Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Dự án “Nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho cộng đồng yếu thế” được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Abdul Rohman và Thạc sĩ Võ Thị Diễm Trang đến từ Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam. Diễn ra từ tháng 6 đến tháng 12/2023 với sự tài trợ của Traveloka, mục tiêu chính của dự án là giúp người khuyết tật tiếp cận thế giới kỹ thuật số một cách bình đẳng, an toàn, đạt lợi ích tối đa.

Tiến sĩ Rohman nhấn mạnh: “Trong thời đại mà hầu hết chúng ta đều dán mắt vào điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh hay các công nghệ số khác, thật dễ dàng quên rằng có những người trong xã hội vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc kết nối với thế giới xung quanh”.

“Người khuyết tật thường gặp khó khăn về tài chính khi mua sắm các thiết bị kỹ thuật số. Các ứng dụng và thiết bị cũng thường thiếu các tính năng giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng. Những vấn đề xung quanh quyền riêng tư và vi phạm an ninh cá nhân bắt nguồn từ thời đại AI càng làm mọi thứ trở nên phức tạp hơn”, vị chuyên gia này nói thêm.

Kiến thức kỹ thuật số cho người khuyết tật

Cải thiện cơ sở hạ tầng kết nối internet và truy cập vào các thiết bị kỹ thuật số là điểm khởi đầu hợp lý để thu hẹp khoảng cách số hiện tại. Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng không kém là trang bị cho người khuyết tật kỹ năng số để họ có thể bảo vệ bản thân trong không gian số.

Tiến sĩ Rohman cho biết: “Nhiều người có thể thờ ơ hoặc lơ là với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong khi nhiều người khuyết tật thậm chí còn không thể tiếp cận những kỹ năng như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với rủi ro do hoàn cảnh chứ không phải do lựa chọn của cá nhân họ”.

Trong khuôn khổ Dự án Nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho cộng đồng yếu thế, 27 người khuyết tật đã được tuyển chọn tham gia các buổi tập huấn cho người hướng dẫn (Training of Trainers) để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng lãnh đạo và gắn kết cộng đồng, giúp họ có thể phổ biến kỹ năng sử dụng kỹ thuật số cho những người khuyết tật khác trong cộng đồng địa phương của họ.

Sau đó, những “đại sứ” này đã tiến hành các buổi tập huấn cộng đồng (Training of Communities) về kiến thức kỹ thuật số cho gần 400 người khuyết tật khác, giúp họ tự tin điều hướng trong không gian số, quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả và bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của bản thân.

Một buổi tập huấn cho người hướng dẫn với sự tham gia của 12 người khuyết tật đến từ Hà Nội và các địa phương lân cận vào tháng 7/2023 (Ảnh do nhóm dự án RMIT cung cấp).Một buổi tập huấn cho người hướng dẫn với sự tham gia của 12 người khuyết tật đến từ Hà Nội và các địa phương lân cận vào tháng 7/2023 (Ảnh do nhóm dự án RMIT cung cấp).

Nhiều người tham gia chia sẻ sự phấn khích và nhấn mạnh rằng buổi tập huấn giúp họ cảnh giác hơn khi tham gia vào không gian mạng. “Nhờ tham gia tập huấn mà tôi đã học được nhiều kiến thức mới và cũng khá bất ngờ về các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Từ giờ trở đi tôi sẽ thận trọng hơn khi cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội”, một người khiếm thị cho biết.

Định hình chính sách, thúc đẩy hòa nhập

Không chỉ bó hẹp trong hoạt động đào tạo, dự án còn thực hiện nghiên cứu dựa trên 35 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các lãnh đạo hội người khuyết tật và phỏng vấn nhóm tập trung với người khuyết tật sinh sống tại 23 tỉnh thành ở Việt Nam.

Những hiểu biết sâu sắc thu được là cơ sở cho chuỗi đối thoại chính sách tại Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của đại diện các bộ ngành chính phủ và các tổ chức liên kết với hội người khuyết tật ở từng địa phương.

Tại các buổi đối thoại này, đại diện các bên liên quan khác nhau đã thảo luận về những quan ngại và thách thức về công nghệ cũng như tác động của chúng đến người khuyết tật.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Trung tâm thông tin và giám sát điều hành thông minh TP. Đà Nẵng chia sẻ quan sát rằng một số trang web và nền tảng trực tuyến của các sở, cơ quan trực thuộc thành phố đã tích hợp tính năng thân thiện với người khuyết tật như điều chỉnh cỡ chữ, chuyển đổi văn bản thành giọng nói và sách nói được thiết kế riêng cho người khiếm thị.

Tuy nhiên, các cổng thông tin như vậy vẫn còn rất ít. Do vậy, ông Quốc kêu gọi các bên liên quan không được bỏ qua những thách thức cần giải quyết để người khuyết tật có thể khai thác công nghệ thông tin và số hóa hiệu quả hơn.

Các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận thông tin và sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình.

Một buổi đối thoại chính sách tại TP. Đà Nẵng vào tháng 10/2023 (Ảnh do nhóm dự án RMIT cung cấp).

Một buổi đối thoại chính sách tại TP. Đà Nẵng vào tháng 10/2023 (Ảnh do nhóm dự án RMIT cung cấp).

Chị Nguyễn Thu Phương, trợ lý nghiên cứu Đại học RMIT đồng thời là thành viên của một hội người khuyết tật ở Hà Nội, nêu bật kết quả tích cực từ buổi đối thoại chính sách tại Đà Nẵng. Sau buổi đối thoại này, Ủy ban nhân dân thành phố đã nhanh chóng có công văn gửi các sở liên quan để tìm hiểu và triển khai thực hiện các kiến nghị được đề ra.

Những kiến nghị này bao gồm việc lập danh sách thống kê các cơ sở khách sạn, bệnh viện và nhà hàng dễ tiếp cận với người khuyết tật, tích hợp phần mềm bệnh viện với các tính năng hỗ trợ người khuyết tật như đọc màn hình hoặc khuếch đại âm thanh, v.v.

“Điều này cho thấy các cuộc đối thoại chính sách mở đang góp phần thúc đẩy tiến bộ. Đây có thể là diễn đàn hiệu quả để tiếng nói của người khuyết tật được lắng nghe và chuyển thành hành động nhằm tạo ra thay đổi tích cực”, chị Phương nói.

Bước tiếp theo: Chinh phục AI

Mặc dù đã có bước tiến nhất định nhưng hành trình thúc đẩy tiến bộ vẫn phải tiếp diễn. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến, nhóm nghiên cứu RMIT nhấn mạnh đến yêu cầu phải đảm bảo rằng công nghệ đột phá này sẽ không làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật.

“Giống như nhiều công nghệ khác, các công nghệ dựa trên AI thường khó tiếp cận và có giá cao đối với người khuyết tật. Những người có thể truy cập và đủ khả năng chi trả cho những công nghệ này thì thường không nhận thức được mình phải đánh đổi bằng dữ liệu cá nhân ra sao”, Tiến sĩ Rohman nói.

Ông đánh giá rằng nhiều công nghệ dựa trên AI ra đời mà không hề cân nhắc đến khả năng tiếp cận cho người khuyết tật từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn người dùng cuối. Chúng còn dựa trên các quy chuẩn “thông thường” để xử lý dữ liệu, khiến người khuyết tật càng trở nên yếu thế hơn.

Vị chuyên gia này kết luận: “Mặc dù cách giải quyết dễ nhất là đa dạng hóa nguồn dữ liệu đầu vào để phát triển ứng dụng, giải pháp ý nghĩa hơn cả là mời người khuyết tật tham gia vào từng giai đoạn phát triển sản phẩm – thay vì chỉ hỗ trợ họ như một yêu cầu phát sinh sau này”.

Theo Báo Tiền Phong

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.