Trang chủ Thế giới ý tưởng Sinh viên Bách Khoa chế bếp củi bảo vệ môi trường

Sinh viên Bách Khoa chế bếp củi bảo vệ môi trường

Hai sinh viên Trần Công Hậu và Lê Minh Đan, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đã chế tạo thành công sản phẩm bếp củi thân thiện với môi trường.
“Mặc dù hiện nay bếp điện, bếp ga phổ biến nhiều nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn được bếp củi truyền thống. Nhất là ở miền quê, việc nấu thức ăn chăn nuôi hay các quán xá nấu thức ăn với số lượng nhiều vẫn phải sử dụng đến bếp củi để tiết kiệm. Hơn nữa, khi về quê, nhìn thấy ba mẹ phải hì hục bên chiếc bếp củi với khói bụi mù mịt, ảnh hưởng đến sức khỏe, nên tụi mình mới quyết tâm tạo ra sản phẩm chất lượng hơn”, Công Hậu chia sẻ.
 
Bếp gồm có 5 bộ phận chính. Mặt bếp được làm từ tấm sắt với độ dày là 3 mm, trên mặt đặt miệng bếp với bán kính của miệng là 6 cm và đã được thiết kế một chân bếp di động bằng inox. Khi không nấu ăn, người sử dụng có thể tháo gỡ chân bếp và tận dụng nhiệt lượng tỏa ra từ buồng cháy để nướng thức ăn.
Buồng đốt được làm bằng thép, bên ngoài là một ống hình chữ nhật, bên trong là một hình ống trụ tròn cách với bên ngoài một khoảng 10 mm, được lấp đầy bằng hỗn hợp đất sét trộn hạt xốp để cách nhiệt.
 
“Đất sét là vật liệu cách nhiệt tốt nhưng nhóm vẫn muốn một chất liệu cách nhiệt tốt hơn nên mới nghiên cứu hỗn hợp đất sét trộn xốp. Khi bếp được đốt lên, đất sét nung nóng và các hạt xốp bắt đầu teo lại tạo thành các lỗ trống, từ đó cách nhiệt sẽ hiệu quả hơn”, Minh Đan lý giải.
 
Bên cạnh đó, buồng đốt với chiều cao 20 cm sẽ tạo được khoảng không khuếch đại nguồn khí đối lưu, gia tăng sức hút gió từ ngoài vào. Buồng đốt tạo thành một cột khí đối lưu giúp ngọn lửa cháy cao, mạnh và triệt để hơn. Khi đốt nhiên liệu, ngọn lửa của bếp có màu xanh nên muội than không bám dính vào xoong, nồi.
 
Bộ phận cổng đốt được thiết kế nghiêng 45 độ so với bếp, dùng để đưa củi vào. Nhờ góc nghiêng, củi khi cháy tới đâu sẽ tự động rơi vào buồng đốt để tiếp tục cháy, không cần người dùng phải đẩy vào như các bếp củi thông thường. Cổng này cũng có cửa để đảm bảo quá trình đốt bên trong được khép kín, tránh tro bay ra ngoài.
Điểm đặc biệt của sản phẩm này là có thêm bộ phận thu hồi tro và ruột bếp khí hóa.
 
“Hộp thu hồi tro này sẽ giúp thu hồi tro trong quá trình cháy và được tách riêng để làm tăng quá trình cháy. Không những thế, việc thu hồi tro sẽ giảm được lượng tro phát tán gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe”, Hậu phân tích.
 
Còn ruột bếp khí hóa là phần sáng tạo thêm để cải tiến sản phẩm. Vì phần ruột này giúp biến bếp củi thành bếp khí hóa có khả năng đốt nhiều nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, rác trấu và khi tháo ra lại thành bếp đốt củi.
Với những bộ phận cải tiến trên, sản phẩm của nhóm rất thân thiện với môi trường và tăng được hiệu suất đun nấu.
 
“Sản phẩm giúp tiết kiệm được 45% nguyên liệu và 40% thời gian đun nấu; tận dụng được nguồn phế thải nông nghiệp, rất ít khói, ít bụi than vì nguyên liệu được cháy gần như triệt để và không bị ngún khói. Lượng ít khói sẽ được tập trung thải ra ngoài bằng ống khói giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế ô nhiễm môi trường. Còn khi đốt khí hóa thì bếp hoàn toàn không có khói, lại nhỏ gọn, tiện lợi và có thể tháo lắp”, Minh Đan phân tích về những ưu điểm của sản phẩm.
 
Để sáng chế được sản phẩm này, nhóm phải đến Hóc Môn làm quen với xưởng cơ khí để học hỏi thêm về các kỹ thuật như: hàn, cắt và gia công. Sản phẩm của nhóm cũng từng giành được giải bảo vệ môi trường của Holcim Prize 2016.
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.