Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Các nhà khoa học đọc được lá thư 300 tuổi mà không...

Các nhà khoa học đọc được lá thư 300 tuổi mà không cần mở

Nội dung trong một lá thư viết tay 300 tuổi đã được các nhà khoa học đọc nội dung mà không cần phải mở lá thư ra. Kỹ thuật được họ sử dụng hứa hẹn sẽ giúp mở khóa những "báu vật" lịch sử được niêm phong trong những bức thư cổ mà vẫn giữ nguyên trạng bức thư.

Lá thư này được viết vào ngày 31 tháng 7 năm 1697 bởi Jacques Sennacques. Nội dung lá thư chỉ đơn giản là Sennacques hỏi xin anh họ là Pierre Le Pers – một thương gia người Pháp sống ở The Hague, một bản sao được chứng thực giấy chứng tử của Daniel Le Pers.

Lá thư này được viết vào ngày 31 tháng 7 năm 1697 bởi Jacques Sennacques

Bức thư của Sennacques được gói bằng một kỹ thuật gọi là “khóa thư” (letterlocking) – một kỹ thuật gấp thư phức tạp và được niêm phong bằng sáp. Kỹ thuật này được sử dụng trên toàn thế giới để bảo quản thư trước khi người ta phát minh ra bì thư. Đây cũng giống như một phương pháp bảo mật cổ, bức thư sẽ không thể được mở ra nếu không làm rách nó. Nếu vết rách xuất hiện thì đây là dấu hiệu cho thấy nó đã được mở và nội dung có thể bị giả mạo, thay đổi trước khi đến tay người nhận.

Một kiểu khóa thư được sử dụng tại Anh năm 1587.

Jana Dambrogio – một trong những tác giả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications cho biết: “Khóa thư là hoạt động hàng ngày, đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, xuyên suốt nhiều nền văn hóa, biên giới và tần lớp xã hội.”

Kỹ thuật “khóa thư” đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của kỹ thuật bảo mật. Kỹ thuật này đã sớm xuất hiện trên những bức thư được lưu trữ ở Kho lưu trữ bí mật tại Vatican từ năm 1494. Để đọc nội dung thì các nhà nghiên cứu có thể mở lá thư ra nhưng họ muốn bảo tồn tất cả các nếp gấp.

Mặc dù kỹ thuật đặc sắc này đã dần bị thay thế từ những năm 1830 với sự ra đời của những chiếc phong bì được sản xuất hàng loạt, nhưng gần đây nó đã khơi gợi một ý tưởng mới trong các học giả.

Họ đã phải đối mặt với một vấn đề: Làm thế nào để bạn có thể đọc được nội dung của những bức thư như vậy mà không làm hỏng vĩnh viễn những mảnh ghép lịch sử vô giá?

Kỹ thuật khóa thư đóng một vai trò không thể thiếu trong việc bảo mật thông tin liên lạc bằng vật lý trước thời đại của mật mã kỹ thuật số hiện đại

Các nhà nghiên cứu đến từ viện MIT và trường King’s College London đã dùng máy chụp tia X được thiết kế cho nha khoa để tạo ra các bản quét 3D phân giải cao, cho thấy chính xác cách tờ giấy được gấp. Sau đó, họ sử dụng một thuật toán tự động tạo ra hình ảnh dễ đọc về nội dung của bức thư và các nếp gấp. Theo giải thích của nhóm nghiên cứu thì việc mở ảo bức thư bằng các kỹ thuật như chụp CT là để tái tạo 3D bức thư và dùng thuật toán để tái tạo 2D bức thư, thể hiện nó như ở trạng thái phẳng, hình ảnh phẳng cả 2 mặt bức thư và nếp gấp.

Các nhà nghiên cứu đến từ viện MIT và trường King's College London đã dùng máy chụp tia X được thiết kế cho nha khoa để tạo ra các bản quét 3D phân giải cao

Các thuật toán máy tính đã được sử dụng thành công trọng việc tái tạo và đọc nội dung của những tài liệu, sách được cuộn tròn với 1 hoặc 2 nếp gấp. Tuy nhiên, độ phức tạp của kỹ thuật gấp khóa thư đặt ra những thách thức với các thuật toán này.

Như bức thư tay của Jacques Sennacques nói trên là một trong những bức thư thuộc bộ sưu tập Brienne Colelction, chiếc hòm gỗ này thuộc về một người quản thư tại châu Âu chứa 3148 vật phẩm trong đó bao gồm 577 lá thư chưa từng được mở xem. Nhóm nghiên cứu đã mở được nhiều lá thư trong số này bằng các kỹ thuật mới và họ tin rằng có thể áp dụng để mở nhiều loại thư khác. Chẳng hạn như những vật phẩm chưa được mở trong số 160 ngàn bức thư hiện đang được lưu giữ tại Prize Papers – kho lưu giữ các tài liệu được Anh quốc tịch thu được từ tàu chiến địch giữa thế kỷ 17 và 19. Trước khi có sự hỗ trợ bởi máy móc và thuật toán thì các nhà nghiên cứu chỉ có thể biết được tên người nhận viết bên ngoài bức thư.

Kỹ thuật mở khóa thư mới này đã mở ra cánh cửa mới cho hàng loạt các nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó phải kể đến lịch sử, bảo mật thư tín, xã hội học, kinh tế tài chính…, đặc biệt, giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận được với nguồn tài liệu khổng lồ chưa được khai thác từ các trung tâm lưu trữ trên khắp thế giới.

Theo Tinh Tế

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.