Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Ra mắt Mạng lưới kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo

Ra mắt Mạng lưới kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo

Mạng lưới được điều hành bởi 21 chủ tịch là Việt kiều, thu hút các chuyên gia công nghệ, trí thức kiều bào Việt Nam xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Chiều 4/12, Mạng lưới các Hội trí thức kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo và thương mại hoá công nghệ đã ra mắt trong khuôn khổ hội thảo “Kết nối chuyên gia kiều bào với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia”. Sự kiện do Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam tại nước ngoài, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức.

Tại sự kiện Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng kỳ vọng sự ra đời của Mạng lưới sẽ giúp thúc đẩy kết nối trí tuệ của lực lượng chuyên gia, trí thức người Việt tại nước ngoài, tối ưu hóa nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Mộc Nhiên

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Mộc Nhiên

Ông Tùng cho biết, mạng lưới có hai định hướng chính. Một là thông tin đầy đủ, cập nhật về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đến cộng đồng trí thức người Việt ở nước ngoài. Ở chiều ngược lại, thông tin về các thế mạnh của chuyên gia, trí thức kiều bào cũng được tập hợp và công bố để hướng tới các hoạt động liên kết tiềm năng. “Mong những hiểu biết, tri thức, công nghệ của người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được đưa về nước để phát triển kinh tế xã hội”, thứ trưởng nói.

Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, mạng lưới được hình thành với sự nỗ lực của nhiều bên liên quan, trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm việc với Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam tại nước ngoài triển khai chương trình Cố vấn khởi nghiệp toàn cầu. Chương trình thu hút hơn 50 chuyên gia đăng kí tham dự với tư cách “cố vấn” và 62 startup đăng kí tham gia với tư cách “người được cố vấn”. Từ đó hình thành mạng lưới kiều bào hỗ trợ với hình thức “Mạng lưới các Hội trí thức hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ”.

Mạng lưới sẽ thu hút các chuyên gia công nghệ, trí thức kiều bào Việt Nam trên thế giới. Hiện đã có 21 vị chủ tịch các Hội tri thức người Việt ở nước ngoài, đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia. Mạng lưới sẽ kết nối với các tổ chức, hiệp hội trong nước, đưa ra các khuyến nghị, sáng kiến cho Việt Nam và từng địa phương trong việc ứng dụng công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ cho sự phục hồi, tăng tốc, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Các thành viên cũng thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ công nghệ, phát triển thị trường của các làng công nghệ của Techfest và đánh giá khả năng đáp ứng tại thị trường ở nước ngoài thông qua đầu mối là các hội trí thức. Một cơ sở dữ liệu chung về đổi mới sáng tạo và thương mại hoá sản phẩm công nghệ sẽ được tạo lập. Đối với từng lĩnh vực công nghệ sẽ có nhóm kết nối cố vấn, hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

PGS.TS Phạm Thị Tuyết, Trưởng làng Công nghệ Tài chính (Fintech) của Techfest 2021 mong muốn các trí thức kiều bào sẽ đề xuất với Chính phủ xây dựng khung pháp lý cho Fintech. Hiện các startup Fintech đang gặp nhiều khó khăn khi triển khai các ý tưởng kinh doanh.

“Ý tưởng càng mới, càng sáng tạo càng khó triển khai do không có khung pháp lý”, bà Tuyết nói và cho rằng cần đẩy nhanh cơ chế thử nghiệm sandbox ở các lĩnh vực để thúc đẩy các startup phát triển.

Theo bà Tuyết, mạng lưới trí thức Việt kiều có thế mạnh là hệ thống các chuyên gia, nếu các chuyên gia này tham gia vào đào tạo các chương trình chuyên sâu cho các startup, thì hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước sẽ rất phát triển.

Các đại biểu thảo luận tại sự kiện. Ảnh: Mộc Nhiên

Các đại biểu thảo luận tại sự kiện. Ảnh: Mộc Nhiên

TS Hoàng Thị Bạch Dương, Trưởng làng Công nghệ Y tế và Giải pháp sáng tạo chăm sóc sức khoẻ Techfest 2021 mong muốn các trí thức kiều bào sẽ có các hình thức hỗ trợ các startup trong nước để họ có hướng đi rõ ràng, đúng hướng hơn, hành trình tới đích sẽ nhanh hơn.

Bà cũng đề xuất, nên tận dụng lợi thế văn phòng nước ngoài tại Việt Nam tìm kiếm, kết nối chuyên gia trình độ cao, hình thành mạng lưới vững chắc.

GS Lê Bảo Long, Chủ tịch Mạng lưới chuyên gia công nghệ và phát triển kinh tế Canada đề xuất, cần kết nối chuyên gia bên ngoài mạng lưới để hỗ trợ các startup trong nước, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Bước đầu tiên, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp startup trong nước với nhu cầu cụ thể và cập nhật thường xuyên. Từ dữ liệu này, mạng lưới sẽ kết nối với các chuyên gia phù hợp, các doanh nghiệp có nhu cầu.

Hiện Việt Nam có 3.800 startup với 11 startup được định giá trên 100 triệu USD như Momo, Tii, Tppica Edtech… Năm 2021 có trên 1 tỷ USD đầu tư với 208 quỹ đầu tư đang hoạt động. Để hỗ trợ các startup, một hệ sinh thái được hình thành với 108 tổ chức thúc đẩy kinh doanh/cơ sở ươm tạo và 138 trường đại học/cao đẳng tổ chức về hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.