Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sử dụng khí...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sử dụng khí CO2 để ức chế nấm mốc trong lúa gạo

Một số nhà sản xuất và cung ứng nông sản trong nước đang sử dụng các chất bảo quản hóa học để kiểm soát nhiễm nấm mốc và mọt…
Đánh giá khả năng kìm hãm của các yếu tố lên sự sinh trưởng và sinh độc tố.
Đánh giá khả năng kìm hãm của các yếu tố lên sự sinh trưởng và sinh độc tố.

Với mục tiêu thay thế các chất bảo quản hóa học trong việc bảo quản lúa gạo, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TPHCM đã tìm ra một giải pháp an toàn và hiệu quả cao, đó là sử dụng khí CO2 để ức chế nấm mốc sinh độc tố.

Lúa, gạo và độc tố nấm mốc

Để bảo quản lúa gạo, một số nhà sản xuất và cung ứng nông sản trong nước đang sử dụng các chất bảo quản hóa học như để kiểm soát nhiễm nấm mốc và mọt… Tuy nhiên, việc sử dụng các chất này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường.

Tại Việt Nam, quá trình bảo quản lúa, gạo của bà con nông dân vẫn chủ yếu thực hiện bằng phương pháp sấy khô hoặc để ở nhiệt độ môi trường thường. Phương pháp này vẫn dễ sinh nấm mốc, do nấm mốc có thể phát triển trong một môi trường ẩm ướt và ấm áp. Đồng thời nếu quá trình sấy khô không bảo đảm hoàn toàn, nấm mốc vẫn có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng.

Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TPHCM đã sử dụng phương pháp ứng dụng khí CO2 trong việc ngăn chặn nấm mốc sinh độc tố gây hại. Phương pháp này giúp hạn chế sự tăng trưởng của nấm mốc và giảm hàm lượng độc tố do chúng gây ra trong lúa trong suốt quá trình bảo quản.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu, đánh giá tổn thất lúa, gạo trong quá trình sản xuất của các công ty, doanh nghiệp và hộ nông dân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Qua đó, tiến hành phân lập và nhận diện các loài nấm mốc cũng như loại độc tố thường hiện diện trong lúa, gạo. Nhóm nhận thấy có 12 nhóm/loài nấm mốc.

Trong đó, Fusarium proliferatum (Fumonisin B1) xuất hiện thường xuyên nhất (36%) và Aspergillus flavus (aflatoxin B1) (11%). Đây là 2 loài nấm mốc nguy hiểm, sinh độc tố cao, thường hiện diện trong lúa/gạo, gây ung thư gan và thận đến cho con người. Trong đó, aflatoxin B1 chiếm 31% trong các mẫu lúa trong quá trình bảo quản còn Fumonisin B1 chiếm đến 60% trong các mẫu lúa có độ ẩm cao.

Để đánh giá khả năng tăng trưởng và sinh độc tố của 2 loài này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ở các độ ẩm và nhiệt độ khác nhau. Thông qua 2 điều kiện này sẽ biết được độ ẩm và nhiệt độ nào cả 2 loài tăng trưởng và sinh độc tố mạnh nhất và điều kiện nào nấm mốc sẽ không tăng trưởng và sinh độc tố.

Đối với nhiệt độ và độ ẩm không kìm hãm được sự tăng trưởng và sinh độc tố, nhóm tiến hành sử dụng khí để kìm hãm/ức chế. Nói cách khác, ở các độ ẩm và nhiệt độ nấm mốc sinh trưởng mạnh nhất, nhóm tiến hành sử dụng khí CO2 để hạn chế sự tăng trưởng và sinh độc tố.

Kìm hãm, ức chế sự tăng trưởng của nấm mốc

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khí CO2 để kìm hãm/ức chế sự tăng trưởng của nấm mốc. Cụ thể, CO2 được sử dụng ở 2 nồng độ là 17 và 19% kết hợp ở nhiệt độ và hoạt độ nước tối ưu tác động lên aflatoxin B1, Fumonisin B1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nồng độ CO2 17%, khả năng kìm hãm/ức chế tăng trưởng tốt hơn (64 – 79%) so với nồng độ CO2 19% (2,5 – 63%) đối với aflatoxin B1.

Với độc tố Fumonisin B1, nhóm nghiên cứu cũng thu được kết quả tương tự, ở 17% khí CO2 có khả năng ức chế nấm mốc tốt hơn so với nồng độ còn lại. Kết quả cho thấy, việc sử dụng nồng độ khí CO2 có khả năng kìm hãm 100% lượng độc tố sinh ra so với mẫu ban đầu (mẫu không sử dụng khí CO2).

Việc sử dụng khí CO2 để bảo quản lúa gạo thay vì sử dụng các hóa chất bảo quản góp phần giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, phương pháp này còn giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đất, nước và không khí.

Ngoài ra, các hóa chất bảo quản thông thường gây ra hiệu ứng nhà kính, tác động đến lớp Ozon và làm tăng nồng độ khí thải độc hại trong không khí. Trái lại, khí CO2 được xem là chất duy trì sự cân bằng của không khí, giúp giảm lượng khí thải độc hại trong môi trường và giữ cho môi trường trong tình trạng sạch.

Việc sử dụng khí CO2 để bảo quản lúa gạo cũng giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng cường chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng tạo ATM quần áo cũ

Nhóm sinh viên tại TPHCM đã xây dựng ATM Clothing - Xử lý quần áo cũ dư thừa đem lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tận dụng vỏ trấu chế tạo Pin Li-ion “made in Vietnam”

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp là vỏ trấu, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển một loại pin Li-ion "made in Vietnam" đầu tiên.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chất độn từ bã mía gia tăng độ bền cho cao su của nhà khoa...

Chất độn từ bã mía đưa vào cao su thiên nhiên để chế tạo các sản phẩm găng tay, bao ngón tay, đế giầy trong, cao su lót sàn…

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Phương pháp ‘lạ’ giúp cây trồng kháng sâu bệnh

Hiện nay, các vùng trồng đu đủ ở nước ta đều bị thiệt hại nghiêm trọng do sự gây hại của virus đốm vòng (Papaya ringspot virus – PRSV).

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ chế tạo xốp xơ mướp hút dầu và vi nhựa

Xốp xơ mướp do nhóm nghiên cứu của TS Trần Thị Việt Hà (32 tuổi) chế tạo có tác dụng phân tách dầu và vi nhựa khỏi nước, giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng chế máy giúp người liệt vận động

Sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM, vừa tạo ra một thiết bị hỗ trợ chuyển đổi tư thế bệnh nhân liệt hai chân từ ngồi sang đứng, di chuyển độc lập.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Anker công bố máy in 3D mới có tốc độ in siêu nhanh

Mới đây, công ty Anker đã công bố một sản phẩm in 3D với giá có phần 'phải chăng' hơn có tên M5C cùng nhiều tính năng vượt trội.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Trí tuệ nhân tạo đánh bại 3 nhà vô địch thế giới trong cuộc đua lái máy bay

AI này do các nhà nghiên cứu của Đại học Zurich và Intel thiết kế có tên Swift.

AI4VN 2023 cập nhật loạt xu hướng trí tuệ nhân tạo nổi bật

Các chuyên gia sẽ phân tích những xu hướng của 2023 như mô hình nền tảng, ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo tạo sinh... cũng như ứng dụng trong tài chính, sức khỏe trong hai ngày 21-22/9.

Tái hiện văn hóa Nam bộ và lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống Vĩnh Long, nhà gốm Tư Buôi xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kỷ lục Việt Nam) Ông Nguyễn Văn Buôi (thường gọi Tư Buôi) - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ ở Vĩnh Long đã xây dựng ngôi nhà truyền thống theo lối kiến trúc 3 gian, 2 chái hoàn toàn bằng gốm đỏ với tất cả tâm huyết muốn gìn giữ và phát triển nghề. Đây hiện là "Ngôi nhà có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống hoàn toàn bằng Gốm đỏ Vĩnh Long lớn nhất Việt Nam” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings ghi nhận.

Khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+, Viglacera Tiên Sơn xác lập Kỷ lục với Tấm đá nung kết lớn nhất tại Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Ngày 11/9/2023, tại nhà máy Viglacera Eurotile (KCN Mỹ Xuân, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tổ chức Lễ khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+ và gắn biển công trình Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Nhân sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức công bố và xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: "Tấm đá nung kết có kích thước lớn nhất tại Việt Nam" đến Viglacera Tiên Sơn.