, One Road – OBOR), quy nạp thành 13 bảo vật của con đường tơ lụa trên đất liền và 13 bảo vật của con đường tơ lụa trên biển.

13 bảo vật của con đường tơ lụa trên đất liền là một loạt các sản phẩm dưới tên “quà tặng Đôn Hoàng”; 13 bảo vật của con đường tơ lụa trên biển còn được gọi là “Quà tặng Nam Hải” hay “13 bảo vật Nam Hải”.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 1.

13 bảo vật của con đường tơ lụa trên đất liền bao gồm: rượu Tửu Tuyền, dưa hấu Qua Châu, ly Dạ Quang, dogbane, hoa bách hợp ở Lan Châu, trà Lũng Nam, dược liệu ở Lũng Tây, thịt dê tơ thiến, nước sông băng, cát ngũ sắc, rượu nho, trà Cái Uyển, đông trùng hạ thảo ở Cam Nam.

13 bảo vật của con đường tơ lụa trên biển bao gồm: tơ lụa Hàng Châu, trân châu Bắc Hải, hương liệu Tây Vực, đồ sứ Tuyền Châu, dimsum Quảng Đông, rượu Hải Nam, dược liệu Quảng Tây, trà Vân Nam, hoa nhài Phúc Châu, ẩm thực Triều Châu, cà phê Hải Nam, trà Cao Sơn, tổ yến Nam Dương.

13 bảo vật của Con đường tơ lụa trên đất liền

 

1. Rượu Tửu Tuyền: 

Cái tên Tửu Tuyền được bắt nguồn bởi một chữ “Tửu” (rượu). Trong bài “Nguyệt hạ độc chước”, nhà thơ Lý Bạch viết: “Thiên nhược bất ái tửu, tửu tinh bất tại thiên. Địa nhược bất ái tửu, địa ưng vô tửu tuyền.” (nghĩa là nếu trời không thích rượu, thì hẳn sao rượu (tửu tinh) đã không có ở trên trời; và nếu đất không thích rượu, thì hẳn suối rượu (tửu tuyền) đã không có trên mặt đất). 

Việc sản xuất rượu Tửu Tuyền có thể duy trì được doanh thu khả quan bởi vì người ta luôn dùng nước sông băng (ở núi Kỳ Liên) và lúa mì cao cấp, bắp, diêm mạch, trái cây,… ở địa phương để ủ rượu.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 2.

2. Dưa Qua Châu: 

Vào thời Hạ, Thương, Chu, Đôn Hoàng thuộc châu Cổ Qua. Bởi vì nơi này trồng ra các loại dưa hấu ngon nên ngày xưa người ta còn gọi là Qua Châu (“qua” có nghĩa là “dưa”). Về Qua Châu, có thuyết kể rằng: Năm ấy, quốc vương nước Đào Hòe được mời tham gia hội nghị bàn đào của Tây Vương Mẫu, ông ta đã dâng tặng Tây Vương Mẫu một giống dưa, sau khi ăn, Tây Vương Mẫu không ngớt lời khen, sau đó còn tặng quốc vương nước Đào Hòe năm quả đào tiên. Bởi vì nước Đào Hòe nằm ở phía Tây của Thông Lĩnh, nên họ gọi dưa này là “dưa tây” (tây qua). 

3. Ly Dạ Quang: 

Ly Dạ Quang là là một nét biểu trưng của Cam Túc. Ly Dạ Quang là một món đồ dùng để uống rượu vừa nổi tiếng vừa quý giá. Khi rót rượu vào ly, để dưới ánh trăng, trong ly sẽ phát ra ánh sáng lấp lánh, từ đó mà thành tên của loại ly đặc biệt này.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 3.

4. La bố ma: 

Loài cây này được biết đến là một phần của Đôn Hoàng tam bảo, Đôn Hoàng bát quái và Nguyệt Nha tuyền tam bảo. Từ gốc đến ngọn của la bố ma đều có những công dụng tuyệt vời, như lá có thể làm trà dưỡng sinh bồi bổ cơ thể, sợi gai có thể dệt vải kháng mùi kháng khuẩn, thân có thể làm thuốc. 

Dân gian Tây Vực có câu nói thế này: “Tam cao (huyết áp cao, mỡ trong máu cao, đường huyết cao) không phải sợ, thường ngày uống la bố ma là được” còn có “cao huyết áp không đáng sợ, một năm ba cân (1,5 kg) là được”. Tại Đôn Hoàng còn có câu: “Trong Đôn Hoàng bát quái, ai cũng yêu thích la bố ma cả”.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 4.

5. Hoa bách hợp ở Lan Châu: 

Hoa bách hợp là “đặc sản” của thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Hoa bách hợp ở Lan Châu thuộc chủng hoa loa kèn, hoa vừa thơm vừa đẹp, màu sáng, tinh khiết như ngọc, là cực phẩm của các giống hoa bách hợp, đồng thời là giống bách hợp có vị ngọt duy nhất của toàn Trung Quốc. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 5.

6. Trà Lũng Nam: 

Trà Lũng Nam là sản phẩm nông sản đặc trưng của Trung Quốc. Lũng Nam nằm ở khu vực rìa phía bắc của vùng sản xuất trà Giang Bắc, Trung Quốc, là nơi sản xuất lá trà duy nhất ở Cam Túc, từ thời Tống và Minh Thanh đã là khu vực buôn bán trọng yếu. 

Trà Lũng Nam thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm và ôn đới ẩm của vùng Bắc Á: nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, đủ ánh sáng và nguồn tài nguyên nước dồi dào, rất thích hợp cho việc trồng cây trà. Trà Lũng Nam có các đặc điểm như: búp và lá nặng, hàm lượng trà phong phú, hương thơm, ít bọt,… 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 6.

7. Dược liệu ở Lũng Tây: 

Tài nguyên dược liệu ở Cam Túc vô cùng phong phú, Lũng Tây được mệnh danh là “Quê hương dược liệu ngàn năm” và “Kinh đô dược liệu phía Tây Bắc”. Nơi đây có 313 loại dược liệu (có cả đảng sâm, hoàng kỳ đỏ, sài hồ, đại hoàng, sinh địa, đương quy,…), là một trong những khu vực quan trọng của “vị thuốc chính hiệu” ở Trung Quốc. 

Sản lượng dược liệu ở Lũng Tây chiếm trên 20% tổng sản lượng dược liệu cả nước, trong đó, sản lượng đảng sâm trắng chiếm trên 70% thị trường toàn quốc. Lũng Tây là nơi phân phối, tích trữ, vận chuyển dược liệu, liên thông thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

8. Thịt dê tơ thiến: 

Cam Túc là một tỉnh ăn thịt dê lớn, được bao quanh bởi các tỉnh ăn thịt dê khác, bao gồm: Tân Cương, Thanh Hải, Ninh Hạ và Nội Mông. Dê ở đây đa phần là ăn cỏ mà lớn, thịt dê được chọn nhiều nhất là dê tơ (dê đực) sau khi thiến từ 45 đến 90 ngày. 

Vùng Cam Túc có núi cao vực sâu, khô hạn ít mưa, hàm lượng nước trong cỏ thấp, nên dê ở vùng này vừa béo khỏe lại có dinh dưỡng cao. Thịt dê bốc tay tương truyền đã có ngàn năm lịch sử, vốn được đặt tên theo việc ăn bốc. 

9. Nước sông băng: 

Sông băng núi Kỳ Liên tức chỉ các dòng sông băng phân bố ở núi Kỳ Liên. Đây là nguồn nước quan trọng của khu vực hoang mạc và bán hoang mạc Hà Tây, đồng thời cũng là nguồn thủy lực của các trạm điện ở hạ lưu. Nước sông băng ở núi Kỳ Liên là một trong số ít các nguồn nước hợp tiêu chuẩn, có vai trò quan trọng trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước này.

10. Cát ngũ sắc: 

Cát ngũ sắc là một phần của Đôn Hoàng tam bảo, Nguyệt Nha tuyền tam bảo và Đôn Hoàng bát quái. Điều trị bằng cát ngũ sắc là một nét dưỡng sinh đặc biệt ở Đôn Hoàng, đồng thời là di sản văn hóa phi vật thể – liệu pháp dân gian truyền thống trong việc phòng và điều trị bệnh phong tê thấp. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 7.

11. Rượu nho: 

Nhiều nhà lịch sử học cho rằng Ba Tư là quốc gia sản xuất rượu nho sớm nhất, sau đó từ Ba Tư, Ai Cập truyền đến Hi Lạp, La Mã, Pháp; lại từ Hi Lạp, Ý, Pháp truyền đến các quốc gia khác ở châu Âu. 

Vào thời Hán, Trương Khiên đi theo con đường tơ lụa đến phương Tây, mang về hạt nho và công thức ủ rượu, mở đầu cho lịch sử sản xuất rượu nho ở Trung Quốc. Sự kết hợp độc đáo của khí hậu các sông băng và sa mạc dọc con đường tơ lụa đã làm cho các giống nho phát huy hết đặc tính của chúng. Các chuyên gia nước ngoài cho rằng Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ là các khu vực phát triển hoàng kim của nho và rượu nho. 

12. Trà Cái Uyển: 

Trà Cái Uyển là một loại trà phổ biến được người dân dân tộc Hồi yêu thích. Cái Uyển còn được gọi là “tam pháo đài”, ở giữa là chén, phía trên có nắp, bên dưới có khay, chén đựng trà có miệng to, đáy nhỏ, vô cùng đẹp mắt. Mỗi khi những ngày hè oi bức đến, rất nhiều người dân tộc Hồi cảm thấy rằng, uống trà Cái Uyển còn đã khát hơn cả ăn dưa hấu. 

Khi những ngày đông lạnh buốt đến, mỗi buổi sáng người dân tộc Hồi sẽ ngồi quay quần bên bếp lửa, hoặc là nướng vài cái bánh bao, hoặc là ăn vài cái bánh quai chèo, dù thế nào cũng phải “xơi” vài cốc trà. Tuổi thọ trung bình của người dân tộc Hồi ở Ninh Hạ cao, có vẻ cũng là do thói quen ăn uống lành mạnh của họ, mà đặt biệt là thói quen uống trà Cái Uyển này.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 8.

13. Đông trùng hạ thảo ở Cam Nam: 

Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là trùng thảo là dược liệu quý và nổi tiếng của Trung Quốc. Hàm lượng dinh dưỡng có trong đông trùng hạ thảo rất cao (sánh ngang với nhân sâm), có thể dùng làm thuốc, cũng có thể dùng làm thực phẩm – một món ăn cao cấp. 

Đông trùng hạ thảo của Cam Nam chủ yếu phân bố ở vùng đồng cỏ cao nguyên ba huyện Mã Khúc, Lục Khúc, Hạ Hà, có chiều cao từ 3000 – 3600 so với mực nước biển. Sản lượng mỗi năm từ 1 – 1.5 tấn, tầm ngày 10 tháng 4 hàng năm có vụ mùa mới.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 9.

 

13 bảo vật của Con đường tơ lụa trên biển

 

1. Tơ lụa Hàng Châu: 

Tơ lụa là đặc sản của Hàng Châu (Chiết Giang). Tơ lụa Hàng Châu chất nhẹ, mềm mại, có màu đẹp, chiếm một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp dệt tơ truyền thông của Trung Quốc. Hai câu thơ: “Tay áo lụa kia tỏa ánh hồng/Cờ xanh rượu ủ bóng lê hoa” của nhà thơ Bạch Cư Dị một lần nữa đã khẳng định chất lượng của tơ lụa Hàng Châu.

Những thước lụa có lịch sử 4700 năm vừa được khai quật ở Lương Chử đủ để nói lên lịch sử lâu đời của loại tơ lụa nổi tiếng này. Bên cạnh đó, có thể nói những làng dệt cổ nằm san sát nhau ở Thanh Hà Phường là nhân chứng chứng minh cho sự phồn vinh của ngành dệt lụa khi xưa.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 10.

2. Trân châu Bắc Hải: 

Trân châu Bắc Hải ở đây chính là trân châu Hợp Phố nổi tiếng một thời, về cơ bản thì 2 loại trân châu này giống nhau, không có gì khác biệt, và được gọi chung là Nam Châu, nổi tiếng nhất có lẽ là trân châu Kim Hà Bắc Hải.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 11.

3. Hương liệu Tây Vực: 

Các loại hương liệu hiện nay chúng ta dùng vốn không được sản xuất trực tiếp từ Trung Quốc, mà đến từ các nước phía Tây Vực xa xôi. Trước thời nhà Tống, ngoại trừ những hương liệu được tiến cống, thì nguồn hương liệu khá có hạn, và hương liệu cũng không phong phú.

Thời ấy, hương được coi như một vật xa xỉ, chỉ những lúc cần tế bái hay tổ chức các nghi lễ tôn giáo thì mới sử dụng. Kể từ thời Tống – Minh, trên cơ sở tiến cống, mối quan hệ giao dịch thương mại với nước ngoài cũng được mở rộng. Các loại hương liệu du nhập vào Trung Quốc qua đường biển ngày càng nhiều và dần dần thịnh hành trong dân gian. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 12.

4. Đồ sứ Tuyền Châu: 

Thời nhà Đường, theo sự phát triển của những con đường ngoại thương với nước ngoài, nghề gốm sứ ở Tuyền Châu cũng theo đó mà phát triển mạnh mẽ. 

Đến thời Tống – Nguyên, do sự phát triển của cảng Tuyền Châu mà con đường tơ lụa trên biển cũng dần dần được hình thành, sự giao thoa văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài cũng dần tăng lên theo từng ngày, nghề làm gốm sứ ở Tuyền Châu cũng ngày một phồn vinh. Sứ xanh Tuyền Châu, sứ trắng xanh, sứ men đen là những “mặt hàng xuất khẩu best-seller” của thời bấy giờ. 

Bước vào thời Minh – Thanh, thời kỳ của đồ gốm tráng men Thanh Hoa, gốm Thanh Hoa được sản xuất ở Tuyền Châu có chất lượng cực kì tốt, nhanh chóng trở thành một mặt hàng ưa thích của các nước ở Đông Nam Á, Châu Âu và Châu Phi.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 13.

5. Dimsum Quảng Đông: 

Dimsum Quảng Đông có hơn 1000 loại, là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Hán. Ban đầu, các món dimsum này là sự kết hợp độc đáo của các loại thủy hải sản, cùng các đặc sản khác của địa phương. Sau này, người ta cho thêm các nguyên liệu của phương Tây và dần dần hình thành nên các món dimsum mà ngày nay chúng ta thường ăn.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 14.

6. Rượu Hải Nam: 

Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, nhiều loại rượu ở Hải Nam cũng dần dần biến mất. Xưa kia, trên đảo Hải Nam có rất nhiều rượu, và văn hóa rượu ở đây cũng khá phong phú. Những nguyên liệu nấu rượu ở đây đều là những nguyên liệu có sẵn trên đảo. Rượu Hải Nam có nhiều loại đa dạng và có vị ngọt nhẹ. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 15.

7. Dược liệu Quảng Tây: 

Quảng Tây có tổng cộng 4632 loại dược liệu, là kho dược liệu lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trong đó, la hán quả, đại hồi, vỏ quế, bột sắn dây, xuyên tâm liên, đậu mèo chủ yếu tập trung ở Quế Lâm. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 16.

8. Trà Vân Nam: 

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng điều kiện tự nhiên ưu việt, cùng với lịch sử làm trà lâu đời, Vân Nam được xem là trung tâm sản xuất trà của thế giới với những loại trà trứ danh. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 17.

9. Hoa nhài Phúc Châu: 

Hoa nhài Phúc Châu là đặc sản của Phúc Kiến. Hoa nhài Phúc Châu khi “chín” căng mọng, trắng muốt, tỏa hương thơm ngát. Đặc biệt nhất là hoa nhài cánh đơn Trường Lạc – giống hoa có hơn 2000 năm lịch sử trồng trọt, hương hoa nồng nàn, lâu phai, là giống hoa độc đáo của Phúc Châu.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 18.

10. Ẩm thực Triều Châu: 

Ẩm thực Triều Châu là một hệ thống ẩm thực lớn; là đại diện và cũng là nhánh chính của nền ẩm thực Quảng Đông. Các món ăn của Triều Châu có tuổi đời hàng nghìn năm lịch sử, nhờ vào “sắc, hương, vị, hình”, nguyên liệu được chọn lựa kỹ càng, gia vị đa dạng, Trung – Tây kết hợp, hương vị tươi ngon mà nổi danh khắp trong và ngoài nước. 

Một số món Triều Châu nổi tiếng có thể kể đến canh sườn khổ qua, thịt heo xào cải làn, thịt đông, hải sản hấp kiểu Triều Châu,…

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 19.

11. Cà phê Hải Nam: 

Chất lượng của cà phê Hải Nam không thua kém gì cà phê Nam Mỹ trứ danh thế giới. Vị của cà phê Hải Nam đậm nhưng không đắng như những loại cà phê của Nam Mỹ, Ấn Độ hay Châu Phi; cà phê thơm nhưng không nồng, lại còn có một ít vị của trái cây, vô cùng độc đáo, là loại cà phê chất lượng cao.  

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 20.

12. Trà Cao Sơn: 

Trà Cao Sơn là tên gọi chung của các loại trà được trồng ở những vùng núi cao. Chỉ cần nơi đó có núi cao, nơi đó trồng được trà thì đều có thể có trà Cao Sơn. Về việc trà trồng ở độ cao bao nhiêu thì được xem là trà Cao Sơn đến hiện tại vẫn chưa có kết luận cụ thể. Nhưng người ta thường cho rằng những lá trà được trồng trong những vườn trà có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển thì được xem là trà Cao Sơn. 

Đài Loan có độ cao tối đa so với mực nước biển là 2600m, trà Cao Sơn ở đó có vị đặc trưng, nên được xem là biểu tượng cho những lá trà chất lượng cao. Vì thế mới có câu nói: “Núi cao mới có trà ngon”.

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 21.

13. Tổ yến Nam Dương: 

Tổ yến và những công dụng của nó thì chắc không còn xa lạ nữa nhỉ? Đây được xem là bảo vật thứ 13 của con đường tơ lụa trên biển. Yến thường xây tổ ở phía đông Trung Quốc (trong đó, khu vực Philippines có rất nhiều tổ yến) và trong những hang động trên những hòn đảo hoang phía tây Trung Quốc, gần bờ biển Myanmar. 

Tổ yến phân bố chủ yếu ở vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, khu vực Sandakan, Singapore, Thái Lan cũng như các hòn đảo ở vùng biển Trung Quốc. 

Bí mật về 13 bảo vật của Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, nghe kể từng thứ mà trầm trồ thích thú, mở mang tầm nhìn - Ảnh 22.

Theo Afamily

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.

TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh cho con người. Qua tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc, góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người.