Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Nhựa tự phân...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhựa tự phân hủy sinh học từ nước thải

Nhựa sinh học PHB thu được từ hai chủng vi khuẩn có thể được xem là loại vật liệu xanh, bảo vệ môi trường, thích hợp để sử dụng phục vụ đời sống.
Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ 'Nghiên cứu khả năng tổng hợp nhựa PHB của vi khuẩn từ nguồn nước thải giàu carbon'.
Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ ‘Nghiên cứu khả năng tổng hợp nhựa PHB của vi khuẩn từ nguồn nước thải giàu carbon’.

Đây là nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Sài Gòn.

Tổng hợp nhựa từ nước thải giàu carbon

TS Hồ Kỳ Quang Minh, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ, Trường Đại học Sài Gòn cho biết, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã chế tạo được một số loại nhựa sinh học có khả năng tự hủy trong thời gian ngắn (30 ngày).

Trong đó, PHA (polyhydroxyalkanoate) và PHB (polyhydroxybutyrate) là những loại nhựa có nhiều ưu điểm như độ dẻo dai gần như tương đương các loại nhựa thông thường, nhưng lại rất thân thiện với môi trường do có khả năng tự phân hủy nhờ các vi sinh vật trong môi trường tự nhiên.

Tuy vậy, hạn chế của nhựa sinh học giá thành cao, chủ yếu do quá trình sản xuất đòi hỏi lượng lớn nguyên liệu tổng hợp rất đắt tiền, nên chưa thể phát triển rộng rãi.

Khắc phục điều này, nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Sài Gòn đã thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu khả năng tổng hợp nhựa PHB của vi khuẩn từ nguồn nước thải giàu carbon”.

Đây là nhiệm vụ hướng đến việc tận dụng nguồn nước thải giàu dinh dưỡng hydratcarbon (đặc biệt xuất hiện nhiều trong thành phần nước thải từ các cơ sở sản xuất – nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy sản xuất bia…) để phát triển các loại vi sinh vật có khả năng tổng hợp PHB, kết hợp quá trình tổng hợp PHB với quá trình xử lý nước thải.

Nhóm đã thu mẫu bùn hoạt tính và nước thải tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu và bánh tráng ở huyện Củ Chi (TPHCM), Công ty Thực phẩm Mêkong (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Nhà máy giấy Sài Gòn (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Nhà máy giấy Minh Hưng (tỉnh Bình Phước)…

Kết quả thu được 9 mẫu bùn và 9 mẫu nước thải. Tổng cộng 185 dòng vi khuẩn khác nhau được xác định phát huỳnh quang trong môi trường chứa thuốc nhuộm Nile Blue A dưới ánh sáng UV 365nm.

Định danh nhanh bằng phương pháp phân tích khối phổ Maldi-Top, kết quả họ bacillus sp. chiếm đến 65,4% với đa số là bacillus cereus (40 dòng) và bacillus pumilus (14 dòng), có mặt ở hầu hết mẫu nước và bùn thải.

TS Hồ Kỳ Quang Minh cho biết, nước thải từ các nhà máy sản xuất thường có mức độ ô nhiễm cao, chứa nhiều hóa chất độc hại, ức chế sự phát triển của các loài vi sinh vật.

Tuy nhiên, trong các loại nước thải này vẫn có các chủng, loài vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp thành nhựa sinh học tồn tại và sinh trưởng với số lượng lớn và rất phong phú. Tại các điểm mà nhóm thực hiện lấy mẫu đều thu được các dòng vi khuẩn tiềm năng.

Việc các dòng vi khuẩn này vẫn có thể tồn tại và phát triển tự nhiên trong môi trường nước thải cho thấy chúng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường độc hại, rất có tiềm năng để sử dụng cho việc sản xuất nhựa sinh học.

Nhựa tự phân hủy sinh học từ nước thải ảnh 1

Thử nghiệm phân hủy PHB trong môi trường dịch nuôi bacillus sp.

Phân hủy nhanh nhờ vi sinh vật

Để đánh giá hiệu quả xử lý thực tế, hệ thống được thay nước thải nhân tạo bằng nước thải thật thu thập từ nhà máy giấy Minh Hưng. Kết quả, giá trị đầu ra của các thông số được phân tích đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xử lý nước thải công nghiệp và nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

Kết quả phân tích nhiệt trọng hai mẫu PHB thu được từ hai chủng vi khuẩn trên thể hiện tính ổn định tốt của vật liệu. Trọng lượng bị mất nhiều nhất, trên 80% và 60% ở nhiệt độ khoảng 260 độ C đối với lần lượt mẫu PHB thu được từ bacillus pumilus NMG5 và bacillus megaterium BP5.

Kết quả này tương đồng với những báo cáo quốc tế khác (các mẫu PHB được tổng hợp từ vi khuẩn và PHB mẫu chuẩn đều bị phân hủy ở nhiệt độ trong khoảng 250 – 300 độ C).

Các tấm phim PHB (mẫu sản phẩm tổng hợp bởi hai chủng vi khuẩn bacillus pumilus NMG5, bacillus megaterium BP5) được ủ trong môi trường đất ẩm và dịch nuôi cấy vi sinh vật để tiến hành thử nghiệm khả năng tự phân hủy trong môi trường có sự hiện diện của vi sinh vật.

Trong tuần đầu tiên, quá trình phân hủy xảy ra rất chậm, trọng lượng các tấm phim PHB thay đổi rất ít hoặc không thay đổi. Ở tuần thứ 2 và 3, quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, trọng lượng các tấm phim PHB giảm rõ rệt.

Ở tuần thứ 4, các tấm phim đã bị rã vụn thành các hạt nhỏ, không thể thu hồi để xác định trọng lượng. Tiếp tục theo dõi đến tuần thứ 6 và 7 thì không còn phát hiện dấu vết các tấm phim PHB được sử dụng trong thử nghiệm.

Các tấm phim PHB tương tự cũng được thử nghiệm phân trong môi trường lỏng (bình tam giác chứa 100ml dịch nuôi vi khuẩn bacillus sp. trong môi trường Nutrient Broth trong 72 giờ, mức nhiệt 32 độ C).

Kết quả cho thấy, ở ngày thứ 14, các tấm phim PHB đã bị vỡ thành 5 – 7 mảnh nhỏ. Ở tuần thử nghiệm thứ 3 (ngày 21), các tấm phim PHB đã rã vụn và ở tuần thứ 4, chỉ còn thấy 1 lớp (tương tự) sinh khối ở đáy bình tam giác.

TS Hồ Kỳ Quang Minh cho biết, kết quả thử nghiệm tự phân trên cho thấy sản phẩm PHB thu được từ hai chủng vi khuẩn bacillus pumilus NMG5 và bacillus megaterium BP5 có thể được phân hủy bởi vi sinh vật trong khoảng từ 30 – 50 ngày.

Nhờ có nguồn gốc từ vi khuẩn – là một trong những kiểu dự trữ dinh dưỡng của sinh vật, các mẫu PHB tổng hợp từ hai chủng vi khuẩn bacillus pumilus NMG5, bacillus megaterium BP5 có khả năng phân hủy tốt. Trong điều kiện ủ compost, tốc độ phân hủy của PHB thậm chí còn có thể đạt mức nhanh hơn do mật độ vi sinh vật cao, đa dạng, các điều kiện độ ẩm, nhiệt độ… thích hợp hơn.

Do đó, nhựa sinh học PHB thu được từ 2 chủng vi khuẩn bacillus pumilus NMG5, bacillus megaterium BP5 có thể được xem là một loại vật liệu xanh, bảo vệ môi trường, thích hợp để sử dụng phục vụ đời sống.

Nhóm thực hiện cũng đã tiến hành nuôi cấy hai chủng vi khuẩn bacillus pumilus NMG5 và bacillus megaterium BP5 trong môi trường nước thải nhân tạo. Sau 15 ngày, số lượng vi khuẩn trong hệ thống đã đạt mức để đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải.

Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy, hiệu quả xử lý nước thải của cả hai chủng vi khuẩn trong giai đoạn ổn định (từ ngày thứ 23) đều đạt hiệu quả từ 94,5% đối với thông số COD, thông số tổng photpho và tổng nito lần lượt từ 70,2% và 77,2%.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.